Định hướng phát triển nông nghiệp theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 141)

3.2.2.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo vùng tập trung

Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo 2 tiểu vùng nhằm khai thác lợi thế về tự nhiên, tạo ra sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và chuyên canh sản xuất tập trung, cụ thể là:

+ Tiểu vùng I: phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung (cao su, khoai mì, lúa, mía), bảo đảm nguyên liệu cho các cơ sở chế

biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trồng cây lâm nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng.

+ Tiểu vùng II: phát triển nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp đô thị, ít sử dụng đất, ƯDCNC với các loại cây trồng chủ lực như: lúa CLC, rau các loại, hoa, cây cảnh, trái cây đặc sản (mãng cầu, chuối, xoài), nuôi trồng sinh vật cảnh, tạo mảng xanh đô thị,... chăn nuôi, gà, heo, bò; riêng bò sữa sẽ phát triển ở huyện Trảng Bàng, Bến Cầu; nuôi thủy sản và thủy đặc sản,…

- Phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa:

+ Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao và lúa đặc sản tại 7 huyện, thành phố trọng điểm lúa của tỉnh.

+ Vùng sản xuất rau đậu thực phẩm, RAT, rau đặc sản tại Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Châu Thành, Bến Cầu, Tân Biên, Hòa Thành và TP. Tây Ninh

+ Vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung ở TP. Tây Ninh, Trảng Bàng, Gò Dầu, Hòa Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu, thị trấn Tân Châu, thị trấn Tân Biên, thị trấn Hòa Thành và các cửa khẩu.

+ Vùng sản xuất khoai mì và mía tại Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Châu Thành.

+ Vùng sản xuất cây ăn quả (nhất là cây ăn quả đặc sản) ở TP Tây Ninh (mãng cầu, chuối); Tân Châu (mãng cầu); Trảng Bàng (chuối, xoài), Hòa Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu (chuối, xoài, nhãn),...

+ Vùng chăn nuôi tập trung tại Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành, Tân Biên, Dương Minh Châu, Tân Châu.

3.2.2.2. Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao

Việc xây dựng khu nông nghiệp CNC và ứng dụng CNC trong phát triển nông nghiệp là rất cần thiết để tạo ra một nền nông nghiệp hiện đại, đồng thời thông qua việc phát triển khu nông nghiệp CNC sẽ hướng nông dân thay đổi thói quen sản xuất truyền thống.

Khu nông nghiệp CNC là nơi nghiên cứu, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ƯDCNC. Nội dung thực hiện tại khu nông nghiệp CNC bao gồm:

+ Tiếp tục phát triển mạnh công nghệ sinh học như nuôi cấy mô, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất các chế phẩm sinh học,...;

+ Chọn và phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh được sản xuất, chế biến, bảo quản theo quy trình VietGAP, GlobalGAP,… ;

+ Xây dựng mô hình nông nghiệp đô thị ở các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu và thành phố Tây Ninh;

+ Phát triển nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh, nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm nước ƯDCNC, các mô hình nhà lưới, nhà màng...;

+ Đổi mới loại hình tổ chức chăn nuôi (trang trại, doanh nghiệp) gắn với ứng dụng phương thức chăn nuôi tiên tiến được cơ giới hóa đồng bộ, kết hợp xử lý môi trường, chăn nuôi theo hướng hiện đại.

3.2.3. Định hướng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả của các hình thức tổ chức lãnh thổ như sau:

- Kinh tế nông hộ: Trong thời gian tới cần phải liên kết các hộ thành các câu lạc bộ, các tổ kinh tế hợp tác và hợp tác xã, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm khắc phục những hạn chế của hình thức tổ chức lãnh thổ này như số lượng hàng hóa ít, chất lượng thấp, quản lý kém,...

- Kinh tế trang trại: được xem là hình thức tổ chức lãnh thổ NN quan trọng nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 cần được ưu tiên khuyến khích phát triển hàng đầu vì đây là loại hình tổ chức có nhiều ưu điểm, phù hợp với sản xuất hàng hóa.

- Hợp tác xã: Đây là loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh được khuyến khích phát triển bởi tính ưu việt một khi được thành lập đảm bảo các nguyên tắc và hoạt động đúng mục đích; xây dựng HTX nông nghiệp kiểu mới đối với một số ngành hàng: rau an toàn, quả đặc sản, hồ tiêu sạch được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,… ; mở rộng liên kết sản xuất - kinh doanh đối với nông sản thực phẩm tươi sống (rau, quả, thịt, trứng, cá, tôm, …).

- Các doanh nghiệp nông nghiệp: Trong thời gian tới cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào quá trình sản xuất, kinh doanh nông

nghiệp, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp,… nhằm khai thác tổng hợp các nguồn lực, đa dạng hóa sản phẩm.

- Kết hợp phát triển sản xuất nông nghiệp với phát triển CNCB và mở rộng thị trường xuất khẩu.

