Giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 154 - 155)

Mục tiêu chủ yếu của giải pháp là phát triển nông nghiệp của tỉnh theo mô hình tăng trưởng mới trên cơ sở sắp xếp lại các phân ngành sao cho có thể nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các nông sản chủ lực; ngày càng tạo ra nhiều các sản phẩm có chất lượng cao, sạch và đảm bảo ATVSTP, thỏa mãn nhu cầu của thị trường nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững.

Nội dung chínhcủa giải pháp bao gồm một số bước sau đây:

+ Xác định các ngành (phân ngành) trong cơ cấu nông nghiệp và vai trò của từng ngành (phân ngành) trong hiện tại và tương lai. Trong nông nghiệp, trồng trọt gần như chiếm ưu thế tuyệt đối, tuy có chiều hướng giảm; chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn trồng trọt nhưng giá trị còn nhỏ bé.

Trong trồng trọt cũng có sự khác biệt nhiều về vai trò của từng loại cây trồng. Bên cạnh nhóm cây lương thực (chủ yếu là lúa), cây công nghiệp lâu năm (cao su), cây hàng năm (khoai mì và mía), cây ăn quả (mãng cầu) chiếm tỉ trọng lớn và có tính truyền thống là sự nổi lên của nhóm cây rau đậu thực phẩm; hoa, cây cảnh và cây ăn quả khác. Còn trong chăn nuôi nổi bật vai trò của nuôi bò sữa, gà và lợn. Theo tác giả, đời sống dân cư ngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu thụ nông sản giàu dinh dưỡng (thịt, trứng, sữa, rau quả đặc sản) ngày càng tăng lên nên giá trị sản lượng của những nông sản này sẽ tăng tỷ trọng trong thời gian tới, đặc biệt là chăn nuôi. Tuy nhiên

trong quá trình sản xuất cần lưu ý để cung” không vượt quá cầu”, đảm bảo hiệu quả cao về kinh tế và hạn tối tối thiểu mức tác động tới môi trường. Muốn được như thế cần có sự liên kết giữa các tỉnh trong khu vực để có sự quy hoạch, lựa chọn sản phẩm, sản lượng và giá cả sản phẩm,.... phù hợp với thị trường, tránh tình trạng bị thương lái ép giá, được mùa mất giá”. Trong chăn nuôi cần có đơn vị tiêu thụ phế thải của ngành, tránh thải ra gây ô nhiễm môi trường.

+ Sắp xếp lại các ngành trong cơ cấu kinh tế theo thứ tự ưu tiên đối chiếu với các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhất là nhu cầu của thị trường trên cơ sở phát triển bền vững.

+ Cần xây dựng một số mô hình cụ thể của từng ngành ở những địa phương khác. Trước khi đưa mô hình mới của những phân ngành có khả năng phát triển mạnh trong tương lai vào sản xuất đại trà, cần xây dựng thí điểm một vài mô hình tiêu biểu, tiến hành đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của các mô hình điểm đó nhằm phát huy ưu thế cũng như có giải pháp khắc phục những tồn tại của các mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 154 - 155)