Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp vận dụng cho tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 39 - 42)

Ninh

Căn cứ vào hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển N - L -TS mà Tổng cục Thống kê (TCTK) và Bộ NN&PTNT sử dụng trong điều tra thống kê về N - L -TS của cả nước cũng như từng địa phương, luận văn đưa ra các chỉ tiêu chung vận dụng cho tỉnh Tây Ninh. Cụ thể là:

* Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành - Giá trị sản xuất nông nghiệp là tổng giá trị sản phẩm của nông nghiệp và giá trị những dịch vụ liên quan đến hoạt động này được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm); được xác định bằng tổng giá trị sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp theo giá so sánh và giá thực tế theo từng thời kỳ nghiên cứu. Đây là tiêu chí phản ánh quy mô, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của từng ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp còn là căn cứ tính tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế, cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và vị trí của ngành nông nghiệp cũng như của từng ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp ở từng vùng, từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

- Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo ngành là tỉ trọng của trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong tổng GTSX nông nghiệp; nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất. Thông qua tỉ trọng của từng ngành có thể đánh giá được vai trò của từng phân ngành trong toàn bộ cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp.

Hai chỉ tiêu này được công bố trong Niên giám Thống kê (NGTK) cả nước và các tỉnh, TP hàng năm.

* Tốc độ tăng trưởng của GTSX nông nghiệp: là tỷ lệ phần trăm GTSX nông nghiệp của năm tính tốc độ tăng trưởng với năm trước đó hoặc cả thời kỳ nghiên cứu trước đó theo giá so sánh. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp; phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất vì giá trị tăng thêm của ngành được tạo ra

chủ yếu nhờ nâng cao năng suất lao động trong điều kiện các yếu tố tự nhiên là có giới hạn

Chỉ tiêu này được TCTK và Cục thống kê các tỉnh, thành phố công bố hàng năm trong Niên giám Thống kê.

* Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp

Đây là tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất, kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, luân canh tăng vụ, áp dụng các biện pháp KH - CN mới, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Tiêu chí này được tính bằng giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp/Diện tích đất nông nghiệp, đơn vị: triệu đồng/ha.

* Đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

- Đất nông nghiệp là đất trên thực tế đang được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Tiêu chí này phản ánh mức độ hợp lý cũng như ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đối với tài nguyên đất toàn lãnh thổ. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống và tăng diện tích các loại đất phi nông nghiệp.

Cách tính: (Diện tích đất từng loại/tổng diện tích tự nhiên) x100. Đơn vị: % * Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp là tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm và đất đồng cỏ chăn nuôi.

Cách tính: (Diện tích đất từng loại/tổng diện tích đất nông nghiệp) x100. Đơn vị: %

* Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu

- Diện tích gieo trồng là toàn bộ diện tích đất được sử dụng để trồng các loại cây trồng. Gồm diện tích gieo trồng cây hàng năm và diện tích gieo trồng cây lâu năm.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm: là diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng không quá một năm kể từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm.

Diện tích gieo trồng cây lâu năm: là toàn bộ diện tích đất được sử dụng để trồng cây lâu năm, bao gồm diện tích đang cho sản phẩm, diện tích chưa cho sản phẩm trong thời kì kiến thiết cơ bản và diện tích mới được trồng trong năm. Trong đó, diện tích kiến thiết cơ bản cây lâu năm là diện tích trong thời kỳ chăm sóc sau trồng mới, thời gian kiến thiết cơ bản dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại cây, thông thường sau một thời gian nhất định (2-7 năm) cây trồng sẽ cho sản phẩm; diện tích trồng mới cây lâu năm là diện tích đất mới được khai hoang hay chuyển dịch từ cây trồng khác để trồng một loại cây lâu năm nào đó; diện tích đang cho sản lượng là diện tích đã trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản bao gồm cả thời gian cho kết quả thu bói và cho sản phẩm với năng suất khá ổn định. Tuỳ theo chu kỳ khai thác của từng loại cây trồng, thời kỳ cho sản phẩm của cây lâu năm thường kéo dài trong nhiều năm, 5 -10-15 năm hay trên 30 năm như cao su, chè, dừa,…

- Năng suất là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương.

Đối với cây hàng năm: Năng suất gieo trồng được tính bằng sản lượng thu hoạch chia cho toàn bộ diện tích gieo trồng (kể cả diện tích bị mất trắng) trong vụ hay trong năm.

Đối với cây lâu năm chỉ tính năng suất với những diện tích cho sản phẩm (không tính diện tích trồng mới và diện tích đang trồng thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa cho thu hoạch).

- Sản lượng cây nông nghiệp gồm toàn bộ khối lượng sản phẩm chính của một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong một năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp hoặc của một vùng.

* Chỉ tiêu khác

- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp: Là tỷ lệ lao động trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp tính trên tổng số lao động; phản ánh thực trạng nguồn lao động đang hoạt động trong nông nghiệp tại khu vực nông thôn. Để tính tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ta lấy số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động trong nông nghiệp chia tổng số lao động của toàn xã hội; đơn vị:%

- Số kg lương thực (có hạt) bình quân theo đầu người: Là chỉ tiêu phán ánh mức tiêu dùng bình quân của một người dân đối với mặt hàng lương thực ở một thời điểm xác định nhằm phản ánh mức sống dân cư thông qua khối lượng tiêu dùng, cơ cấu và tập quán tiêu dùng cũng như thành phần dinh dưỡng trong tiêu dùng của người dân và hỗ trợ công tác lập kế hoạch đảm bảo cân đối giữa sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Số kg lương thực (có hạt) bình quân theo đầu người được xác định bằng cách lấy tổng lượng lương thực tiêu dùng trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là một năm) chia cho số dân số sử dụng lương thực đó. Đơn vị: kg/người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)