Nhóm nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 51 - 60)

Tự nhiên là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Tây Ninh, các nhân tố tự nhiên của tỉnh gồm có:

2.1.2.1. Địa hình

Tây Ninh có kiểu địa hình đặc trưng chuyển tiếp giữa đồi núi thấp, cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, do đó địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp của vùng đồng bằng, ngoại trừ núi Bà Đen cao 986 m, có thể chia đất ở Tây Ninh thành các cấp địa hình như sau:

+ Đất có độ cao từ 20 - 50 m và >50m (chiếm 36,35%) phổ biến ở vùng đồi núi phía bắc của tỉnh, được khai thác trồng cây công nghiệp như mãng cầu (quanh chân núi Bà Đen), khoai mì, mía, cao su, hoa màu....và một phần nhỏ trồng rừng.

+ Đất có độ cao từ 5 - 20 m (chiếm 44,88%), phân bố ở phần lãnh thổ trung tâm và phía nam trung tâm (ở các huyện như Dương Minh Châu, Hòa Thành, Châu Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu, một phần ở Bến Cầu và phía nam huyện Tân Biên), thích hợp để chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm, lương thực, rau thực phẩm,....

+ Đất có độ cao từ <5 m (chiếm 18,77%), phân bố ở khu vực huyện Bến Cầu - đây là khu vực có nhiều chỗ bị ngập nước vào mùa mưa, được sử dụng trồng lúa, rau màu, dứa,....

Như vậy, mặc dù là vùng chuyển tiếp nhưng địa hình ít phức tạp, độ dốc không lớn và khá bằng phẳng, với xu thế thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, địa hình của tỉnh Tây Ninh tạo thuận lợi cho cơ giới trong sản xuất quy mô lớn.

2.1.2.2. Tài nguyên đất

- Về quỹ đất nông nghiệp: Tây Ninh là tỉnh có diện tích trung bình ở miền Đông Nam Bộ với quỹ đất nông nghiệp khá lớn và có những đặc điểm rõ rệt. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2016, quỹ đất nông nghiệp của tỉnh là 345.791,8 ha, chiếm 85,57% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như hình thành các vùng chuyên môn hóa.

- Tây Ninh có 4 nhóm đất chính:

+ Nhóm đất xám bạc màu với diện tích 335.435ha (chiếm 83,04% diện tích tự nhiên), được hình thành trên nền phù sa cổ, có thành phần cơ giới thô, khả năng giữ nước và phân kém, phân bố trên địa hình cao (từ 15 - 80m so với mặt nước biển) khắp các huyện trong tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành và Dương Minh Châu. Căn cứ vào đặc tính lý, hóa có thể chia đất xám bạc màu thành các loại như:

Đất xám điển hình (khoảng 190.000 ha), thường xuất hiện ở các dạng địa hình cao, có mặt nhiều nhất ở Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành. Đất có màu xám sáng, thành phần cơ giới nhẹ (cát pha hoặc thịt), nghèo dưỡng chất. Khả năng giữ nước, giữ màu của đất kém, thường hết mưa là hết nước nên cây trồng rất dễ bị hạn kể cả trong mùa mưa. Đất thường chua do các nguyên tố Ca, Mg bị rửa trôi. Thế mạnh của loại đất này là thích hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị như cao su, mía, đậu phộng hoặc hoa màu như khoai lang, sắn. Trở ngại là thiếu nước mùa khô và đất nghèo chất dinh dưỡng. Do đó cần chú ý chăm bón cho cây trồng đặc biệt là cao su trên đất xám nhiều hơn so với trồng trên đất đỏ bazan. Việc mở rộng diện tích trồng cao su trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào khối đất xám to lớn này nên loại đất xám điển hình này có vị trí quan trọng.

