Tình hình phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 42 - 44)

Trong thời gian qua, nông nghiệp nước ta có sự tiến bộ vượt bậc, đạt được những kết quả khá toàn diện:

- Sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong thời gian dài, đảm bảo cân bằng cho nền kinh tế: từ năm 2001 đến 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp khoảng 3,5%/năm, và từ năm 2011 đến nay, tăng trưởng bình quân tăng 3,4%/năm (Bùi Tất Thắng, Lưu Đức Hải, 2005).

Giai đoạn 2011 – 2016, so với các nước trong khu vực, ngành Nông nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng không ổn định và có xu hướng giảm đi, từ mức 4,02% năm 2011 còn 1,36% năm 2016, đây cũng là mức thấp nhất từ trước đến nay. Đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế và của ngành NN đã giảm nhanh trong thời gian gần đây. Đến năm 2016, điểm % đóng góp vào nền kinh tế chỉ còn 0,22, giảm hơn 50% so với năm 2015 và hơn 3 lần so với năm 2011; % đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế ở mức 3,5% trong năm 2016, giảm 60% so với năm 2015 và giảm hơn 4 lần so với năm 2011. Đây là mức thấp kỷ lục trong vòng 30 năm qua. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp đã làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, năm 2016, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chỉ đạt 6,21% (không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 6,7%) (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2017).

Tuy nhiên, năng suất lao động xã hội ngành nông, lâm, thủy sản tăng gần gấp đôi từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu đồng năm 2015. Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82 - 83 triệu đồng/ha năm 2015; cứ mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha (2013) lên khoảng 183 triệu đồng/ha (2015). Thu nhập của người dân nông thôn năm 2015 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010 (Tạ Thị Đoàn, 2017).

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 27,54 tỷ USD, xuất siêu khoảng 9 tỷ USD. Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Mặc dù, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh không cao, nhưng nông nghiệp là ngành duy nhất có xuất siêu và với kim ngạch xuất siêu chiếm tỷ trọng lớn đã góp phần đáng kể vào cán cân thanh toán của Việt Nam (Bùi Tất Thắng, Lưu Đức Hải, 2005).

Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch đúng hướng. Ngành trồng trọt giá trị tăng 3% (2013) và 3,2% (2014). Năng suất, chất lượng và giá cả nhiều loại sản phẩm đã được nâng cao. Thu nhập bình quân/ha đất trồng trọt tăng từ 26,4 triệu đồng (2006) lên 84,5 triệu đồng (2016). Ngành chăn nuôi đã chuyển từ hình thức nhỏ, lẻ, phân tán sang hình thức trang trại, gia trại. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong tổng giá trị nông nghiệp tăng. Giá các sản phẩm chăn nuôi ổn định, bảo đảm thu nhập cho người chăn nuôi. Ngành thủy sản đã chuyển dịch cơ cấu giữa khai thác với nuôi trồng (giảm tỷ trọng khai thác (từ 54,46% năm 2006 giảm xuống 46,49% năm 2016) và tăng tỷ trọng nuôi trồng (từ 45,54% năm 2006 tăng lên 53,51% năm 2016). Năm 2016, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,80 triệu tấn (tăng1,83 lần so với năm 2006).

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tiếp tục được nâng cấp, đầu tư và hiện đại hóa. Hệ thống thủy lợi, đê điều được phát triển theo hướng đa mục tiêu và tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tiếp tục được nâng cấp và hiện đại hóa; công tác quản lý chất lượng và vệ

sinh an toàn thực phẩm đã được quan tâm chỉ đạo; hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường; tham gia tích cực đàm phán và tổ chức thực hiện các Hiệp định thương mại và tháo gỡ rào cản, phát triển thị trường,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 42 - 44)