được đề xuất
3.3.1. Mục đích thăm dò
Để đánh giá được tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến của 330 người là các nhà lãnh đạo, quản lí, cán bộ chính quyền địa phương, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh các trường tiểu học.
Đối tượng thăm dò được chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Cán bộ quản lí và Tổ trưởng chuyên môn của 5 trường tiểu học. Nhóm 2: Giáo viên của 5 trường tiểu học.
Nhóm 3: Phụ huynh học sinh; các nhà mạnh thường quân; đại diện các ban ngành, đoàn thể của chính quyền địa phương.
3.3.2. Đối tượng lấy ý kiến thăm dò
Kết quả thăm dò được tổng hợp theo các bảng sau:
Bảng 3.1. Về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp
STT Biện pháp
Mức độ cấp thiết (người/%) Mức độ khả thi (người/%)
Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD 198 (60) 124 (37,58) 8 (2,42) 0 210 (63,64) 107 (32,42) 13 (3,94) 0 2 Nâng cao năng lực quản lí công tác XHHGD cho Hiệu trưởng trường TH 250 (75,76) 75 (22,73) 5 (1,51) 0 270 (81,82) 57 (17,27) 3 (0,91) 0 3 Cụ thể hóa các cơ chế, chính 185 (56,40) 135 (41,16) 8 (2,44) 2 (0,60) 113 (34,24) 196 (59,40) 14 (4,24) 7 (2,12)
sách thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học ở các cấp chính quyền 4 Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và các lực lượng tham gia XHHGD 197 (59,69) 124 (37,56) 7 (2,12) 2 (0,61) 146 (44,24) 167 (50,61) 11 (3,33) 6 (1,82) 5 Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lí công tác XHHGD ở trường tiểu học 221 (66,97) 104 (31,52) 3 (0,91) 2 (0,60) 192 (58,18) 125 (37,88) 8 (2,42) 5 (1,52)
Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp
Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp
(Nguồn: Tổng hợp từ SPSS)
Nhận xét
Qua kết quả khảo nghiệm, chúng tôi thấy rằng các biện pháp đề xuất ở trên đều được đánh giá có tính cấp thiết và khả thi đạt tỷ lệ cao. Chúng có tác dụng hỗ trợ cho nhau, từ chuyển biến nhận thức với biện pháp “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD” là quan trọng nhất, là biện pháp phải thực hiện đầu tiên và thường xuyên, liên tục; tiếp đến là biện pháp “Nâng cao năng lực
quản lí công tác XHHGD cho Hiệu trưởng trường TH” và biện pháp “Phát huy tầm ảnh hưởng của trường TH trong đời sống cộng đồng” có tính chất quyết định sự thành công của công tác XHHGD của nhà trường.
Biện pháp “Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và các lực lượng tham gia XHHGD” và “Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lí công tác XHHGD ở trường tiểu học” là các biện pháp mang tính hỗ trợ được đánh giá có tính cấp thiết và khả thi cao, đặc biệt là biện pháp “Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lí công tác XHHGD ở trường tiểu học” trong thực hiện công tác XHHGD ở các đơn vị.
3.3.3. Kết quả thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.3.3.1. Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất
Với mục tiêu phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi ra lớp, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.
Tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáo dục của huyện; tiếp tục đa dạng hoá các loại hình giáo dục, tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng. Trong đó, chú trọng XHHGD phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời giữ vững vai trò nòng cốt, tăng sức cạnh tranh của các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để làm được điều đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên các trường công lập
cần phải tích cực thay đổi, đổi mới tư duy, phương pháp dạy học nhằm hướng tới sự hài lòng của phụ huynh, để phụ huynh thẩm định, đánh giá chất lượng giáo dục và yên tâm lựa chọn loại hình đào tạo phù hợp với nhu cầu học tập của con em mình.
3.3.3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Để chuẩn bị cho năm học mới 2016-2017, toàn ngành đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng nhằm mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng mới và sửa chữa gần 500 phòng học cho các trường từ cấp bậc mầm non đến THPT trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, đẩy mạnh chủ trương XHHGD, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và phụ huynh học sinh đã tự nguyện đóng góp hơn 20 tỷ đồng để sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho nhiều trường học trong huyện.
