Các biện pháp quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 83)

tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Xây dựng ý thức nhận thức đúng đắn cho các lực lượng xã hội về giáo dục. Thực tế cho thấy, thành công hay thất bại của công tác XHHGD đều có nguyên nhân từ nhận thức. Khơng nên cho rằng đó là lý thuyết, bởi nhận thức sẽ trực tiếp quyết định đến hành động, nếu nhận thức đúng thì hành động sẽ tránh được những sai lầm.

Qua công tác tuyên truyền, kịp thời điều chỉnh những nhận thức lệch lạc, phiến diện và sai lầm về công tác XHHGD, từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ quần chúng đối với công tác này từ thấp đến cao, từ tự phát lên tự giác, từ bị động thành chủ động góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động XHHGD ở địa phương.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

- Công tác tham mưu của Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng thực hiện phối hợp, tham mưu với Phòng giáo dục và đào tạo, cấp ủy Đảng, HĐND ra các nghị quyết chuyên đề về XHHGD hoặc các nghị quyết chuyên đề về kinh tế - xã hội, trong đó có lồng ghép nội dung cơng tác XHHGD.

Bằng mọi hình thức, Hiệu trưởng trường TH luôn tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ cũng như sự chia sẻ những khó khăn đối với nhà trường; tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện công tác XHHGD của nhà trường.

Hiệu trưởng phải tổ chức sơ, tổng kết hoạt động công tác XHHGD theo định kỳ, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm làm cơ sở xây dựng kế hoạch giai đoạn mới được tốt hơn.

Tạo điều kiện tốt để các tổ chức xã hội, các ban ngành, đoàn thể tham gia hoạt động XHHGD ở nhà trường và phối hợp cùng nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động phối hợp thực hiện XHHGD.

- Đối với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:

Muốn nhận thức đúng và đầy đủ về XHHGD, Hiệu trưởng cần:

Nâng cao nhận thức đúng đắn và đầy đủ cho các tổ chức đoàn thể về vai trị và vị trí, nội dung XHHGD. Nghiên cứu nắm vững tinh thần, nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện XHHGD, các nghị quyết của Đảng và Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT về thực hiện XHHGD trong từng giai đoạn để chỉ đạo các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch năm học cũng như kế hoạch XHHGD phù hợp.

Tham gia đầy đủ và quán triệt nội dung các hội nghị, hội thảo về chuyên đề XHHGD; các đợt sơ kết, tổng kết về công tác XHHGD do các cấp quản lý tổ chức để rút kinh nghiệm, phục vụ cho việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch và triển khai các hoạt động XHHGD ở nhà trường tốt hơn.

Thường xuyên cập nhật thông tin về quản lý, đặc biệt là thông tin những điển hình tiên tiến về hoạt động XHHGD trong huyện và các địa phương khác để làm giàu thêm kinh nghiệm bản thân về lĩnh vực này.

Luôn có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe, biết học tập các cách làm hay, những ý tưởng sáng tạo, nhằm vận dụng cụ thể vào hoạt động của trường mình, làm cho cơng tác XHHGD của đơn vị ngày càng tốt hơn.

Thơng qua các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý bằng hình thức tự học, tự nghiên cứu, Hiệu trưởng cập nhật, nắm vững các nguyên tắc quản lý nhà trường, từ quản lý nhà trường, quản lý chun mơn đến quản lý tài chính. Đây là điều kiện cần thiết để Hiệu trưởng xác định nhiệm vụ, làm tốt công tác quản lý trường học nói chung và quản lý XHHGD nói riêng.

Hiệu trưởng cần quan tâm, tạo điều kiện để mỗi tổ chức, cá nhân trong nhà trường nắm vững ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung XHHGD thơng

qua các hình thức như cung cấp thông tin, tổ chức các hội thi nghiệp vụ XHHGD, các điển hình về cơng tác XHHGD vào các hoạt động chuyên môn của tổ, của cá nhân để nâng cao ý thức.

- Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo:

Hiệu trưởng cần tích cực tham mưu và tranh thủ ý kiến học tập các điển hình tiên tiến về xây dựng nhà trường nói chung và thực hiện công tác XHHGD nói riêng, vận dụng vào q trình tổ chức thực hiện ở trường mình theo từng thời điểm, từng năm học. Xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường dựa trên kế hoạch của ngành, trình lãnh đạo ngành cho ý kiến sau đó đưa vào thực hiện.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện:

Các trường chú trọng xây dựng kế hoạch XHHGD và triển khai thực hiện tới 100% CBGV-NV tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ, động viên CBGV-NV phát huy tinh thần trách nhiệm, cán bộ quản lí đi đầu, gương mẫu. Kịp thời tham mưu cho các cấp quản lí, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục phù hợp, sát thực tế.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần để cải tạo, mua sắm các đồ dùng, thiết bị, sửa chữa các hạng mục nhỏ...

Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện nhằm không ngừng cải thiện chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh.

3.2.2. Nâng cao năng lực quản lí cơng tác xã hội hóa giáo dục cho Hiệu trưởng trường tiểu học Hiệu trưởng trường tiểu học

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cơng tác XHHGD cho đội ngũ Hiệu trưởng trường TH có ý nghĩa hết sức quan trọng vì họ là lực lượng nịng cốt, là trụ cột của các cơ sở giáo dục, là người chịu trách nhiệm và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà

trường nói chung và hiệu quả của cơng tác XHHGD nói riêng. Mỗi khi người Hiệu trưởng được bồi dưỡng về đạo đức, phẩm chất chính trị, năng lực quản lí thì mọi nhiệm vụ của nhà trường sẽ được thực hiện tốt.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Qua khảo sát thực trạng chúng tôi thấy rằng đa số Hiệu trưởng chưa nắm vững quy trình quản lí cơng tác XHHGD, nên chúng tơi đề xuất nội dung biện pháp này là: Nâng cao năng lực quản lí của Hiệu trưởng về cơng tác XHHGD theo quy trình quản lí:

Xây dựng kế hoạch XHHGD:

Việc xây dựng kế hoạch XHHGD sẽ giúp Hiệu trưởng xác định chương trình hành động, thứ tự công việc phải làm, thời gian cụ thể, phương tiện cần thiết, con người thực hiện để đạt được mục tiêu XHHGD nhà trường đã đề ra.

Trên cơ sở nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ thị nhiệm vụ của chính quyền các cấp về giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn và các năm học, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, bao hàm cả kế hoạch XHHGD.

Để việc xây dựng kế hoạch công tác XHHGD được tốt, Hiệu trưởng cần thực hiện các bước sau:

Xác định mục tiêu cần giải quyết. Phân tích thực trạng của nhà trường.

Tiến hành xây dựng kế hoạch: Xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động, các điều kiện cần có, tiến trình thực hiện, phân cơng tổ chức, công tác phối hợp lực lượng bên ngoài, cá nhân phụ trách.

Kế hoạch giáo dục của nhà trường, sau khi được xây dựng, phải trình lên HĐND, UBND xã phê duyệt, báo cáo lên Phòng GD&ĐT xem xét đồng ý trước khi hoàn thiện và triển khai thực hiện.

Tổ chức thực hiện kế hoạch là một khâu hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của công tác XHHGD trong nhà trường.

Nội dung hoạt động của Hiệu trưởng tiến hành để tổ chức thực hiện kế hoạch XHHGD bao gồm:

Củng cố, kiện toàn các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đúng quy định, đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn của đơn vị. Tránh vị nể dẫn đến thiếu trách nhiệm và không mang lại hiệu quả.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi tổ chức, cá nhân phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực thực tế để thực hiện các hoạt động XHHGD.

Quy định về sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trong quá trình thực hiện. Xác định rõ vai trò, chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi tổ, nhóm được phân cơng và thời gian hồn thành.

Khi đã huy động được các nguồn lực thì phải tiến hành sử dụng các nguồn lực một cách hợp lí, đúng mục đích, đúng ngun tắc, dân chủ, cơng khai và hiệu quả.

Tổ chức việc thực hiện phải gắn với ba mơi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội, phát huy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, trong công tác huy động XHHGD.

Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương để tranh thủ sự đồng thuận, huy động toàn xã hội, phát huy sức mạnh mọi nhân tố, mọi lực lượng tham gia hoạt động XHHGD cùng với nhà trường.

Chỉ đạo, giám sát công tác XHHGD:

Nắm bắt được tiến độ công việc, đồng thời phát hiện những sai lệch trong quá trình thực hiện so với mục tiêu đặt ra để kịp thời điều chỉnh bổ sung nhằm thực hiện tốt kế hoạch XHHGD nhà trường đã đề ra. Công tác chỉ đạo, giám sát là vô cùng quan trọng. Nội dung chỉ đạo, giám sát của Hiệu trưởng bao gồm:

Thực hiện quyền chỉ huy, hướng dẫn để chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tính thiết thực và cụ thể, phù hợp với khả năng và trình độ của từng tổ chức và từng thành viên trong các tổ chức.

Theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện, kịp thời động viên, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch hợp lí.

