nghiệp
Mục tiêu chính của giải pháp là xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật có chất lượng, đồng bộ để giúp cho nông nghiệp và vùng nông thôn phát triển nhanh, bền vững.
Nội dung chủ yếu của giải pháp gồm có:
+ Phát triển hệ thống thủy lợi: Cơ cấu lại lĩnh vực thủy lợi và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi: nâng cấp hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng; xây dựng các công trình mới thuộc dự án Phước Hoà cho khu tưới Tân Biên và hữu Vàm Cỏ Đông; nạo vét các kênh trục và kênh dẫn nước tưới tiêu cho vùng thấp ven sông Vàm Cỏ Đông;... trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển công trình thủy lợi phục vụ cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao (rau hoa, khoai mì, mía, mãng cầu, hồ tiêu…); đầu tư hoàn thành các công trình dở dang để sớm đưa vào khai thác sử dụng; nâng cấp và bảo đảm an toàn hệ thống hồ chứa; xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tăng cường công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng để nâng cao hiệu quả công trình; áp dụng kỹ thuật, thiết bị mới, công nghệ cao trong thiết kế, thi công quản lý các công trình thủy lợi,....
+ Phát triển hệ thống giao thông nông thôn: Trong thời gian tới, tỉnh cần tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng và từng bước nâng cấp những công trình hiện có để khai thác tối đa khả năng hoạt động, phát huy tác dụng của hệ thống giao thông nông thôn. Đồng thời, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng (ưu tiên cho khu vực xây dựng cánh đồng mẫu lớn); trên các tuyến giao thông nội đồng có thể xây dựng các tuyến đường điện phục vụ sản xuất.
+ Phát triển hệ thống điện phục vụ NN: Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất nên sẽ có nhiều loại máy và trang thiết bị dùng đến năng lượng điện, do đó, Tây Ninh cần tiếp tục xây dựng lưới điện phục vụ sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, thực hiện mục tiêu điện khí hóa nông nghiệp nhất là trong giai đoạn 2016 - 2020; đảm bảo điện đến được tất cả các khu vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Phát triển hệ thống thông tin liên lạc: Cần có kế hoạch phát triển, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc đến từng địa phương, đảm bảo thông tin kịp thời đến người sản xuất giúp họ biết được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước liên quan đến ngành nông nghiệp, thông tin về dự báo thời tiết, về “cung - cầu” của thị trường, tránh tình trạng “được mùa, mất giá”, mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất cho nông dân.
+ Tăng cường năng lực cho các cơ sở dịch vụ nông nghiệp: Hệ thống cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp là nơi cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu và tiêu thụ sản phẩm; có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, dịch vụ nông nghiệp của tỉnh còn gặp nhiều hạn chế chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu của các lĩnh vực sản xuất. Do đó, Tây Ninh cần khuyến khích phát triển và đầu tư nâng cao năng lực các loại hình dịch vụ nông nghiệp như: dịch vụ sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp; dịch vụ cơ khí, vận tải nông thôn; các dịch vụ khuyến nông, thú y và tư vấn nông nghiệp; dịch vụ về thị trường và tiêu thụ sản phẩm... đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
+ Phát triển hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ, chợ đầu mối nông thôn.
Quy hoạch và phát triển hệ thống chợ bán buôn và bán lẻ ở nông thôn, chợ đầu mối. Đầu tư xây dựng các trung tâm thu mua và bán buôn ở các vùng nông nghiệp hàng hóa tập trung, tránh để bị thương lái ép giá, đảm bảo thu nhập cho người nông dân.
3.3.8. Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
- Mục tiêu chính của giải pháp: Mở rộng thị trường; thu hút, tăng cường nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp; tranh thủ, đón đầu khoa học công nghệ tiên tiến.
- Nội dung của giải pháp:
Mở rộng liên doanh, liên kết với TP. HCM và các tỉnh lân cận để mở rộng thị trường và khuyến khích các doanh nghiệp ngoại tỉnh đầu tư vào sản xuất kinh doanh NN ở Tây Ninh trong phát triển các khu nông nghiệp CNC; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các trang trại, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nông nghiệp;
hợp tác, trao đổi và phân công các lĩnh vực về giống cây trồng vật nuôi, công nghệ sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa (rau, hoa, quả, thịt bò, thịt heo, thịt trâu, thịt, trứng gia cầm…); trao đổi tham quan học tập kinh nghiệm - kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh, rau sạch, mô hình du lịch sinh thái, tiếp cận và đặt hàng công cụ cơ giới hóa - hiện đại hóa NN; thu hút các doanh nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh lân cận đến Tây Ninh hoạt động sản xuất NN và dịch vụ du lịch sinh thái.
- Tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp trong tỉnh liên doanh, liên kết với các tỉnh của Hàn Quốc, Nhật Bản trong việc xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các mô hình quản lý sản xuất, tiêu thụ tiên tiến nhằm tiếp nhận trang thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.