Đất xám có tầng loang lổ và đất xám có tầng kết von đá ong: hai loại đất này có nhiều điểm tương tự chỉ khác nhau ở mức độ trong quá trình hình thành thổ nhưỡng cơ bản do rửa trôi và hóa đá ong. Đất xám có tầng loang lổ có diện tích khoảng 100.000 ha phân bố từ địa hình cao đến vừa, rải rác hoặc khá liền vùng trong phạm vi đất xám nói chung của tỉnh. Đất có màu xám sáng đến xám sẫm, xám đen, các ổ oxyt sắt đỏ vàng, thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có thể trồng cây cao su, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất xám có tầng kết von đá ong có diện tích khoảng 7000 ha thường phân bố ở chân đồi, phần cuối dốc là nơi chuyển tiếp từ đồi phù sa cổ xuống đồng bằng phù sa trẻ hoặc thung lũng thấp. Đất có màu xám đen, xám nâu nhạt hoặc vàng nhạt, thịt nhẹ, ẩm và có đá ong kết chặt thành khối dày đặc ở độ sâu trên 80cm nên sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ của các loại cây công nghiệp dài ngày. Ngoài ra, so với đất xám điển hình thì hai loại đất này có độ phì thấp hơn, độ chua tăng lên,

rất thiếu dinh dưỡng đòi hỏi liều lượng phân bón và lượng vôi cao hơn vì vậy loại đất này thích hợp nhất cho việc trồng các loại cây CNHN.

Đất xám mùn có diện tích khoảng 19.000 ha, thường có mặt trong vùng đất xám ở phần địa hình thấp thành những mạch nhỏ, rải rác xen lẫn với các nhóm đất khác. Đất có màu xám sáng, xám đen nhạt hoặc xám đen, thịt nhẹ, ẩm ướt, thành phần cơ giới nhẹ, rất chua. Tùy thời gian ngập nước mà đất được sử dụng để trồng lúa một vụ, hoa màu hoặc cao su.

Đất xám gley và đất xám đọng mùn gley: Đất xám gley có diện tích khoảng 10.000 ha và đất xám đọng mùn gley có diện tích hơn 6.000 ha. Cả hai loại đất này thường có nhiều điểm tương tự như thường phân bố ở những địa hình thấp nhất, có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, hàm lượng mùn ở tầng đất mặt cao (2,25% ở đất xám gley) đến rất cao (10% ở đất xám đọng mùn gley). Đất này có thể trồng lúa từ 1 -2 vụ. Ở những nơi có thời kỳ khô hơn 3 tháng có thể trồng thêm một vụ hoa màu (khoai lang, đậu nành,...).

+ Nhóm đất phù sa có diện tích 21.867 ha (chiếm 5,41% diện tích tự nhiên); được hình thành trên lớp phù sa sông hiện đại, phân bố tập trung dọc bờ sông Sài Gòn thuộc các huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu và một ít ở Châu Thành. Đây là loại đất giàu dinh dưỡng nhưng cũng thường bị ngập nước. Tùy thuộc vào đặc điểm và nguồn gốc bồi tích có thể chia đất phù sa thành 2 loại là:

Đất phù sa có tầng loang lỗ: có diện tích 1685 ha chiếm tuyệt đại đất phù sa trong tỉnh, phân bố tập trung xung quanh sông Sài Gòn ở các huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu và một vệch xung quanh rạch Bến Đá (huyện Châu Thành). Đất có thành phần cơ giới nặng, có độ phì không cao, chua, chất dinh dưỡng thấp. Đất được sử dụng để trồng lúa hai vụ hoặc một lúa một màu có hiệu quả.

Đất phù sa gley: có diện tích khoảng 90ha, tập trung ở huyện Trảng Bàng, có thể được sử dụng trồng lúa một vụ nhưng năng suất thường thấp. Đất này đòi hỏi phải có hệ thống tưới tiêu hợp lý để tiêu nước ở những vùng ngập sâu và tưới vào mùa khô.

+ Nhóm đất đỏ vàng 14.468 ha (chiếm 3,58% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở phía Bắc huyện Tân Châu, Tân Biên, chân núi Bà Đen. Tùy thuộc vào đá mẹ hình thành có thể chia nhóm đất này thành ba loại sau:

Đất đỏ nâu trên badan: phân bố chủ yếu ở Tân Biên, Tân Châu, là loại đất rất quý của tỉnh, có màu đỏ nâu đến đỏ nâu sẫm, tầng đất dày, giàu chất dinh dưỡng, giữ nước tốt, thuận lợi trồng các loại cây công nghiệp như ca cao, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả như sầu riêng, nhãn, chôm chôm,... Giữa các hàng cây lâu năm, lá cây chưa khép tán có thể trồng lúa khô, đậu các loại, sắn,....để tận dụng tài nguyên đất đồng thời có tác dụng chống mất nước, chống xói mòn.

