Giải pháp về thị trường, quảng bá, tiếp thị, quản lý chất lượng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 149 - 150)

thụ sản phẩm

- Mục tiêu chính của giải pháp là nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nông dân có điều kiện tiếp cận thị trường nội địa và quốc tế, xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nâng cao chất lượng và giá trị của nông sản, tăng quy mô sản xuất và tính cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

- Nội dung chính của giải pháp:

+ Nâng cao năng lực dự báo thị trường, giá cả.

Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lại thuộc vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050); theo đó, đến năm 2020, dự kiến dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lên đến 22 triệu người. Như vậy, thị trường tiêu thụ nông sản ở tỉnh Tây Ninh nói riêng và vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh nói chung là rất rộng lớn; ngoài ra Tây Ninh cung cấp nông sản cho một số tỉnh thành khác và tham gia xuất khẩu. Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, với tình hình cạnh tranh gay gắt thì khâu đầu tiên là phải dự báo được nhu cầu của thị trường (số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa yêu cầu, thói quen của người tiêu dùng, tương quan cung - cầu, giá cả của mỗi loại hàng hóa...) cả về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, để từ đó có sự định hướng và xác định các loại cây trồng vật nuôi phù hợp.

+ Thực hiện tốt chương trình “Liên kết 4 nhà”, liên hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất từ việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kí kết hợp đồng sản xuất đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản; mặt khác người sản xuất cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, kỹ

thuật sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo ATVSTP; sử dụng công nghệ mới trong khâu sản xuất, chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phát triển và mở rộng thị trường.

+ Tạo điều kiện liên kết với các các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại trong tỉnh và TP.Hồ Chí Minh, ... hạn chế qua thương lái, ổn định đầu ra cho sản phẩm, thu về lợi nhuận cao nhất cho người sản xuất.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp NN tham gia hội chợ triển lãm nông sản tầm khu vực và thế giới để quảng bá nông phẩm đặc sản (mãng cầu), tìm kiếm thị trường mới.

+ Tăng cường công tác dự báo, thông tin kinh tế, nhất là về thị trường, giá cả để các tổ chức kinh tế và người sản xuất kịp thời nắm bắt, xác định được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu của thị trường thông qua các chương trình phát thanh, bản tin nông nghiệp,...

+ Xây dựng thương hiệu sản phẩm từ việc áp dụng kĩ thuật sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng và được các cơ quan kiểm định trong nước và quốc tế công nhận đồng thời có biện pháp đảm bảo những thương hiệu sản phẩm đó không bị làm giả, làm nháy, tạo tâm lý an tâm sử dụng cho người tiêu dùng.

+ Sở NN & PTNN và Trung tâm khuyến nông tỉnh Tây Ninh triển khai quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ƯDCNC; đồng thời cử chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn tường tận, hỗ trợ kỹ thuật cho người sản xuất cũng như tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm định chất lượng nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)