Hiện trạng phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 75 - 116)

2.2.2.1. Đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

Trong tổng số 404.125,3 ha diện tích đất tự nhiên của Tây Ninh năm 2016, nhóm đất N - L -TS chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất với 85,6%, trong đó đất sản xuất NN gần 270.585,4 ha (chiếm 67% diện tích tự nhiên (DTTN) và 78,3% diện tích đất N - L -TS của tỉnh); đất phi NN là 57.636,2 ha (chiếm 14,3% DTTN, và đất chưa sử dụng là 697,3 ha (chiếm 0,2% DTTN). So với ĐNB, quỹ đất NN của Tây Ninh khá lớn, chiếm 20% đất NN của vùng, xếp thứ 3 trong các tỉnh Đông Nam Bộ.

Bảng 2.5. Quỹ đất và diễn biến tình hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016

Loại đất

Năm 2006 Năm 2016 Tăng (+),

giảm (-) ( ha ) Diện tích (ha) % so với DTTN Diện tích (ha) % so với DTTN Tổng diện tích đất tự nhiên 403.545 100 404.125,3 100 580,3 Nhóm đất N - L - TS 349.925 86,7 345.791,8 85,6 - 4.133,2

Đất sản xuất nông nghiệp 278.785 69,1 270.585,4 67 - 8.200,6

- Đất trồng cây hàng năm 180.890 44,8 115.577,0 28,6 - 65.313,0

+ Đất trồng lúa 98.003 24,3 76.269,8 18,9 - 21.733,2

+ Đất trồng CHN khác 82.887 20,5 39.307,2 9,7 - 43.579,8

- Đất trồng cây lâu năm 97.895 24,2 155.008,4 38,4 + 57.113,4

Nhóm đất phi NN 53.293 13,2 57.636,2 14,3 + 4.343,2

Nhóm đất chưa sử dụng 327 0,1 697,3 0,17 + 370,3

Nguồn: Xử lý từ số liệu của CTK tỉnh Tây Ninh, 2007, 2017”.

Đất sản xuất nông nghiệp phân bố tập trung ở huyện Tân Châu (62.271,6 ha), Tân Biên (50.166,8 ha), Châu Thành (47.095,2ha), Dương Minh Châu (28.380,4 ha),

Trảng Bàng (27.259,0 ha), Gò Dầu (21.422,8 ha), Bến Cầu (18.842,2 ha); và ít ở TP Tây Ninh (9.536,1 ha), huyện Hòa Thành (5.611,6 ha) (CTK tỉnh Tây Ninh, 2017).

Quá trình CNH và ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ ở Tây Ninh đã làm cho cơ cấu sử dụng đất có sự biến động. Đất sản xuất NN bị thu hẹp dần (từ 278.785 ha năm 2006 giảm còn 270.585,4 ha năm 2016) nhường chỗ cho đất phi nông nghiệp (năm 2016 đạt 57.636,2 ha, tăng 4.343,2 ha so với năm 2006) và đất chưa sử dụng cũng tăng từ 327 ha lên 697,3 ha.

Trong giai đoạn 2006 - 2016, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm nhanh, từ 180.890 ha (chiếm 44,8% diện tích đất tự nhiên) năm 2006 thì đến năm 2016, diện tích và tỷ trọng loại đất này còn tương ứng là 115.577 ha và 28,6%; diện tích cây lâu năm tăng nhanh chóng (năm 2016, toàn tỉnh có 155.008,4 ha, tăng 57.113,4 ha so với năm 2006 (xem Bảng 2.5); chủ yếu do chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây hàng năm có hiệu quả thấp sang trồng cây lâu năm.

Hình 2.5. TNBQ/tháng của lao động trong ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016

“Nguồn: Xử lý từ số liệu của CTK tỉnh Tây Ninh, 2007, 2015, 2017”.