Đất vàng đỏ trên granit: phân bố tập trung ở chân núi Bà Đen, có đặc điểm thô, chua, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng nên được sử dụng trồng rừng và một phần nhỏ được sử dụng trồng cây ăn quả như chuối, mãng cầu.

Đất vàng đỏ trên đá phiến: phân bố ở Nam thị trấn Tân Biên, là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cát trên 60%, chua, mùn và đạm vừa phải, dễ rửa trôi nên ít có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp, thường được dùng để trồng tràm bông vàng, bạch đàn.

+ Nhóm đất phèn 6.822 ha (chiếm 1,69% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ven sông Vàm Cỏ Đông và những vùng trũng thấp. Đây là nhóm đất chua, nhiều độc tố, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, nhờ các biện pháp cải tạo, canh tác khoa học, hợp lý mà vùng đất phèn trở thành những trang trại khóm ngút ngàn.

+ Ngoài ra, Tây Ninh còn có đất than bùn tập trung ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc các huyện Châu Thành, phía nam Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu. Do đất này có đặc tính thường chua, thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét trên 26%, hàm lượng hữu cơ rất cao nhưng độ phân giải kém nên đất này chỉ thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu và khai thác than bùn làm phân vi sinh.

Như vậy, Tây Ninh có đến trên 92% diện tích là các loại đất thủy thành nên có tầng đất có độ dày khá sâu; trong đó độ dày >100 cm chiếm 91%; từ 50 – 100cm chiếm 1,79% và <50cm chỉ chiếm 0,38%. Đây là một lợi thế lớn khi lựa chọn cơ cấu cây trồng và sử dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất. Về lý hóa tính đất: đất

có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, tỷ lệ sét vật lý ở tầng canh tác 30 – 45%, đất có kết cấu tốt. Độ pH (H2O) 4,57 – 4,90; thành phần đạm, lân, kali tổng số từ trung bình đến khá, nghèo lân dễ tiêu, hàm lượng chất hữu cơ ở tầng canh tác dao động từ 1,5 – 5,8% (Sở NN&PTNT, 2016).

Từ những phân tích trên, ta thấy tài nguyên đất của Tây Ninh có nhiều thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp như: quỹ đất nông nghiệp còn khá, địa hình tương đối bằng phẳng, trên 88% diện tích tự nhiên là đất xám được đánh giá là tốt hơn các vùng đất xám ở nơi khác và đất phù sa có khả năng thích nghi với nhiều loại cây trồng nên Tây Ninh có thể trồng trọt, hình thành các vùng chuyên môn hóa với cơ cấu cây trồng đa dạng đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, hạn chế của đất nông nghiệp tỉnh Tây Ninh là quỹ đất xám bạc màu chiếm diện tích lớn (trên 81%) là loại đất nghèo dưỡng chất, vì vậy để cây trồng có năng suất khá cần đầu tư ở mức cao về công trình thủy lợi, phân bón và công lao động.

2.1.2.3. Khí hậu, thời tiết

Tây Ninh nằm trong vùng vĩ độ thấp của nội chí tuyến Bắc, được giới hạn bởi các vĩ tuyến 10057’B và 11046’B nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh phía Bắc mà chủ yếu bị chi phối của các khối không khí nóng ẩm phía Đông và Nam nên có nền nhiệt độ cao quanh năm, chế độ ngày dài đều, số giờ nắng nhiều, cán cân bức xạ lớn quanh năm.

Với nhiệt độ trung bình năm cao (luôn trên 27,50C) và khá ổn định, không có tháng nào nhiệt độ dưới 260C. Nhiệt độ ở các vùng cao phía bắc của tỉnh hay trên núi Bà Đen cũng chỉ thấp hơn 0,50 - 1,40C so với đồng bằng. Biên độ nhiệt năm thấp khoảng 30- 40. Tổng nhiệt toàn năm lớn vào khoảng 95000 - 10.0000 là trị số cao nhất toàn quốc (xem Phụ lục 2.1). Như thế, lãnh thổ Tây Ninh thu nhận được nguồn nhiệt lớn dẫn tới những biến đổi sâu sắc và nhanh chóng trong quá trình hình thành vỏ phong hóa, sự tiến triển của đất và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản nông phẩm, thử nghiệm nhiều mô hình mới.

