Khái quát về tình hình phát triển kinh tế văn hóa xã hội và giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 50)

giáo dục cấp Tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tam Bình là một trong bảy đơn vị hành chính tương đương của tỉnh Vĩnh Long, thành huyện nông thơn của tỉnh Vĩnh Long (Hình 1), nằm về phía Nam và cách trung tâm tỉnh Vĩnh Long 32 km. Huyện Tam Bình có 16 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên 297,72 km2 với dân số 154.049 người. Trong đó, mật độ dân số ở thành thị là 2.964 người/km2 và ở nông thôn là 516 người/km2. Dân số ở nông thôn 149.093 người, chiếm tỷ lệ 96,78%. Dân tộc chủ yếu là người Kinh, người Khmer có 5.233 người chiếm tỷ lệ 3,4% chủ yếu sống ở xã Loan Mỹ. Do đó, việc học tập của con em ở nông thôn và ở vùng dân tộc Khmer cịn gặp khó khăn.

2.1.1.2 Vị trí địa lí

Huyện có mạng lưới sông rạch chằng chịt, hệ thống giao thông nông thôn khá phát triển, huyện có quốc lộ 1A, quốc lộ 53, quốc lộ 54, tỉnh lộ 904, tỉnh lộ 905, tỉnh lộ 909 đi qua nên tạo điều kiện thuận lợi giao lưu văn hoá, hàng hoá và việc đi lại học tập của học sinh.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Tam Bình là huyện nơng nghiệp có thu nhập bình qn đầu người/năm là 26,5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao 4,37% chủ yếu phân bố ở khu vực nông thôn nhất là xã Loan Mỹ, tỷ lệ này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của địa phương.

Tam Bình có 11 cơng trình văn hố, di tích lịch sử được Bộ văn hoá và UBND tỉnh Vĩnh Long cơng nhận góp phần tích cực giáo dục truyền thống cho học sinh.

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Vĩnh Long và vùng nghiên cứu huyện Tam Bình, 2018

(Nguồn: Cổng thơng tin điện tử tỉnh Vĩnh Long)

2.1.3. Tình hình giáo dục tiểu học của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Năm học 2017 – 2018 huyện Tam Bình có 28 trường tiểu học, trong đó có 15 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Huyện có 66 điểm trường trong 28 trường và được phân bố khắp các xã và thị Trấn trong huyện, với 457 lớp và 11.383 học sinh, bình quân 24, 9 học sinh/lớp.

Trong huyện có 26/28 trường tổ chức dạy hai buổi/ngày, chiếm tỷ lệ 92,9%. Số học sinh học 2 buổi/ngày là 7.060 em, chiếm tỷ lệ 62% số học sinh các trường trong huyện.

Bảng 2.1. Số trường tiểu học của huyện Tam Bình trong ba năm học 2015 – 2016; 2016 – 2017; 2017 - 2018

Huyện Tam Bình 2015 – 2016 2016 - 2017 2017 – 2018

Tổng số trường 28 28 28

Số trường đạt chuẩn

quốc gia 14 15 17

(Nguồn: Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, 2018) Từ bảng 2.1 cho thấy quy mô giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tam Bình phát triển tốt, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng hàng năm, cơ sở vật chất, trường chuẩn quốc gia được Phòng Giáo dục và đào tạo đầu tư, trang bị bổ sung hàng năm đủ để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và quản lí giáo dục. Đặc biệt là thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin (máy vi tính, máy chiếu,…) ngày càng được quan tâm đầu tư.

Hình 2.2. Số lượng học sinh và giáo viên (a); Số lượng lớp học, số lớp có dạy tiếng anh và số lượng trường học (b) ở huyện Tam Bình từ 2014-2018

Kết quả trình bày ở hình 2.2 và bảng 2.1 cho thấy, tình hình trường lớp tiểu học trong huyện luôn ổn định trong những năm gần đây, số lượng giáo viên có giảm và số lượng học sinh tăng nhưng khơng đáng kể, do năm 2015 có 4 trường sáp nhập, tuy nhiên số lượng lớp học thì vẫn ổn định, số lớp có dạy Tiếng Anh tăng liên tục từ 43,7% năm 2015 lên 61,8% năm 2018. Trong huyện tỷ lệ % học sinh người dân tộc Khmer tăng ít từ 4,2% năm 2015 lên 5,1% năm 2018 do trong huyện chỉ có 1 xã Loan Mỹ có đồng bào dân tộc, vì vậy số lượng học sinh ở đây chiếm khơng nhiều so với số học sinh của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học thuộc huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 50)