Do quỹ đất NN giảm trong giai đoạn 2006 - 2016, nên diện tích đất sản xuất NN bình quân đầu người (BQĐN) của tỉnh cũng giảm theo, từ 0,27 ha/người năm 2006 xuống 0,24 ha/người năm 2016 (Sở NN & PTNN tỉnh Tây Ninh, 2017). Trước hiện trạng đó, sản xuất NN ở Tây Ninh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, ứng dụng KH - CN và kĩ thuật tiên tiến với năng

nghìn đồng

tác của tỉnh Tây Ninh tăng liên tục. Năm 2016, giá trị này đạt 88,03 triệu đồng/ha, tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2006 (CTK tỉnh Tây Ninh, 2017) và cao hơn GTSX nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác của cả nước (84,5 triệu đồng/ha), đồng thời cũng góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Năm 2006, thu nhập của lao động ở nông thôn chỉ có 813 nghìn đồng, đến năm 2016 tăng lên 4.269 nghìn đồng (tăng hơn 5 lần so với năm 2006).

2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

- Về quy mô GTSX: Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng nhất và có giá trị rất cao trong tổng GTSX ngành N - L - TS của tỉnh. Trong giai đoạn 2006 -2016, ngành NN phát triển ổn định góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân, cũng như xuất khẩu tích lũy vốn phục vụ cho quá trình CNH, HĐH của tỉnh. GTSX nông nghiệp tập trung chủ yếu vào ngành trồng trọt; ngành chăn nuôi và dịch vụ NN còn nhỏ bé. Trong giai đoạn 2006 - 2016, mặc dù ngành trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của BĐKH và sự biến động của thị trường nhưng ngành trồng trọt luôn có giá trị lớn nhất, năm 2016 đạt 20.035,1 tỉ đồng (giá hiện hành), gấp 4,2 lần ngành chăn nuôi và 8,8 lần ngành dịch vụ nông nghiệp (CTK tỉnh Tây Ninh, 2017).

Bảng 2.6. GTSX các ngành NN của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016

(theo giá so sánh năm 2010)Đơn vị: Tỉ đồng

Tiêu chí 2006 2008 2010 2012 2014 2016 Tăng BQ (%/năm) Nông nghiệp 14.859,1 17.423,2 19.319,6 21.529,7 23.889,1 24.187,9 5 Trồng trọt 12.596,0 14.272,4 15.828,8 17.6154 19.476,5 19.253,7 4,3 Chăn nuôi 1.875,4 2.728,6 2.749,5 2.490,7 2.911,1 3.348,3 6 Dịch vụ NN 387,6 422,2 741,3 1.423,6 1.501,5 1.585,9 15,1

- Về tốc độ tăng trưởng GTSX

Trong giai đoạn 2006 - 2016, quy mô GTSX ngành NN tỉnh Tây Ninh tăng nhanh và liên tục, từ 14.859,1 tỉ đồng năm 2006 tăng lên 24.187,9 tỉ đồng năm 2016 (tăng gấp 1,63 lần), tăng bình quân 5,0%/năm; chăn nuôi có mức tăng trưởng nhanh hơn trồng trọt tuy chưa ổn định, trung bình đạt 6%/năm, trồng trọt đạt 4,3%/năm. Dịch vụ NN có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, bình quân cả giai đoạn đạt 15,1%/năm (xem Bảng 2.6). Sự tăng trưởng này là kết quả của việc triển khai và thực hiện tái cơ cấu ngành NN, thúc đẩy sản xuất NN theo hướng hàng hóa gắn với CNCB và thị trường tiêu thụ.

Hình 2.6. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (theo giá so sánh năm 2010)

“Nguồn: Xử lý từ số liệu của CTK tỉnh Tây Ninh, 2011, 2015, 2017”.

* Về cơ cấu ngành nông nghiệp

Cơ cấu các lĩnh vực trong nội bộ ngành NN đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực với xu thế giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nhằm phát huy tốt tiềm năng lợi thế và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả về KT - XH và môi trường, cơ cấu lại lao động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: nếu năm 2006, tỷ trọng các lĩnh vực trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp là:

%

86,1% - 12,5% - 1,4% thì đến năm 2016 là: 74,1% - 17,5% - 8,4% (trồng trọt giảm: 12,4%; chăn nuôi tăng: 5,0% và dịch vụ tăng 7,0%).

Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (giá hiện hành)

"Nguồn: Xử lý từ số liệu của CTK tỉnh Tây Ninh, 2007, 2015, 2017".

- Ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành có vai trò quan trọng nhất trong SXNN của tỉnh dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm và tập quán của người LĐ, KH - CN, nhu cầu của thị trường,.... Sản xuất của ngành trồng trọt Tây Ninh mang tính chất hàng hóa với sản phẩm NN khá đa dạng, phục vụ nhu cầu dân cư và công nghiệp. Trong giai đoạn 2006 - 2016, ngành trồng trọt có những bước phát triển đáng chú ý: tốc độ tăng trưởng khá nhanh và liên tục (xem Hình 2.6), bình quân đạt 4,3%/năm (xem Bảng 2.6).

Quy mô GTSX luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu GTSX NN của tỉnh. Năm 2016 đạt 20.035,1 tỉ đồng chiếm 74,1% GTSX NN (giá hiện hành), gấp 4,2 lần ngành chăn nuôi và 8,8 lần ngành dịch vụ NN (CTK tỉnh Tây Ninh, 2017).

Tỷ trọng GTSX của ngành trồng trọt trong tổng GTXS ngành NN tuy giảm (từ 86,1% năm 2006 đến năm xuống 74,1% năm 2016) nhưng tốc độ giảm còn chậm (xem Hình 2.7). Mặc dù giảm tỷ trọng nhưng nhờ chú trọng đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cũng như tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu

mùa vụ nên năng suất và sản lượng cây trồng không ngừng tăng lên đã đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân ở địa phương và cung cấp nguồn nguyên liệu cho CNCB, xuất khẩu ra ngoại tỉnh và cả nước ngoài.

Hình 2.8. Biểu đồ cơ cấu GTSX ngành trồng trọt tỉnh Tây Ninh năm 2006 và 2016

"Nguồn: Xử lý từ số liệu của CTK tỉnh Tây Ninh, 2007, 2017".

Trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt giai đoạn 2006 - 2016, Cây CNLN chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm nhẹ (từ 27,05% năm 2006 xuống 26,19% năm 2016, giảm 0,86%) (xem Hình 2.8) và không ổn định. Trong giai đoạn đầu nhóm cây CNLN (chủ yếu là cây cao su) có tỷ trọng GTSX tăng nhanh (tăng từ 27,5% năm 2006 lên 36,06% năm 2012, tăng 9%) do giá mủ tăng cao nên cây cao su đem lại hiệu quả quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác; nhưng sau năm 2012 thì tỷ trọng này giảm xuống đặc biệt là từ năm 2014 đến năm 2016 (từ 31,88% xuống còn 26,19%, giảm gần 6%) (xem Phụ lục 2.7) do giá cả thị trường đang bất lợi, năng suất và hiệu quả kinh tế có xu hướng giảm, thêm vào đó là sự giảm nhanh diện tích và sản lượng các cây CNLN khác như điều, hồ tiêu cũng góp phần làm tỷ trọng GTSX của nhóm cây này giảm nhẹ.

Cây CNHN có tỷ trọng GTSX giảm rất nhanh. Trong giai đoạn 2006 - 2016, giảm từ 22,12% xuống còn 7,18% (giảm 15%) (xem Hình 2.8). Nguyên nhân chủ yếu là do bất ổn định của giá cả thị trường, sức cạnh tranh của nhóm cây này thấp hơn nhóm cây CNLN, cây ăn quả, rau đậu và các loại cây trồng khác. Cũng vì vậy từ

nhóm cây chiếm tỷ trọng lớn thứ hai năm 2006 thì hiện nay nhóm cây này lại có tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt.