Bên cạnh việc tăng cường, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công tác XXHGD cũng đã góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT, thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trên địa bàn và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hiện nay, toàn tỉnh có 100% giáo viên tiểu học, đạt chuẩn; toàn ngành có 59,35% giáo viên đạt trên chuẩn.
Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu lí luận về quản lí công tác XHHGD ở trường tiểu học và khảo sát phân tích thực trạng quản lí công tác XHHGD ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tam Bình chúng tôi đã đề xuất năm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác XHHGD trong giai đoạn hiện nay. Đó là:
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD;
Nâng cao năng lực quản lí công tác XHHGD cho hiệu trưởng trường TH;
Phát huy tầm ảnh hưởng của trường tiểu học trong đời sống cộng đồng; Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và các lực lượng tham gia XHHGD;
Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lí công tác XHHGD ở trường tiểu học;
Kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng các biện pháp được đề xuất có tính khả thi và cần thiết ở mức cao. Điều này chứng tỏ các nhóm biện pháp nêu trên có cơ sở thực tiễn và có giá trị. Như vậy, chúng tôi nhận định rằng nếu có sự quan tâm, đầu tư thích đáng của cán bộ quản lí.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Thực hiện XHHGD là con đường cơ bản để phát triển giáo dục nói chung, phát triển giáo dục tiểu học nói riêng. Trong những năm qua, quá trình XHHGD TH ở huyện Tam Bình đã đạt được những thành công nhất định, song cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình XHHGD, đòi hỏi các nhà quản lí phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong quá trình quản lí.
Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm đề ra những biện pháp có tính khả thi trong quản lí công tác XHHGD ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện.
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ cơ sở lí luận về quản lí công tác XHHGD ở trường tiểu học. Thực hiện các phương pháp nghiên cứu lí luận, phân tích thực tiễn, về cơ bản đề tài đã giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu và rút ra kết luận như sau: Về phương diện lí luận, đề tài đã làm rõ nội hàm của khái niệm XHHGD ở trường tiểu học và các khái niệm có liên quan, làm rõ bản chất vai trò của XHHGD, của quản lí công tác XHHGD tiểu học. Đề xuất các biện pháp quản lí công tác XHHGD tiểu học.
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lí luận, phân tích thực trạng và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác XHHGD của các trường tiểu học, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lí nhằm khắc phục những nhược điểm, nâng cao hiệu quả quản lí công tác XHHGD ở các trường tiểu học. Các biện pháp đó là:
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD.
Nâng cao năng lực quản lí công tác XHHGD cho Hiệu trưởng trường TH.
Phát huy tầm ảnh hưởng của trường tiểu học trong đời sống cộng đồng. Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và các lực
lượng tham gia XHHGD.
Vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách và các chế định về quản lí công tác XHHGD ở trường tiểu học.
2. Kiến nghị
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Muốn nâng cao hiệu quả giáo dục phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học, trước hết đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phải có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đây là yếu tố quyết định để thực hiện thành công XHHGD trường tiểu học.
Để có một đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tay nghề vững vàng, tâm huyết, yêu nghề đòi hỏi công tác đào tạo phải đảm bảo chất lượng. Trong thời gian qua, sản phẩm đào tạo của ngành giáo dục nước ta nói chung của bậc tiểu học nói riêng chưa thật sự đáp ứng đúng nhu cầu chất lượng mà xã hội đang cần và mong đợi.
2.2. Với Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long
Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác XHHGD.
Có chủ trương, chính sách thúc đẩy, thu hút nguồn lực từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư trường tiểu học. Ngoài ra cần có chính sách phát triển trường tiểu học ngoài công lập theo hướng hiện đại, đạt chuẩn quốc gia, nhằm giảm áp lực việc học của nhân dân.
2.3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long
Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền nhân rộng những đơn vị điển hình tiên tiến để cùng học tập và thực hiện đồng bộ có hiệu quả nhất. Chỉ đạo tổ chức tốt hơn đại hội giáo dục các cấp; kiện toàn tổ chức, duy trì hoạt động thường xuyên và có hiệu quả của Hội đồng giáo dục các cấp để làm tốt chức năng tư vấn, tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương trong công tác phát triển giáo dục.
khai công tác XHHGD phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay.
Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bầu Hội đồng giáo dục cơ sở và bầu ban chấp hành Hội khuyến học, cần có sự lựa chọn sáng suốt để bầu ra những người có kinh nghiệm, tâm huyết, nhiệt tình với công tác giáo dục, với sự nghiệp trồng người của địa phương, tránh việc đưa ra danh sách nhân sự cho đủ cơ cấu, thành phần.
2.4. Với Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình
Cần quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Huyện ủy, HĐND huyện về công tác XHHGD đến các tổ chức cá nhân, các tổ chức trong đơn vị.
Cân đối thu – ngân sách hàng năm để đầu tư cho các trường tiểu học đặc biệt về phòng học, phòng ở cho giáo viên và học sinh, trang thiết bị dạy học để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện. Quan tâm hơn nữa giáo dục dân tộc ở các xã phía Nam của huyện.
2.5. Với Phòng GD-ĐT Tam Bình
Chỉ đạo các trường tiểu học tiếp tục phát huy vai trò trong công tác XHHGD. Hướng dẫn các trường xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Định hướng xây dựng các trường tiểu học ngoài công lập, các loại hình trường lớp phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương.
Phòng GD-ĐT chủ động chuẩn bị nhân sự, tham mưu UBND huyện, kế hoạch, lộ trình đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giáo viên tiểu học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
2.6. Hiệu trưởng các trường Tiểu học
Hiệu trưởng phải luôn thể hiện vai trò chủ đạo của ngành giáo dục trong công tác XHHGD; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng tổ chức xã hội; xác định mối quan hệ và vị trí của mỗi lực lượng trong tập hợp các lực lượng xã hội để từ đó chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp thực hiện XHHGD một cách hiệu quả. Cơ chế này gắn bó với nhau chặt chẽ
song phải theo nguyên tắc dân chủ, đồng thuận.
2.7. Với các lực lượng xã hội
Cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo dục tiểu học trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh; hiểu rõ bản chất XHHGD tiểu học; thấy rõ vai trò, nhiệm vụ, vị trí của mình để tham gia công tác giáo dục theo khả năng, điều kiện và chức năng cho phép.
Các bậc cha mẹ học sinh xây dựng môi trường sống trong gia đình lành mạnh; phối hợp chặt chẽ với nhà trường chăm lo giáo dục con em mình; không khoán trắng trách nhiệm cho nhà trường và xã hội; thực hiện tốt trách nhiệm của gia đình với con em mình trong lĩnh vực giáo dục như điều lệ trường phổ thông và Luật giáo dục đã đề ra.
Như vậy, muốn thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD ở các trường TH trên địa bàn huyện, ngoài những nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo và vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường, cần có sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo Đảng và chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Việc huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác XHHGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là việc làm thường xuyên, liên tục của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban khoa giáo TW. (2000). Báo cáo tại hội thảo về xã hội hoá các lĩnh vực khoa giáo. Hà Nội.
Ban Tư tưởng - Văn hóa TW. (2001). Văn kiện Đại hội IX của Đảng. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.
Báo cáo chính trị. (2015). Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tam Bình nhiệm kì 2010 - 2015.
Bộ giáo dục - đào tạo - Viện nghiên cứu phát triển. (2002). Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các Quốc gia. Nhà xuất bản Hà Nội.
Bộ Giáo dục - Đào tạo. (2001). Triết học (Dùng cho nghiên cứu sinh và Học viên cao học) Tập I,II,III. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
Bộ giáo dục và đào tạo. Phát triển giáo dục Tiểu học theo tinh thần Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) và nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Tài liệu dùng trong hội nghị của Thủ tướng Chính phủ về công tác giáo dục Tiểu học. Hà Nội.
Bùi Minh Hiền (chủ biên). (2004). Lịch sử giáo dục Việt nam. . Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.
Các Mác. (1959). Tư bản - quyển 1 - Tập 2. NXB sự thật Hà Nội.