Khái quát về quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 54)

Nhận thức về cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long của cán bộ quản lí và giáo viên: Chúng tơi tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng, mục đích và chủ thể kiểm tra.

Thực trạng nội dung cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: Thông qua phỏng vấn, khảo sát ý kiến cán bộ quản lí, giáo viên cũng như phân tích hồ sơ, sản phẩm hoạt động quản lí chúng tơi đã tìm hiểu thực trạng mức độ thực hiện nội dung kiểm tra.

Thực trạng việc sử dụng phương pháp và hình thức cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: Thông qua khảo sát ý kiến cán bộ quản lí, tổ trưởng chun mơn, giáo viên, phụ huynh học sinh; các nhà mạnh thường quân và đại diện các ban ngành, đồn thể của chính quyền địa phương, chúng tơi tìm hiểu thực trạng cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Thực trạng cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: Thơng qua khảo sát ý kiến cán bộ quản lí tổ trưởng chun mơn, giáo viên, phụ huynh học sinh; các nhà mạnh thường quân và đại diện các ban ngành, đồn thể của chính quyền địa phương, chúng

tôi thu được thông tin về thực công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Ngồi ra, chúng tơi cũng tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long qua đó xác định nguyên nhân của thực trạng.

2.2.1. Phương pháp xử lý phiếu hỏi 2.2.1.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng hoạt động XHHGD và quản lý cơng tác XHHGD ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.1.2. Đối tượng khảo sát

Cán bộ quản lí nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng); phụ huynh học sinh; các nhà mạnh thường quân; đại diện các ban ngành, đồn thể của chính quyền địa phương; tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.

2.2.1.3. Nội dung khảo sát:

Bảng hỏi gồm có những nội dung sau:

+ Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí nhà trường, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về tầm quan trọng của cơng tác xã hội hóa giáo dục;

+ Thực trạng cơng tác xã hội hóa giáo dục như nội dung, hình thức và việc đánh giá;

+ Thực trạng quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục thơng qua các chức năng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra;

+ Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.1.4. Cơng cụ khảo sát:

Thiết kế và sử dụng 4 bảng hỏi:

+ Bảng hỏi thứ nhất dành cho đối tượng là Cán bộ quản lí và giáo viên (phiếu khảo nghiệm về biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục). Phụ lục 1

+ Bảng hỏi thứ hai dành cho đối tượng là Cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn (phiếu hỏi ý kiến). Phụ lục 2

+ Bảng hỏi thứ ba dành cho đối tượng là giáo viên (phiếu hỏi ý kiến). Phụ lục 3

+ Bảng hỏi thứ tư dành cho đối tượng là phụ huynh học sinh; các nhà mạnh thường quân; đại diện các ban ngành, đồn thể của chính quyền địa phương (phiếu hỏi ý kiến). Phụ lục 4

Chúng tôi cũng dùng phương pháp phỏng vấn (phụ lục 3): Thực hiện tiếp xúc, trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường để tìm hiểu về nhận thức, thuận lợi và khó khăn, ưu điểm và nhược điểm cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 2.2.2.1. Mục đích phỏng vấn

Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài nhằm làm rõ hơn thông tin thu nhận từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu để làm minh chứng và bổ sung vào kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả.

2.2.2.2. Đối tượng phỏng vấn

Cán bộ quản lí nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng); phụ huynh học sinh; các nhà mạnh thường quân; đại diện các ban ngành, đồn thể của chính quyền địa phương; tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.

2.2.2.3. Nội dung phỏng vấn

Bảng phỏng vấn những nội dung sau:

+ Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí nhà trường, tổ trưởng chun mơn và giáo viên về tầm quan trọng của cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học.

+ Thực trạng quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long như nội dung, hình thức và việc đánh giá.

+ Thực trạng quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục thơng qua các chức năng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra;

+ Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.2.4. Công cụ phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp và qua email các đối tượng khảo sát. Thu thập nhận các phiếu khảo sát từ email và nhận trực tiếp từ đối tượng khảo sát.

* Ngoài phiếu khảo sát và các câu hỏi phỏng vấn, tác giả còn nghiên cứu các văn bản pháp lí, hồ sơ liên quan đến cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long như các số liệu thống kê từ Phòng giáo dục và đào tạo, niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long các trường tiểu học của huyện Tam Bình.

Sử dụng phần mềm xử lí thống kê SPSS (IBM SPSS Statistics) for Windows, phiên bản 2.0 để xử lí thơng tin trong phiếu điều tra.

Bảng 2.2. Thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát

Thơng tin chung Giới tính

Tổng

Giáo viên Nam Nữ

- Tuổi giáo viên 38,3±6,1 37,7±5,9 38±6,0

- Số lượng 87 113 200

- Tổ trưởng phụ trách chuyên môn 14/87 22/113 36/200 - Năm công tác của giáo viên 16,0±5,5 15,2±5,7 15,6±5,6

- Tuổi 45,1±4,9 44,8±3,9 45±4,6

- Số lượng 20 8 28

- Số năm giảng dạy 14,3±4,4 16,1±4,9 14,8±4,6 - Số năm là cơng tác quản lí 11,8±4,2 8,3±4,2 10,8±4,4

- Số lớp/trường 17,2±2,8 17,6±3,3 17,3±2,9

- Số tổ trưởng chuyên môn/trường 4,2±0,6 4,4±0,7 4,2±0,6 (Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm xử lí thống kê SPSS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)