3.2.1.1 Trồng trọt
Do tốc độ CNH, ĐTH cao nên quỹ đất NN của Tây Ninh sẽ ngày càng bị thu hẹp. Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh chỉ còn 327.859 ha đất NN; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 254.103 ha, giảm 16.482,4 ha so với năm 2016. Do đó, cần phải nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, nhân rộng các mô hình khu NN CNC kết hợp với việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
* Cây lương thực
- Cây lúa: là cây trồngchiếm ưu thế trong cơ cấu cây lương thực trên địa bàn. Do diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do ĐTH và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên năm 2020 tổng diện tích gieo trồng lúa còn khoảng 130 nghìn ha (giảm khoảng 14,6 nghìn ha so với năm 2016); năng suất bình quân 6,22 tấn/ha (tăng 0,96 tấn/ha so với năm 2016); sản lượng đạt 808,6 nghìn tấn (tăng 47,9 nghìn tấn so với năm 2016) và đến năm 2030 tổng diện tích gieo trồng lúa còn khoảng 120 nghìn ha (giảm khoảng 10 nghìn ha so với năm 2020), năng suất bình quân 6,53 tấn/ha (tăng 0,31 tấn/ha so với năm 2020), sản lượng đạt 783,6 nghìn tấn (giảm 25 nghìn tấn so với năm 2020) (xem Phụ lục 3.1).
Tỉnh tiếp tục đầu tư thâm canh lúa, sử dụng giống lúa CLC, lúa đặc sản phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng như A126, HDT8, AIQ 1102, Hoa Ưu 109, Huyết Rồng, Khao Dawk Mali, nâng tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật lên 90 – 95%. Xây dựng và hình thành mạng lưới cung ứng giống lúa, cấp xác nhận để đảm bảo nhu cầu giống lúa xác nhận đối với từng mùa vụ trên toàn tỉnh.
Vùng lúa CLC với quy mô 17,25 nghìn ha (ở các huyện: Trảng Bàng, Châu Thành, Gò Dầu, Dương Minh Châu và Hòa Thành) và vùng sản xuất lúa đặc sản 3 nghìn ha (ở các huyện Trảng Bàng, Châu Thành, Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Tân Châu và thành phố Tây Ninh).
Nâng cao chất lượng tưới tiêu, làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lúa (biện pháp kỹ thuật “3
giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”); áp dụng cơ giới hóa ở những nơi có quy mô cho phép, trong đó chú trọng các khâu làm đất 90 – 100%, bơm nước tưới, tiêu 100% và thu hoạch 70 – 80%). Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40% diện tích lúa chất lượng cao được sản xuất theo quy trình VietGAP.
- Ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa. Nhằm góp phần đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn nuôi đặc biệt là phục vụ cho chương trình chăn nuôi bò sữa ở Gò Dầu, Trảng Bàng và cung ứng rau sạch, an toàn cho thị trường; đến năm 2020 diện tích gieo trồng ngô đạt 6,5 nghìn ha (tăng 2,1 nghìn ha so với năm 2016), năng suất đạt 66,3 tạ/ha với sản lượng 43,2 nghìn tấn (tăng 18,7 nghìn tấn so với năm 2016). Đến năm 2030, diện tích ngô đạt 5,8 nghìn ha, năng suất đạt 73,03 tạ/ha, sản lượng đạt 42,4 nghìn tấn (xem Phụ lục 3.1).
- Cây rau đậu thực phẩm: Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ và cung ứng rau cho các thị trường nội tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận, góp phần tham gia chuỗi tiêu thụ rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 2020, tỉnh duy trì và mở rộng diện tích rau lên 30 nghìn ha (tăng 4,7 nghìn ha so với năm 2016); sản lượng đạt 600 nghìn tấn (tăng 247,8 nghìn tấn so với năm 2016); và năm 2030 là 45 nghìn ha (tăng 15 nghìn ha so với năm 2020) cho sản lượng lên đến 990 nghìn tấn rau các loại (tăng 390 nghìn tấn so với năm 2020). Cùng với sự gia tăng của diện tích và sản lượng, năng suất của nhóm cây này cũng tăng đạt 20 tấn/ha năm 2020 và đến năm 2030 là 22 tấn/ha (xem Phụ lục 3.1).