3.3. Các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh

3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Mục tiêu chính của giải pháp: Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ NN nhằm tháo gỡ khó khăn, ách tắc trong sản xuất do cơ chế chính sách tạo ra; rà soát và phân loại hệ thống chính sách hiện hành đối với NN và nông thôn để tập trung thực hiện các chính sách Trung ương đã ban hành và cụ thể hóa các chính sách đặc thù của tỉnh, thúc đẩy phát triển NN và chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN.

- Nội dung của giải pháp gồm:

+ Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các chính sách phù hợp để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

* Chính sách đất đai nhằm bảo vệ và phát huy hiệu quả tài nguyên đất, nhằm phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết, chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm triển khai và đưa dự án đầu tư có sử dụng đất đai vào hoạt động và đảm bảo thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã ảnh hưởng đến việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn và việc hình thành các đại nông trường với quy mô lớn cũng như các vùng phát triển nông nghiệp ƯDCNC đòi hỏi cần đẩy mạnh hơn nữa việc tích tụ, tập trung ruộng đất trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo thuận lợi cho thực hiện cơ giới hóa và sản xuất NN theo quy mô lớn.

* Chính sách tín dụng để tạo ra môi trường thuận lợi về vốn, KHKT, tâm lí xã hội và pháp luật cho mọi thành phần kinh tế liên kết với nhau theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước như: đa dạng hóa, đơn giản hóa các hình thức cho vay, trong đó chú trọng mở rộng các hình thức cho vay không phải thế chấp và cho vay bảo hiểm, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất, thời gian phù hợp với chu

kỳ của từng loại cây trồng, vật nuôi; thực hiện chính sách cho vay theo nhóm đối tượng ngành nghề, trong đó ưu tiên cho nhóm ngành nghề mà các địa phương có chủ trương khuyến khích phát triển; nhất là các loại cây trồng, vật nuôi nằm trong vùng chuyên canh, vùng dự án phát triển nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Mở rộng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, HTX, trang trại nông nghiệp dưới hình thức cho thuê tài chính nhằm giảm bớt khó khăn về tài sản thế chấp và hạn chế rủi ro đối với người cho vay;...

+Để phát triển NN theo quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường thì bên cạnh chính sách tập trung ruộng đất, còn cần hàng loạt chính sách khác như chính sách khuyến khích xây dựng mô hình nông nghiệp CNC, khuyến khích sản xuất thực phẩm an toàn theo quy trình VietGAP, đưa tiến bộ KHKT, công nghệ cao, giống mới vào sản xuất; chính sách hỗ trợ công tác sau thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản; chính sách hỗ trợ, phục vụ sản xuất, bảo trợ nông sản, trợ vốn, trợ giá cho người dân; chính sách đào tạo lao động nông nghiệp cũng như thu hút, sử dụng cán bộ quản lí, cán bộ nghiên cứu khoa học có năng lực về công tác tại các địa bàn nông thôn, chính sách “liên kết 4 nhà” và mở rộng thị trường thụ.

Nhìn chung, hệ thống các chính sách hiện hành đối với nông nghiệp chưa hoàn thiện (thiếu, chồng chéo, chưa sát thực tế…); việc triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp và nông thôn còn nhiều bất cập: có nhiều chính sách được triển khai nhưng không đến được với các đối tượng hưởng lợi; có những chính sách khi đến các cơ sở không có điều kiện để triển khai thực hiện và đặc biệt là các nông hộ thường không có điều kiện (trình độ, thông tin, tiền vốn, đầu ra…) để tiếp cận chính sách,…, đòi hỏi cần nghiên cứu ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

3.3.2. Giải pháp về quy hoạch

- Mục tiêu chính của giải pháp là quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất tập trung dựa trên lợi thế về tự nhiên, KT - XH và nhu cầu thị trường; quy hoạch việc

chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp hợp lý, trong đó chú ý duy trì đất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Nội dung chủ yếu của giải pháp bao gồm:

Trên cơ sở Quy hoạch sử dụng đất đã được tỉnh phê duyệt, tổ chức lại sản xuất để hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với các loại cây trồng và vật nuôi; tập trung chuyên môn hóa một số sản phẩm chủ lực, tạo điều kiện để đa canh trong nhóm nông sản nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh sẵn có, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Có cơ chế chính sách cụ thể cho phép chuyển đổi hợp lí cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp; trên cơ sở đó tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách có hiệu quả như chuyển đổi đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả); thu hồi diện tích đất từ các Công ty nông nghiệp, đất do địa phương quản lý để phục vụ cho quy hoạch các vùng phát triển nông nghiệp ƯDCNC. Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích đất dành phát triển NN ƯDCNC cao là 4.000ha; chiếm khoảng 1,57% diện tích đất sản xuất NN; đến năm 2030, diện tích phát triển NN ƯDCNC dự kiến đạt khoảng 10 nghìn ha. Đây là những mô hình mẫu về sản xuất NN ƯDCNC và từ đó công nghệ cao sẽ được nhân ra diện rộng đối với từng loại cây trồng, vật nuôi chủ lực.

