Nội dung cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 56 - 58)

2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học

2.3.3. Nội dung cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ý kiến về nội dung cơ bản công tác xã hội hóa hóa giáo dục

STT Nội dung cơ bản của công tác XHHGD Số ý kiến

đồng ý

Tỷ lệ %

1 Nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò

2 Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh 234 70,90

3 Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của xã hội

đối với giáo dục 316 95,75

4 Chủ yếu vận động nhân dân đóng góp xây

dựng nhà trường 26 7,87

5 Xây dựng xã hội học tập, mọi người đều bình

đẳng về cơ hội học tập 316 95,75

6 Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, phương

thức đào tạo 265 80,30

7 Huy động sự đóng góp các nguồn lực cho giáo

dục 302 91,51

8 Thể chế hóa văn bản để công tác XHHGD

ngày càng tốt hơn 256 77,57

(Nguồn: Tổng hợp khảo sát, 2018)

Những năm gần đây, việc tuyên truyền triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD-ĐT đã có tác dụng làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ và nhân dân. Các cấp quản lý, đoàn thể, chính quyền địa phương và nhân dân đã nhận thức được XHHGD là con đường ngắn nhất để huy động và tổ chức mọi lực lượng tham gia giải quyết các vấn đề của giáo dục dưới sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước.

Qua bảng tổng hợp ta thấy, hầu hết các lực lượng xã hội đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng mục tiêu và lợi ích của công tác XHHGD đem lại. Toàn xã hội đều có trách nhiệm với giáo dục, vì nơi đây là nguồn gốc đào tạo ra nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục đem lại cơ hội học tập suốt đời cho con người thông qua việc phát triển các loại hình trường lớp và đa dạng hóa phương thức đào tạo.

Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy vẫn còn những ý kiến cho rằng công tác XHHGD chỉ đơn giản là vận động nhân dân đóng góp xây dựng nhà

trường, chia sẻ những khó khăn về vật chất với nhà trường. Còn nặng quan điểm bao cấp trong giáo dục, đây chính là nguyên nhân của các thông tin, dư luận trái chiều làm hạn chế việc huy động nguồn lực để xây dựng và phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)