2.2.4.1. Thành tựu
- Tỉnh Tây Ninh có vị trí địa lý - kinh tế thuận lợi cho việc phát triển KT - XH nói chung và NN nói riêng; nằm trong vùng KTTĐPN với các điểm mạnh đáng kể về thị trường (lớn và đa dạng), tiềm lực về vốn, KHCN, hệ thống cơ sở hạ tầng,... Bên cạnh đó, việc có 240 km đường biên giới Việt Nam - Campuchia với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát và các cửa khẩu tiểu ngạch tạo thuận lợi cho việc giao thương kinh tế giữa các tỉnh và 2 quốc gia.
- Quỹ đất NN khá, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo với số giờ nắng nhiều, cán cân bức xạ dương quanh năm, nhiệt độ bình quân cao... cho phép phát triển các loại cây nhiệt đới như cao su, mía, khoai mì, lúa, mãng cầu, xoài, chuối, nhãn, chôm chôm,...; nông nghiệp có thể canh tác nhiều vụ trong năm với năng suất, chất lượng khá.
- Dân số tương đối đông với 1.118,8 nghìn người (năm 2016) vừa là thị trường tiêu thụ lớn, vừa tạo ra nguồn LĐ khá với 641,8 nghìn người (chiếm 57,37% dân số), trong đó LĐ trong NN là 189,6 nghìn người (chiếm 29,57% số LĐ), chất lượng LĐ được đánh giá ở mức khá, giàu kinh nghiệm trong canh tác (số LĐ nông thôn năm 2016 được đào tạo nghề NN là 3,55 nghìn người, chiếm 90,18% tổng số LĐ nông
thôn), cùng với nhận thức của người nông dân đang dần thay đổi và hướng tới sản xuất nông phẩm hàng hóa có giá trị cao, an toàn, chất lượng đã tạo thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp được chú trọng đầu tư, phát triển: 98,5% hộ gia đình nông thôn được dùng điện, các tuyến đường giao thông, hệ thống thủy lợi được mở rộng, nâng cấp,...; sự phát triển của các ngành CNCB (toàn tỉnh có 03 nhà máy chế biến mía đường, 68 nhà máy chế biến khoai mì, 23 doanh nghiệp chế biến cao su, 20 cơ sở chế biến hạt điều), các KCN vừa tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Ngành nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như có nhiều chủ trương, chính sách của tỉnh được ban hành nhằm hỗ trợ người dân trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.
- Mặc dù chịu ảnh hưởng của thị trường, sự biến đổi thất thường của thời tiết, khí hậu nhưng nông nghiệp Tây Ninh trong thời gian qua khá phát triển và đã thu được những kết quả khả quan.
- Quỹ đất nông nghiệp khá lớn trong đó đất sản xuất NN gần 270.585,4 ha, chiếm 66,96% diện tích tự nhiên của tỉnh và 78,25% diện tích đất N-L-TS của tỉnh.
- GTSX nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác tăng liên tục, năm 2016 đạt 88,03 triệu đồng/ha cao hơn GTSX nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác của cả nước.
- Về quy mô, cơ cấu GTSX: Ngành nông nghiệp của Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 luôn chiếm ưu thế trong tổng giá trị N - L -TS, đạt 27.043,8 tỉ đồng năm 2016 (giá hiện hành), chiếm tỷ trọng rất cao trên 95%. Trong cơ cấu GTSX nông nghiệp, trồng trọt vẫn đóng vai trò chủ đạo, ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ bé. Năm 2016, GTSX ngành trồng trọt là 20.035,1 tỉ đồng (giá hiện hành) (chiếm 74,1% GTSX nông nghiệp), gấp 4,2 lần ngành chăn nuôi.
- Về tốc độ tăng trưởng GTSX: Trong giai đoạn 2006 - 2016, tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp tăng liên tục, đạt bình quân 5,0%/năm; chăn nuôi
có tốc độ tăng trưởng cao và nhanh hơn trồng trọt tuy chưa ổn định (bình quân chăn nuôi tăng 6%/năm, trồng trọt tăng 4,3%/năm).
- Ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Nếu năm 2006, tỷ trọng các lĩnh vực trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp là: 86,1% - 12,5% - 1,4% thì đến năm 2016 là: 74,1% - 17,5% - 8,4%.
- Trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt, tỷ trọng GTSX cây hàng năm đang có xu thế giảm nhanh nhất là tỷ trọng GTSX cây CNHN; trong khi đó, tỷ trọng GTSX các loại cây rau thực phẩm, cây cảnh, cây ăn quả và cây khác tăng.
