Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách thực hiện công tác xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 89 - 90)

3.2. Các biện pháp quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường

3.2.3. Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách thực hiện công tác xã hộ

hóa giáo dục ở các trường tiểu học ở các cấp chính quyền

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Đối với các cấp ủy Đảng: Dựa trên yêu cầu thực tế từng giai đoạn, cấp ủy cần có Nghị quyết riêng về GD&ĐT; quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên; chỉ đạo cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị trong nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Để hoàn thiện cơ chế quản lý, Hiệu trưởng cần tiến hành rà soát lại các quy định, để đề xuất các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung; thực hiện tự chủ quản lý; đề xuất bổ sung các quy định về tự thu – chi, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả; các quy định về bổ sung sửa đổi, quy định về học phí, thu các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng,… để làm hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng kinh phí tại các trường TH

Hiệu trưởng tiến hành thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để đảm nhận tốt nhiệm vụ quản lý tài chính, thực hiện thu chi đúng nguyên tắc.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Về sự điều hành của UBND: Trên cơ sở Nghị quyết của cấp ủy, UBND cần có những kế hoạch cụ thể ngắn hạn, dài hạn phục vụ yêu cầu trước mắt và lâu dài về giáo dục; thường xuyên góp ý và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của ngành giáo dục; phối hợp với các ngành, đoàn thể tạo sức mạnh tổng hợp, tổ chức thực hiện mục tiêu XHHGD.

Đối với cấp trường: Hiệu trưởng cần tăng cường công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị, xã hội để tổ chức hội nghị bàn về giáo dục vào đầu mỗi năm học; thực hiện XHHGD gắn với xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển quy mô trường lớp; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm; quản lí và sử dụng nguồn lực XHHGD minh bạch, có hiệu quả cao; ghi bảng vàng truyền thống đối với các cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho nhà trường.

Đối với cấp Phòng GD&ĐT: Cần có những tham mưu cho huyện ủy, HĐND và UBND huyện về các nội dung: Lập đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp; lập đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; có các hình thức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt chủ trương XHHGD; phân cấp và ủy quyền tự chủ thực hiện hoạt động XHHGD cho Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục; kiểm tra, đánh giá, tổng kết mô hình XHHGD ở cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 89 - 90)