3.3.3. Giải pháp về đầu tư vốn

- Mục tiêu chính của giải pháp là dự báo nhu cầu về vốn, huy động và tái cơ cấu vốn đầu tư để nông nghiệp của Tây Ninh phát triển nhanh, bền vững.

- Nội dung chính của giải pháp là:

Tăng vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp gấp 2,5 – 3,0 lần so với hiện nay; trong đó, tập trung đầu tư vào các dự án về cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, các công trình thủy lợi đầu mối và các dịch vụ công (giám sát và kiểm soát dịch bệnh, quản lý rủi ro thiên tai, nghiên cứu khoa học, xây dựng trình diễn và chuyển giao các mô hình mới như mô hình nông nghiệp đô thị, mô hình nông nghiệp ƯDCNC, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nông nghiệp CNC,...)

- Tạo điều kiện thuận lợi để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo mô hình

trang trại, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới...

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều vào sản xuất và kinh doanh nông nghiệp thông qua chính sách ưu đãi về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực,...; tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp; ưu đãi về lãi suất đối với đầu tư thiết bị, máy móc (không tính theo năm mà chỉ tính theo mùa vụ sản xuất);....

- Tận dụng tối đa vai trò của nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng như: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng vì người nghèo, ngân hàng thương mại,... theo phương thức cho vay không lãi hoặc lãi suất ưu đãi để bù giá vật tư nông nghiệp, giá bán nông sản hàng hoá cho nông dân.

- Rà soát lại đầu tư công, tận dụng mọi cơ hội để thu hút các nguồn vốn khác như vốn liên doanh liên kết, vốn lồng ghép các chương trình dự án, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các nguồn vốn vay, viện trợ, hợp tác khoa học kỹ thuật của các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế như UNDP, PAM, FAO, ADB, WB, IMF, UNICEF, OECF... đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ, giống

Mục tiêu của giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Nội dung chính của giải pháp gồm có:

+ Tăng cường ứng dụng các thành tựu KH - CN vào sản xuất, đặc biệt là các tiến bộ về công nghệ sinh học nhằm tự lai tạo, tuyển chọn các giống mới về cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn hàng nông sản sạch, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh ở địa phương, kháng sâu bệnh, có thể phát triển và cho năng suất cao khi trồng nghịch vụ;.... và nhanh chóng đưa vào sản xuất đại trà. Đó là các giống lúa đặc sản, chất lượng cao, rau, cây ăn quả, bò thịt, bò sữa, lợn, gà, cỏ, hoa, cây cảnh, chim, thú, cá cảnh,… Từ năm 2016, Tây Ninh đã thành lập được 13 Tổ hợp tác sản xuất giống với tổng diện tích sản xuất 116,2 ha, cung ứng cho thị trường khoảng 462 tấn lúa để làm giống sản xuất cho khoảng 3.850 ha. Trong thời gian tới, Tây Ninh cần phát huy hơn nữa phát triển giống cây trồng

vật nuôi, đảm bảo cung cấp đủ giống chất lượng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh, hạn chế nhập giống từ bên ngoài nhằm hạ thấp mức chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận.

+ Tích cực triển khai và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ trong gieo trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm như: kỹ thuật canh tác nghịch vụ, sử dụng màng phủ nilon, xây dựng nhà lưới, nhà kính, tưới tiết kiệm, hạn chế tình trạng rửa trôi xói mòn đất canh tác và cạnh tranh của cỏ dại, tận dụng ánh sáng,… trong sản xuất rau sạch, rau an toàn. Phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); sử dụng màng chắn miệng cạo cho cây cao su; phổ biến rộng rãi những tiến bộ kỹ thuật trong mô hình VAC đặc biệt là kỹ thuật xây dựng và sử dụng hầm Biogas; nhân rộng kiểu chuồng nuôi bò, nuôi heo công nghiệp và bán công nghiệp vào các hộ, trang trại chăn nuôi. Trong năm 2016, tỉnh đã chuyển giao tiến bộ về giống, quy trình kỹ thuật sản xuất, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt, nhằm cắt giảm chi phí đầu vào (lúa giảm 2,5- 3 triệu đồng/vụ; mì giảm chi phí trồng 01 triệu đồng/ha, chăm sóc giảm 300.000 đồng/ha/lần), tăng lợi nhuận; trong chăn nuôi đã chuyển giao quy trình VietGAP đến người dân, đệm lót sinh học, phương pháp phối trộn thức ăn đã làm tăng tỷ lệ nuôi sống và trọng lượng khi xuất chuồng, giảm giá thành sản phẩm trong chăn nuôi, xử lý chuồng trại giảm thiểu ô nhiễm môi trường và an toàn sinh học. Với những thành công bước đầu đó, Tây Ninh cần tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 141)