Đơn đốc, động viên kịp thời mọi thành viên trong quá trình tham gia thực hiện hoạt động XHHGD tại đơn vị. Hiệu trưởng cần có những tác động cần thiết đến các đối tượng để biến yêu cầu của XHHGD thành nhu cầu hoạt động của từng người.

Kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD:

Qua cơng tác kiểm tra, đánh giá nhằm đề phịng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những lệch lạc, sai trái, những biểu hiện tiêu cực trong công tác XHHGD ở trường TH, tạo được môi trường dân chủ, bình đẳng, cơng khai, lành mạnh, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển nhà trường.

Để thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng trường TH cần thực hiện các nội dung sau:

Kiểm tra công tác tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, tầm quan trọng, lợi ích, nội dung cơ bản của công tác XHHGD của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Cần chú ý đến các cán bộ giáo viên mới chuyển đến, giáo viên trẻ mới vào nghề kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử chưa được bồi dưỡng qua thực tiễn để tăng thêm khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Kiểm tra việc thực hiện quy trình quản lí cơng tác XHHGD của các đồn thể, tổ chức, thành viên trong nhà trường.

Kiểm tra việc huy động và sử dụng các nguồn lực XHHGD của các tổ chức trong nhà trường.

Kiểm tra việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong các hoạt động XHHGD của các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

Để thực hiện tốt các nội dung của biện pháp nâng cao năng lực quản lí cơng tác XHHGD cho Hiệu trưởng trường TH cần có các điều kiện sau:

Người Hiệu trưởng cần nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch. Để xây dựng kế hoạch sát với thực tế cần khảo sát thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, những tác động của nét văn hóa vùng miền, văn hóa, làng xã. Đánh giá đầy đủ, đúng đắn điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác XHHGD của nhà trường, từ đó xây dựng các biện pháp hợp lí.

Nhà trường cần tun truyền thơng tin rộng rãi nội dung kế hoạch đến tận các tổ chức, cá nhân trong đơn vị, cũng như các lực lượng xã hội, để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ trong quá trình thực hiện.

Chỉ đạo các bộ phận chuyên mơn làm việc một cách có hiệu quả nhất, khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

3.2.3. Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học ở các cấp chính quyền

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Đối với các cấp ủy Đảng: Dựa trên yêu cầu thực tế từng giai đoạn, cấp ủy cần có Nghị quyết riêng về GD&ĐT; quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên; chỉ đạo cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị trong nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Để hoàn thiện cơ chế quản lý, Hiệu trưởng cần tiến hành rà soát lại các quy định, để đề xuất các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung; thực hiện tự chủ quản lý; đề xuất bổ sung các quy định về tự thu – chi, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả; các quy định về bổ sung sửa đổi, quy định về học phí, thu các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng,… để làm hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng kinh phí tại các trường TH

Hiệu trưởng tiến hành thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để đảm nhận tốt nhiệm vụ quản lý tài chính, thực hiện thu chi đúng nguyên tắc.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Về sự điều hành của UBND: Trên cơ sở Nghị quyết của cấp ủy, UBND cần có những kế hoạch cụ thể ngắn hạn, dài hạn phục vụ yêu cầu trước mắt và lâu dài về giáo dục; thường xuyên góp ý và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của ngành giáo dục; phối hợp với các ngành, đoàn thể tạo sức mạnh tổng hợp, tổ chức thực hiện mục tiêu XHHGD.

Đối với cấp trường: Hiệu trưởng cần tăng cường cơng tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong cơng tác vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị, xã hội để tổ chức hội nghị bàn về giáo dục vào đầu mỗi năm học; thực hiện XHHGD gắn với xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển quy mô trường lớp; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm; quản lí và sử dụng nguồn lực XHHGD minh bạch, có hiệu quả cao; ghi bảng vàng truyền thống đối với các cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp cho nhà trường.

Đối với cấp Phịng GD&ĐT: Cần có những tham mưu cho huyện ủy, HĐND và UBND huyện về các nội dung: Lập đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp; lập đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; có các hình thức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt chủ trương XHHGD; phân cấp và ủy quyền tự chủ thực hiện hoạt động XHHGD cho Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục; kiểm tra, đánh giá, tổng kết mơ hình XHHGD ở cấp huyện.

3.2.4. Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và các lực lượng tham gia xã hội hóa giáo dục các lực lượng tham gia xã hội hóa giáo dục

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục TH phát triển. Huy động các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu xây dựng xã hội học tập trong điều kiện ngân sách nhà nước chi cho giáo dục TH không ngừng tăng lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 83)