Cây lương thực (chủ yếu là cây lúa) có tỷ trọng GTSX lớn thứ hai (sau cây CNLN) trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt hiện nay và có xu hướng giảm tỷ trọng từ 22,38% năm 2006 xuống còn 20,17% năm 2016 (giảm 2,21%) (xem Hình 2.8), bởi các loại cây lúa và hoa màu khác cho hiệu quả thấp và khó tìm kiếm thị trường.

Các loại cây rau thực phẩm, cây cảnh có tỷ trọng GTSX khá thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2006, tỷ trọng nhóm cây này chỉ chiếm 8,06%, nhưng đến năm 2016 đã tăng lên gấp đôi đạt 16,10% (xem Hình 2.8).

Cây ăn quả chiếm tỷ trọng GTSX thấp nhất nhưng tăng liên tục. Trong giai đoạn 2006 - 2016, tăng từ 7,67% lên 12,14% (tăng 4,47%) (xem Hình 2.8).

GTSX của nhóm cây khác cũng chiếm tỷ trọng GTSX thấp và có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2006 - 2016, tăng từ 12,72% lên 18,22% (tăng 5,5%) (xem Hình 2.8).

Các loại cây rau thực phẩm, hoa cây cảnh, cây ăn quả và nhóm cây khác có tỷ trọng tăng do nhu cầu và sự mở rộng của thị trường, ứng dụng CNC, mô hình sản xuất mới, sự phát triển của công nghiệp chế biến cây ăn trái,....

Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây chính của Tây Ninh năm 2006 và năm 2016

Trong giai đoạn 2006 - 2016, cơ cấu DT các nhóm cây trồng cũng có sự thay đổi: tỷ trọng DT của nhóm cây lương thực giảm 1,9% (do DT ngô giảm nhanh); tỷ trọng DT của cây CNHN giảm nhanh nhất 9,2% (do DT mía giảm nhanh); tỷ trọng DT nhóm cây rau, đậu giảm nhẹ (0,1%) (chủ yếu là do DT đậu giảm); tỷ trọng DT cây CNLN tăng nhanh (gần 10% do sự tăng nhanh DT cây cao su); tỷ trọng DT cây ăn quả (do tăng DT cây mãng cầu) và cây khác tăng nhẹ với sự xuất hiện của dứa, chanh dây, măng cụt,....(xem Hình 2.9).

Trong giai đoạn 2006 - 2016, sản lượng các nhóm cây trồng đều có tốc độ tăng trưởng tăng (ngoại trừ cây CNHN) trong đó sản lượng cây khác có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và theo thứ tự giảm dần là tốc độ tăng trưởng sản lượng cây ăn quả, cây CNLN và cuối cùng là cây lương thực. Sản lượng cây CNHN có tốc độ tăng trưởng giảm nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do diện tích cây CNHN giảm nhanh.

Hình 2.10. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng sản lượng các nhóm cây trồng chính của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016

"Nguồn: Xử lý từ số liệu của Sở NN & PTNN, 2017 và CTK tỉnh TN, 2007, 2015, 2017".

* Tình hình phát triển một số cây trồng chính

- Cây lương thực: Là một trong những cây trồng giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt. Quy mô GTSX cây lương thực có hạt tăng từ 2.901,9 tỉ đồng năm 2006, tăng lên 3.614,4 tỉ đồng năm 2016 (giá so sánh 2010); bình quân giá trị sản

%

Trong giai đoạn 2006 - 2016, tỷ trọng GTSX cây lương thực có hạt giảm nhẹ là 2,21% nhưng hiện là cây trồng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (sau cây công nghiệp lâu năm) trong cơ cấu GTSX trồng trọt của tỉnh với 20,17% năm 2016 (xem Phụ lục 2.5). Hiện nay, diện tích cây lương thực có hạt của tỉnh đứng đầu Đông Nam Bộ và đứng thứ 19/63 tỉnh thành.