Trong giai đoạn 2006 - 2016, ngành trồng trọt tập trung vào sản xuất lúa đặc biệt là lúa CLC, rau đậu thực phẩm, cây cảnh, các loại cây ăn quả đặc sản (mãng cầu, bưởi, chuối, nhãn, cam...) với diện tích và sản lượng đều tăng lên. Trong đó lúa tăng 6,7 nghìn ha và 165,7 nghìn tấn; rau tăng gần 1,5 nghìn ha và 160 nghìn tấn; khoai mì tăng 16,4 nghìn ha và 1.006,6 nghìn tấn; cây cao su tăng 47 nghìn ha và hơn 120 nghìn tấn; cây ăn quả tăng 2,5 nghìn ha, 116 nghìn tấn, trong đó đặc biệt đặc sản là cây ăn quả mãng cầu tăng 1,3 nghìn ha và 36,2 nghìn tấn; chuối tăng 406 ha và 11,1 nghìn tấn, xoài không tăng về diện tích nhưng sản lượng tăng 4 nghìn tấn. Mặc dù diện tích và sản lượng mía giảm trong giai đoạn 2006 - 2016 nhưng Tây Ninh vẫn đứng đầu Đông Nam Bộ và thứ 6/63 tỉnh, TP về diện tích mía; ngoài ra, so với Đông Nam Bộ, Tây Ninh đứng đầu về diện tích và sản lượng lúa; thứ 2 về diện tích rau; so với cả nước, Tây Ninh đứng đầu về sản lượng và năng suất khoai mì; thứ 3 ở Đông Nam Bộ và thứ 4/63 tỉnh, TP và diện tích cao su; riêng cây mãng cầu luôn dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng. Chất lượng nông sản ngày càng được nâng cao do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất NN.
Trong chăn nuôi, số lượng đàn trâu, đàn bò thịt và đàn lợn có xu hướng giảm, trong khi đàn gia cầm và đàn bò sữa tăng. Các sản phẩm chăn nuôi khác cũng tăng đáng kể (trứng tăng 260 triệu quả, sữa tăng 12 nghìn tấn,....
Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện khá nhiều mô hình sản xuất NN đạt hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Cơ bản đã hình thành một số vùng chuyên canh lúa, cây công nghiệp, rau đậu, chăn nuôi có năng suất và chất lượng khá cao, góp
phần khai thác thế mạnh NN của tỉnh; kinh tế trang trại ngày càng phát triển về quy mô, diện tích và hiệu quả kinh tế,... Đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm “mãng cầu Bà Đen”, nhiều mô hình được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP.
Nhìn chung trong các lĩnh vực đều đã ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất và chế biến; sản xuất NN bảo đảm ATVSTP được hình thành và bước đầu nhân ra trên diện rộng góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp nói riêng, của toàn ngành kinh tế nói chung.
2.2.4.2. Khó khăn
Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên diện tích đất sản xuất NN BQĐN của tỉnh cũng giảm theo, từ 0,27 ha/người năm 2006 xuống 0,24 ha/người năm 2016; công nghiệp và đô thị phát triển làm nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng nhanh; sự ra đời của các KCN, khu đô thị lại thu hút lao động nông thôn rất lớn làm suy giảm nguồn lao động ở nông thôn.
Những hạn chế về mặt tự nhiên và các hiện tượng bất thường của thời tiết (hạn bà Chằn và mùa khô nắng nóng kéo dài; mưa lớn tập trung trên diện rộng gây ngập úng các vùng đất thấp, làm làm giảm sản lượng, năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng nguy cơ rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: trong 10 tháng đầu năm 2016, do lượng mưa cao bất thường (hơn 40% so với năm 2015), nên toàn tỉnh cũng có hơn 3.480ha cây trồng các loại bị hư hại nặng nề, trong đó, cây lúa là hơn 1.400ha, cây công nghiệp là hơn 890ha. Địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt mưa lũ này là huyện Châu Thành với hơn 260 ha lúa bị ngập úng; 44 ha hoa màu bị thiệt hại hoàn toàn, hàng trăm ha hoa màu bị giảm năng suất từ 40 – 60% so với cùng kỳ năm 2015; trên 83% diện tích đất xám bạc màu; nguồn nước phân bố không đều, nước ngầm đang bị khai thác quá mức,.... gây nhiều khó khăn cho sản xuất.
Hiệu quả quản lý của nhà nước chưa cao; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất mặc dù đã được đầu tư trong những năm qua nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, so với các ngành kinh tế khác, nông nghiệp chưa tạo được sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,...
Tăng trưởng sản xuất NN của tỉnh tuy tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thực tế. Trong NN, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, ngành chăn nuôi còn nhỏ bé. Chuyển dịch cơ cấu NN và trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm; chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tình trạng sử dụng hóa chất tùy tiện trong trồng trọt cũng như việc chăn nuôi phân bố gần hoặc xen kẽ ngay trong khu dân cư vẫn còn khá phổ biến, không chỉ tác động xấu tới môi trường sống và sản xuất mà còn khiến nông sản không đảm bảo yêu cầu về ATVSTP, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
Hàng hóa nông sản có thương hiệu sản phẩm chưa nhiều, công tác xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ còn gặp khó khăn.
Các sản phẩm trồng trọt sau chế biến chưa đa dạng và chưa có tính cạnh tranh, mô hình “liên kết 4 nhà” chưa được phổ biến rộng rãi, giá cả thị trường biến động thất thường nên điệp khúc “được mùa mất giá” vẫn thường xảy ra, ....
Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát; các con giống chăn nuôi và nguồn thức ăn công nghiệp chủ yếu nhập từ tỉnh ngoài nên chi phí sản xuất ban đầu cao; dịch vụ thú y chưa đáp ứng được nhu cầu; vấn đề ATVSTP chưa được được quản lý chặt chẽ; thiếu vốn, thông tin thị trường bị gián đoạn; chưa ổn định được đầu ra cho sản phẩm, giá cả thị trường bất ổn,...
Sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh đang thiên về sử dụng một cách lãng phí các nguồn tài nguyên hữu hạn. Nguồn tài nguyên vô hạn là tri thức, khoa học công nghệ, chính sách, thương hiệu... đã bước đầu được khai thác; tuy nhiên, mức độ khai thác chưa lớn nên hiệu quả chưa cao. Để nông nghiệp Tây Ninh thực sự phát huy hết tiềm năng, lợi thế cũng như đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường thì trong tương lai địa phương cần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên vô hạn này.
Tiểu kết chương 2
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Tây Ninh có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Tây Ninh có điều kiện tự nhiên và KT - XH thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại nông sản nhiệt đới, được thị trường ưa chuộng theo hướng hàng hóa, chất lượng cao như cây ăn quả đặc thù là mãng cầu và một số cây ăn quả khác; các loại cây công nghiệp như khoai mì, mía, cao su; các loại rau ăn lá, ăn quả, hoa, cây cảnh; lúa. Đồng thời đây cũng là những sản phẩm chuyên môn hóa của tỉnh. Việc phát triển những nông sản này đặc biệt là cây khoai mì và lúa đã tạo lợi thế để phát triển các làng nghề bánh tráng đặc biệt là bánh tráng phơi sương hay sợi bánh canh, hủ tiếu dai,.... không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân mà còn phục vụ cho du lịch.
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2006 - 2016 có nhiều tiến bộ, nông nghiệp tăng trưởng ở mức khá cao, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Ngành trồng trọt phát triển theo hướng giảm tỉ trọng các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp (ngô, lạc, vừng, mía, điều...), tập trung vào các cây trồng có giá trị hàng hoá cao, nhu cầu của thị trường lớn như lúa, rau đậu, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cao su,...
Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng tăng số lượng vật nuôi và những sản phẩm chăn nuôi có giá trị hàng hóa lớn (gia cầm, bò sữa, trứng, sữa tươi...); hình thành những vùng chăn nuôi trọng điểm, trang trại chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ và quy trình chăn nuôi an toàn,…
Về tổ chức sản xuất theo lãnh thổ, các hình thức chủ yếu hiện nay ở Tây Ninh là hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã và nông trường quốc doanh, vùng chuyên canh đạt hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuy nhiên ngành nông nghiệp của tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua như tình hình thời tiết, khí hậu hiện nay biến đổi bất thường, đe dọa trực tiếp tới sản xuất; nguồn nước phân bố không đều ảnh hưởng tới nguồn
các tác động mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm thu hẹp diện tích đất NN và thiếu lao động NN; hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa thật sự hoàn thiện đặc biệt là hệ thống kênh tưới chỉ phân bố ở một số địa điểm nhất định nên nhiều diện tích đất bỏ hoang trong mùa khô, các cơ sở chế biến chưa hiện đại nên các sản phẩm trồng trọt sau chế biến chưa đa dạng và chưa có tính cạnh tranh.
Tình trạng sử dụng hóa chất tùy tiện trong trồng trọt cũng như việc chăn nuôi phân bố gần hoặc xen kẽ ngay trong khu dân cư vẫn còn khá phổ biến, không chỉ tác động xấu tới môi trường sống và sản xuất mà còn khiến nông sản không đảm bảo yêu cầu về ATVSTP, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
Mô hình “liên kết 4 nhà” chưa được phổ biến rộng rãi, hàng hóa nông sản có thương hiệu sản phẩm chưa nhiều, công tác xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ còn gặp khó khăn, chưa ổn định được đầu ra cho sản phẩm, giá cả thị trường bất ổn nên điệp khúc “được mùa mất giá” vẫn thường xảy ra, ....
Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát; phụ thuộc về con giống chăn nuôi và nguồn thức ăn công nghiệp từ ngoại tỉnh; dịch vụ thú y chưa đáp ứng được nhu cầu; thiếu vốn,...
Tăng trưởng sản xuất NN của tỉnh tuy tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thực tế. Trong NN, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, ngành chăn nuôi còn nhỏ bé trong khi ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, lợn và gia cầm có tiềm năng thị trường lớn từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước,... Trong trồng trọt, nhiều loại cây chủ lực và đặc thù vẫn chưa sản xuất theo quy hoạch và ổn định được đầu ra nên giá cả bấp bênh, hiệu quả trồng trọt chưa đem đến hiệu quả cao.
Chuyển dịch cơ cấu NN và trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm; chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Như vậy để khai thác khai thác hiệu quả những lợi thế trong sản xuất NN và để nông nghiệp Tây Ninh thực sự phát huy hết tiềm năng, lợi thế cũng như đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường thì trong tương lai Tây Ninh cần có những định hướng và giải pháp cụ thể cho phát triển NN.
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030