Về cơ cấu cây rau đậu thực phẩm, chú trọng phát triển theo hướng chuyên canh, đa dạng về chủng loại sản phẩm, bao gồm cả rau ăn lá (chủ yếu là các loại rau muống, rau cải, rau cần...); rau ăn củ quả (bầu, bí, dưa, cà, ...) và rau gia vị, đặc biệt là các loại rau rừng đặc sản như sao nhái, quế vị, đọt cóc, trâm ổi, mặt trăng, rau chùm mối, lá bứa, trâm sắn, lá cách, lá chiếc, sơn máu, bí bái...
- Chú trọng phát triển rau quả CLC, ứng dụng đồng bộ KHCN (nhà lưới, nhà màng...) đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường.
- Xây dựng các mô hình trồng rau áp dụng CNC; bên cạnh các vùng chuyên canh rau hiện có cần tiếp tục hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn trên địa
bàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2020, diện tích trồng rau CNC trên địa bàn tỉnh đạt 200 ha, có trên 50% diện tích rau chuyên canh sản xuất theo quy trình VietGAP, nâng cao mức độ bảo đảm vệ sinh ATVSTP và khả năng truy nguyên nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của địa phương và một phần cho xuất khẩu.
* Cây công nghiệp
- Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của Tây Ninh, hai loại cây CNHN là
khoai mì và mía, còn cây CNLN là cao su được xem là những cây trồng chủ lực. Nhìn chung, vị thế của nhóm cây công nghiệp tương đối trong cơ cấu ngành NN.
+ Khoai mì
- Tiếp tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như sử dụng giống mới CLC, bón phân đúng quy trình, tưới tiết kiệm nước,… góp phần nâng năng suất bình quân lên 36,3 tấn/ha năm 2020 (tăng 3,46 tấn/ha so với năm 2016), và đạt 37,84 tấn/ha năm 2030 (tăng 1,54 tấn/ha so với năm 2020). Năm 2020, cây khoai mì chỉ còn 50 nghìn ha với sản lượng 1.815 nghìn tấn (giảm 11,6 nghìn ha, 209 nghìn tấn so với năm 2016) và đến năm 2030 còn tương ứng là 40 nghìn ha với 1.513,6 nghìn tấn (giảm 10 ha và 301,4 nghìn ha so với năm 2020) do thị trường tiêu thụ tinh bột khoai mì có xu thế chững lại do sản phẩm khoai mì của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc; mặt khác việc trồng khoai mì gây nguy cơ thoái hóa đất rất lớn nếu không thâm canh đúng mức (xem Phụ lục 3.2).
- Tiếp tục đưa cơ giới hóa vào trong tất cả các khâu từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch khoai mì; thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng xây dựng cánh đồng lớn, tạo vùng nguyên liệu cho CNCB, liên kết doanh nghiệp chế biến khoai mì với hợp tác xã, nông hộ trồng khoai mì tạo cơ hội nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm.
- Đầu tư trang thiết bị để chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm sau tinh bột, giảm giá thành sản phẩm và sử dụng nhiều hơn nữa các phụ phẩm trong chế biến.
+ Mía
- Dự kiến trong giai đoạn 2020 - 2030, diện tích mía trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định trong khoảng 20 nghìn ha (tăng 7,1 nghìn ha so với năm 2016); năng suất bình quân khoảng 85 tấn/ha - 90 tấn/ha (tăng 9,65 tấn/ha - 14,65 tấn/ha so với năm 2016) để đạt sản lượng khoảng 1,7 triệu tấn - 1,8 triệu tấn (tăng 725,5 - 825,5 nghìn tấn so
với năm 2016) (xem Phụ lục 3.2). Diện tích mía có thể tăng thêm 5 nghìn ha do luân canh với các loại cây trồng khác để đạt sản lượng khoảng 2 triệu tấn/năm.
- Vùng chuyên canh mía tập trung ở các huyện Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Bến Cầu;
- Tiếp tục đưa vào sử dụng các giống mía mới có năng suất và trữ đường cao, các giống có thể rải vụ để chủ động nguồn nguyên liệu.
- Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi để tăng diện tích mía được tưới.
- Tăng cường đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía ở các khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch.
- Xây dựng cánh đồng lớn, trên các cánh đồng lớn, thành lập các hợp tác xã, tạo cơ sở pháp lý để liên kết với các công ty, nhà máy đóng trên địa bàn.
- Đẩy mạnh “ liên kết 4 nhà” nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
- Ngoài ra các công ty, nhà máy tập trung hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng các loại sản phẩm sau chế biến.