Năm 2016, diện tích cây lương thực có hạt của tỉnh (chủ yếu là lúa và ngô) đạt 148,9 nghìn ha (chiếm 43,1% diện tích lương thực có hạt của Đông Nam Bộ, 55% diện tích trồng trọt của tỉnh) tăng 3,3 nghìn ha so với năm 2006, tuy nhiên chưa ổn định trong các giai đoạn: Từ năm 2006 đến 2012, diện tích trồng lương thực có hạt tăng nhanh, từ 145,6 nghìn ha năm 2006 lên 161,1 nghìn ha năm 2012 (tức tăng 15,5 nghìn ha, do việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, tăng vụ hiệu quả làm tăng diện tích trồng lúa; từ năm 2012 đến năm 2016 nhìn chung diện tích trồng lương thực giảm, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Khác với sự không ổn định của diện tích, năng suất của cây lương thực có hạt tăng liên tục từ 43,2 tạ/ha năm 2006 tăng lên 52,7 tạ/ha năm 2016 (tăng 1,22 lần) do đặc biệt chú trọng và ứng dụngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Hình 2.11. Biểu đồ diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016

“Nguồn: Xử lý từ số liệu của CTK tỉnh Tây Ninh, 2007, 2015, 2017”.

nghìn ha

nghìn tấn

Cùng với diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của Tây Ninh cũng đứng đầu Đông Nam Bộ với 784,6 nghìn tấn (chiếm 42,8% sản lượng của Đông Nam Bộ) năm 2016, tăng 155,2 nghìn tấn so với năm 2006 làm cho BQLT/người của tỉnh cũng tăng. Năm 2016, BQLT/người của Tây Ninh đạt 705,9 kg/người, cao hơn so với mức trung bình cả nước và Đông Nam Bộ (xem Hình 2.12) và đứng thứ 10/63 tỉnh thành, tăng 104,4 kg/người so với năm 2006.

Hình 2.12. BQLT/người của tỉnh Tây Ninh, Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 2006 - 2016

“Nguồn: Xử lý từ số liệu của TCTK, 2017”.

Như vậy, sản lượng lương thực và BQLT/người đều tăng, giúp ổn định về an ninh lương thực, cuộc sống của người dân ngày được nâng cao đồng thời góp phần đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn nuôi và cung cấp nguyên liệu cho CNCB.

Trong nhóm cây lương thực thì lúa là cây trồng giữ vai trò chính, quan trọng của tỉnh chiếm tỷ trọng lớn (97,1%) về diện tích và giá trị sản lượng (96,8%) của cây lương thực; cây ngô chỉ giữ vai trò thứ yếu (xem Bảng 2.7)

Bảng 2.7. Cơ cấu diện tích, giá trị sản lượng các loại cây LT có hạt chính của tỉnh Tây Ninh năm 2016

DT (nghìn ha) Tỷ lệ DT (%) GTSX (tỉ đồng) Tỷ lệ GTSX (%)

Tổng 148,9 100 3.638,4 100

Lúa 144,6 97,1 3.522,0 96,8

Ngô 4,3 2,9 116,4 3,2

“Nguồn: Xử lý từ số liệu của Sở NN & PTNN, 2017 và CTK tỉnh Tây Ninh, 2017”

kg/người

Cây lúa

Về diện tích, sản lượng và năng suất: Lúa được trồng ở Tây Ninh từ lâu, hiện là cây trồng chiếm tỷ trọng lớn và giữ vị trí quan trọng trong nhóm cây lương thực nói riêng và ngành trồng trọt của tỉnh nói chung. Năm 2016, với diện tích 144,6 nghìn ha (tăng 6,7 nghìn ha so với năm 2006) và sản lượng 760,1 nghìn tấn (tăng 165,7 nghìn tấn so với năm 2006), Tây Ninh xếp thứ nhất ở Đông Nam Bộ về diện tích và sản lượng lúa (TCTK, 2017), mặc dù trong những năm gần đây (từ năm 2012 đến năm 2016), diện tích cũng như sản lượng cây lúa đang có xu hướng giảm (diện tích lúa giảm 11,3 nghìn ha, sản lượng lúa giảm 18 nghìn tấn) (Xem Phụ lục 2.6),

nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và một phần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Hình 2.13. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 75 - 116)