Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 78 - 81)

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Việc chỉ đạo triển khai thực hiện hoạt động XHHGD của một số cán bộ, chính quyền và nhân dân ở các địa phương vẫn còn hạn chế; chuyển biến về tư tương và nhận thức của một số cán bộ và nhân dân chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Một số nơi mới chú ý đến việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học chưa quan tâm đến xây dựng môi trường giáo dục nền nếp học tập, rèn luyện và nâng cao chất lượng học sinh. Một số địa phương vẫn cịn tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào chế độ chính sách của nhà nước.

Hoạt động Đại hội giáo dục ở một số địa phương vẫn chưa hiệu quả, chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch hợp lí hoặc chưa có những biện pháp phù hợp với thực tiễn, chưa tập hợp được các lực lượng xã hội, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền chưa chủ động nắm quyền điều hành Hội đồng giáo dục. Công tác tham mưu của các cơ sở giáo dục chưa tốt, trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo địa phương chưa cao.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Tổ chức hoạt động XHHGD ở các trường tiểu học còn đơn lẻ theo trường, các hoạt động chưa thiết thực, cụ thể, chưa có các giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế, chưa tạo thành phong trào sâu rộng trong xã hội. Hội đồng giáo dục các xã, thị trấn hoạt động chưa tốt, trong quá trình hoạt động vừa làm vừa rút kinh nghiệm, các thành viên đều làm việc kiêm nhiệm, chưa phân định rõ trách nhiệm, cá biệt một số nơi hoạt động không thường xuyên dẫn đến kết quả chưa cao. Qua khảo sát nhiều người cho rằng công tác kiểm tra, giám sát theo định kỳ việc thực hiện XHHGD ở nhiều địa phương còn nhiều hạn chế.

Do điều kiện kinh tế của đại đa số nhân dân cịn khó khăn, việc tun truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân chưa sâu rộng do đó đa dạng hóa các loại hình trường lớp cịn chậm, chỉ mới có loại hình cơng lập, do vậy chưa đáp ứng yêu cầu và huy động tiềm năng trong nhân dân để đa dạng hóa các loại hình trường lớp.

So với u cầu cốt lõi của XHHGD thì cịn có những hạn chế cả về nội dung và các biện pháp thực hiện, tuy đúng nhưng chưa đủ còn nặng về huy động tiền của, một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên trong ngành chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XHHGD, một số giải pháp thực hiện hiệu quả chưa cao, chưa có hệ thống cịn nhiều bất cập.

Tiểu kết chương 2

Qua điều tra, tổng hợp, phân tích cho thấy cơng tác XHHGD tiểu học đã đạt được những kết quả khả quan với nhiều ưu điểm nổi bật: Sự quan tâm quản lí chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự tham gia tích cực của các bậc cha mẹ học sinh; sự đóng góp to lớn của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân; quy mô, mạng lưới trường tiểu học phát triển nhanh, mạnh,... Vì thế đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.

Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là quản lý công tác XHHGD như: Cơng tác kế hoạch hóa XHHGD chưa khoa học, chư bám sát thực tiễn, các nhà trường chưa tổ chức tốt bộ máy để triển khai công tác XHHGD trên địa bàn một cách hiệu quả, công tác chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD chưa được coi trọng đúng mức.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC HUYỆN TAM BÌNH

TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)