Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 144 - 145)

- Mục tiêu chính của giải pháp: Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ NN nhằm tháo gỡ khó khăn, ách tắc trong sản xuất do cơ chế chính sách tạo ra; rà soát và phân loại hệ thống chính sách hiện hành đối với NN và nông thôn để tập trung thực hiện các chính sách Trung ương đã ban hành và cụ thể hóa các chính sách đặc thù của tỉnh, thúc đẩy phát triển NN và chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN.

- Nội dung của giải pháp gồm:

+ Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các chính sách phù hợp để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

* Chính sách đất đai nhằm bảo vệ và phát huy hiệu quả tài nguyên đất, nhằm phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết, chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm triển khai và đưa dự án đầu tư có sử dụng đất đai vào hoạt động và đảm bảo thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã ảnh hưởng đến việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn và việc hình thành các đại nông trường với quy mô lớn cũng như các vùng phát triển nông nghiệp ƯDCNC đòi hỏi cần đẩy mạnh hơn nữa việc tích tụ, tập trung ruộng đất trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo thuận lợi cho thực hiện cơ giới hóa và sản xuất NN theo quy mô lớn.

* Chính sách tín dụng để tạo ra môi trường thuận lợi về vốn, KHKT, tâm lí xã hội và pháp luật cho mọi thành phần kinh tế liên kết với nhau theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước như: đa dạng hóa, đơn giản hóa các hình thức cho vay, trong đó chú trọng mở rộng các hình thức cho vay không phải thế chấp và cho vay bảo hiểm, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất, thời gian phù hợp với chu

kỳ của từng loại cây trồng, vật nuôi; thực hiện chính sách cho vay theo nhóm đối tượng ngành nghề, trong đó ưu tiên cho nhóm ngành nghề mà các địa phương có chủ trương khuyến khích phát triển; nhất là các loại cây trồng, vật nuôi nằm trong vùng chuyên canh, vùng dự án phát triển nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Mở rộng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, HTX, trang trại nông nghiệp dưới hình thức cho thuê tài chính nhằm giảm bớt khó khăn về tài sản thế chấp và hạn chế rủi ro đối với người cho vay;...

+Để phát triển NN theo quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường thì bên cạnh chính sách tập trung ruộng đất, còn cần hàng loạt chính sách khác như chính sách khuyến khích xây dựng mô hình nông nghiệp CNC, khuyến khích sản xuất thực phẩm an toàn theo quy trình VietGAP, đưa tiến bộ KHKT, công nghệ cao, giống mới vào sản xuất; chính sách hỗ trợ công tác sau thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản; chính sách hỗ trợ, phục vụ sản xuất, bảo trợ nông sản, trợ vốn, trợ giá cho người dân; chính sách đào tạo lao động nông nghiệp cũng như thu hút, sử dụng cán bộ quản lí, cán bộ nghiên cứu khoa học có năng lực về công tác tại các địa bàn nông thôn, chính sách “liên kết 4 nhà” và mở rộng thị trường thụ.

Nhìn chung, hệ thống các chính sách hiện hành đối với nông nghiệp chưa hoàn thiện (thiếu, chồng chéo, chưa sát thực tế…); việc triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp và nông thôn còn nhiều bất cập: có nhiều chính sách được triển khai nhưng không đến được với các đối tượng hưởng lợi; có những chính sách khi đến các cơ sở không có điều kiện để triển khai thực hiện và đặc biệt là các nông hộ thường không có điều kiện (trình độ, thông tin, tiền vốn, đầu ra…) để tiếp cận chính sách,…, đòi hỏi cần nghiên cứu ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 144 - 145)