+ Cây cao su
- Tổng diện tích cao su sẽ giảm còn 85 nghìn ha năm 2020 (giảm 14,4 nghìn ha so với năm 2016) ; và đến năm 2030 còn khoảng 70 nghìn ha (giảm 15 nghìn ha so với năm 2020), Theo đó, sản lượng cao su cũng giảm, năm 2020 còn 168,3 nghìn tấn (giảm 18,8 nghìn tấn so với năm 2016) và năm 2030 còn 148,1 nghìn tấn (giảm 20,2 nghìn tấn so với năm 2020); nâng cao năng suất từ 2,2 - 2,3 tấn/ha (xem Phụ lục 3.2). Diện tích cao su giảm do thanh lý những diện tích cao su già cỗi cho năng suất thấp và cao su ở những vùng đất không thích nghi đặc biệt là vùng đất thấp; một phần diện tích cao su tiểu điền quy hoạch trồng khoai mì, mía hoặc chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp,…
- Cải tạo vườn cao su cho năng suất mủ thấp, tái canh cao su hợp lý, đảm bảo 100% diện tích trồng mới được trồng bằng giống CLC; dãn tiến độ khai thác đảm bảo cho cây khỏe và đạt năng suất cao.
- Các doanh nghiệp chế biến chuyển hướng sang chế biến sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước để thay thế hàng nhập khẩu; chế biến sâu đối với các loại sản
phẩm xuất khẩu. Mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ, từng bước giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
* Cây ăn quả
- Trồng cây ăn quả là hướng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. Đến năm 2020 diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh sẽ đạt 26 nghìn ha (tăng 8,7 nghìn ha so với năm 2016) và tiếp tục tăng lên đạt 35 nghìn ha vào năm 2030 (tăng 9 nghìn ha so với năm 2020), chủ yếu chuyển từ những phần đất cao su già cỗi, mía và một số cây hàng năm khác kém hiệu quả khác. Sản lượng và năng suất của cây ăn quả cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2020 - 2030 (sản lượng đạt 408,9 nghìn tấn, năng suất đạt 18,8 tấn/ha năm 2020 và năm 2030, năng suất tăng lên 20 tấn/ha cho sản lượng tăng đến 644 nghìn tấn) (xem Phụ lục 3.2). Các loại cây ăn quả có quy mô lớn ở Tây Ninh gồm mãng cầu, xoài, nhãn, chuối, cây ăn quả có múi… Trong đó, các loại cây ăn quả đặc sản chủ lực gồm: mãng cầu, chuối, xoài (cát Chu), bưởi.
- Ưu tiên phát triển một số loại cây ăn quả có lợi thế và giá trị kinh tế cao, bao gồm:
+ Mãng cầu: có diện tích 5.112 ha, sản lượng 82.261 tấn năm 2020, tăng 345 ha và 18.263 tấn so với năm 2016; đến năm 2030, diện tích và sản lượng mãng cầu đạt tương ứng là 6.000 ha và 110.032 tấn, tăng 888 ha và 27.771 tấn so với năm 2020 (xem Phụ lục 3.2).
+ Chuối: tăng nhanh về diện tích và sản lượng. Năm 2020, diện tích đạt 6.000 ha, sản lượng đạt 196.000 tấn (tăng 4.246 ha và 143.543 tấn so với năm 2016); đến năm 2030, diện tích và sản lượng chuối đạt tương ứng là 12.000 ha và 408.480 tấn (tăng 6.000 ha và 212.480 tấn so với năm 2020) (xem Phụ lục 3.2).
+ Xoài: Năm 2020, diện tích xoài đạt 3.826 ha, sản lượng 27.140 tấn, tăng 1.488 ha và 8.970 tấn so với năm 2016. Diện tích và sản lượng xoài tiếp tục tăng lên đạt 5.000 ha và 40.020 tấn vào năm 2030, tăng 1.174 ha và 12.880 tấn so với năm 2020 (xem Phụ lục 3.2).
+ Bưởi: Năm 2020, diện tích và sản lượng bưởi của tỉnh tăng rất nhanh, đạt 1.500 ha, sản lượng 15.180 tấn (diện tích tăng 27,7 lần, sản lượng tăng gần 53 lần so
với năm 2016); và đến năm 2030, diện tích và sản lượng tiếp tục tăng gấp đôi năm 2020 với các chỉ số tương ứng là 3.000 ha và 33.132 tấn (xem Phụ lục 3.2).
Ngoài ra tỉnh còn tăng diện tích trồng thơm và một số loại cây ăn quả đặc sản có giá trị cao lên khoảng 3.000 ha.
Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng năng suất bình quân các loại cây trái: mãng cầu 17,29 tấn/ha; chuối 35 tấn/ha; xoài (cát Chu) 8,5 tấn/ha và bưởi 11 tấn/ha. Đến năm 2020, nâng tỷ lệ sản xuất cây ăn quả đặc sản theo quy trình VietGAP lên 50%.
Ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa trong sản xuất, bảo quản và chế biến quả đặc sản, nâng cao mức độ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng truy nguyên nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản với quy mô lớn như: + Vùng chuyên canh mãng cầu tại khu vực núi Bà Đen thuộc thành phố Tây Ninh, hai huyện Tân Châu và Dương Minh Châu.
+ Vùng chuyên canh khóm (dứa) nguyên liệu tại xã Bình Thạnh, Trảng Bàng. + Vùng chuyên canh chuối tại xã Đôn Thuận, Trảng Bàng.
+ Vùng chuyên canh bưởi da xanh tại xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên.
* Các loại hoa, cây cảnh và nuôi sinh vật cảnh: Dự kiến, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tăng nhanh diện tích trồng các loại hoa, cây cảnh. Đến năm 2020 vùng trồng hoa, cây cảnh sẽ có quy mô khoảng 150 ha; trong đó, vùng nông nghiệp đô thị khoảng 1.000 ha (các huyện phía Nam có phát triển nông nghiệp đô thị và du lịch như TP. Tây Ninh, Trảng Bàng, Gò Dầu, Hòa Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu…) và vùng nông nghiệp nông thôn khoảng 30 ha phân bố ở khu vực thị trấn Tân Châu, Tân Biên, Hòa Thành và các cửa khẩu; tổng giá trị gia tăng ước khoảng 5 nghìn tỉ đồng.
3.2.1.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống nhằm phục vụ trước hết cho nhu cầu trên địa bàn tỉnh với định hướng:
+ Tăng nhanh GTSX và tỷ trọng GTSX chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Cụ thể GTSX của ngành từ 4.732,5 tỉ đồng năm 2016 tăng lên 7.501,2 tỉ
đồng năm 2020 và 17.315,1 tỉ đồng năm 2030; tỷ trọng GTSX tăng tương ứng qua các năm 2016 - 2020 - 2030 là 17,5% - 22,8% - 36,3% (xem Hình 3.1).
+ Tăng nhanh quy mô đàn vật nuôi, trong đó chú trọng các loại vật nuôi có thế mạnh như đàn heo, đàn gà và đàn bò.
+ Tăng nhanh quy mô nuôi trang trại đồng thời tăng cường ứng dụng CNC nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết bảo đảm ATVSTP và bảo vệ môi trường; từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lí theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng trại đến thị trường tiêu thụ.
Định hướng đối với từng ngành chăn nuôi cụ thể là:
* Chăn nuôi lợn
Lợn là vật nuôi có tiềm năng lớn ở Tây Ninh khi địa phương còn nhiều diện tích đất, sự đầu tư quy mô lớn của Thái Lan, Indonesia, ngoài TP.HCM còn mở rộng thị trường sang các tỉnh khác ở Đông Nam Bộ, ... nên dự kiến tổng đàn lợn năm 2020 ở mức 320 nghìn con (tăng 128,1 nghìn con so với năm 2016) và tăng lên 380 nghìn con năm 2030 (tăng 60 nghìn con so với năm 2020); sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020 là 64 nghìn tấn (tăng 17,8 nghìn tấn so với năm 2016) và năm 2030 là 76 nghìn tấn (tăng 12 nghìn tấn so với năm 2020) (xem Phụ lục 3.3).
Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, gia trại với phương thức bán công nghiệp và công nghiệp phù hợp với từng khu vực; phấn đấu đạt tỷ lệ chăn nuôi trang trại và gia trại đạt nuôi heo 80 – 85% vào năm 2020; tăng tỉ trọng đàn lợn xuất chuồng. Nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn theo hướng nạc hóa (tỉ lệ sử dụng giống lợn lai hướng nạc trong cơ cấu đàn lợn từ 98 - 100% tổng đàn). Đảm bảo chất lượng ATVSTP, tăng cường khả năng kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết ATVSTP thịt lợn ở TP. Tây Ninh và các huyện Hòa Thành, Dương Minh Châu, Châu Thành, Trảng Bàng.
* Chăn nuôi trâu, bò
- Đàn bò: Thu nhập của người dân ngày càng tăng cao và mức sống được cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng các loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó thịt bò
chiếm thị phần không nhỏ, đòi hỏi ngành chăn nuôi bò thịt phải phát triển mạnh và