Lượng mưa trung bình năm và độ ẩm tương đối khá cao (lượng mưa khoảng từ 2400 mm đến 2900mm, độ ẩm trung bình khoảng 79%), ít bão (do nằm ở miền vĩ độ

hơi thấp của miền nhiệt đới và lại xa biển) là lợi thế cho phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ, ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên lượng mưa phân hóa theo mùa: khoảng 85%-90% lượng mưa cả năm tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 11 gây ngập úng một số vùng trũng ở các huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng; vào mùa khô, lượng mưa lại rất thấp và mùa khô sâu sắc kết hợp với hạn bà Chằn gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp nhất là vùng đất cao ở các huyện Tân Biên, Tân Châu và Dương Minh Châu.

Nhìn chung với nguồn nhiệt, ẩm, ánh sáng lớn, cây trồng, vật nuôi có thể sinh trưởng và phát triển rất nhanh, có khả năng đẩy mạnh việc thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất, tạo ra cơ cấu cây trồng phong phú và quanh năm với nhiều sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao…Trong những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động không nhỏ đến sản xuất NN của Tây Ninh. Cụ thể:

- Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh có xu hướng tăng đến năm 2020 tăng thêm 0,50C, đến năm 2030 tăng thêm 0,70C, đến năm 2050 tăng thêm từ 1,2 đến 1,60C và đến năm 2100 nhiệt độ tăng thêm 2,5 đến 2,80C (so với thời kỳ 1980 – 1999) (Trương Văn Tuấn, Trần Thị Mỹ Kiều, 2018).

- Về lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng so với thời kỳ 1980 – 1999, lưu lượng nước tăng vào mùa mưa và suy giảm vào mùa khô. Cụ thể: Đến năm 2020 tổng lượng mưa trung bình tăng thêm 0,8%, đến năm 2030 tăng thêm 1,2%, đến năm 2050 tăng thêm từ 1% đến 3%, và đến năm 2100 lượng mưa tăng thêm từ 3% đến 5%. Lượng mưa vào mùa khô giảm đều qua các tháng. Tuy nhiên, mùa mưa thì ngắn lại, cụ thể là lượng mưa cao nhất tháng sẽ dịch chuyển từ tháng 10 về tháng 9, trong các tháng mùa mưa thì tháng 11 có lượng mưa giảm. Vì vậy, trong tương lai sự thay đổi lượng mưa trên địa bàn tỉnh khá phức tạp, tổng lượng mưa vào mùa mưa tăng mạnh (các tháng giữa mùa mưa) và mùa mưa rút ngắn lại hơn trước khoảng 1 tháng, gây trượt lở đất, sụt lún, xói mòn nghiêm trọng ở các địa hình dốc, hoang hóa đất, gia tăng lũ quét, hạn hán. Mùa khô kéo dài trong 5 tháng với lượng mưa rất ít và bức xạ mặt trời lớn đã làm tăng quá trình bốc hơi một cách mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, oxy hóa các dung dịch chứa

sắt, nhôm tạo thành kết von hoặc đá ong,... Điều này làm giảm sản lượng, năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng nguy cơ rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp.

2.1.2.4. Nguồn nước

Tây Ninh là tỉnh có nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

* Nguồn nước mặt

+ Sông Sài Gòn: diện tích lưu vực: 5.105,17 km2, trong đó phần lưu vực thuộc nước ta là 4.550,75 km2 (chiếm 89,14%), bắt nguồn từ vùng núi của Campuchia và huyện Lộc Ninh - tỉnh Bình Phước, tổng chiều dài: 280,0 km, đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 135km. Trên lưu vực sông Sài Gòn xây dựng hồ Dầu Tiếng, đập Tha La và có các suối Bà Chiêm (còn gọi là Suối Ngô), suối Sanh Đôi, đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

+ Sông Vàm Cỏ Đông: Bắt nguồn từ Thôn Suông tỉnh Công Pông Chàm của Vương quốc Campuchia. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến ngã ba Bầu Quỳ (Cần Đước, Long An) hợp với sông Vàm Cỏ Tây rồi đổ ra biển ở cửa Soài Rạp. Sông chảy qua sáu huyện của tỉnh Tây Ninh là Tân Biên, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng với chiều dài khoảng 151 km. Trước 1985, sông Vàm Cỏ Đông có lưu lượng nhỏ vào mùa khô, nay được bổ sung từ hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 51 - 60)