Giải pháp về khoa học công nghệ, giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 147 - 149)

Mục tiêu của giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Nội dung chính của giải pháp gồm có:

+ Tăng cường ứng dụng các thành tựu KH - CN vào sản xuất, đặc biệt là các tiến bộ về công nghệ sinh học nhằm tự lai tạo, tuyển chọn các giống mới về cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn hàng nông sản sạch, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh ở địa phương, kháng sâu bệnh, có thể phát triển và cho năng suất cao khi trồng nghịch vụ;.... và nhanh chóng đưa vào sản xuất đại trà. Đó là các giống lúa đặc sản, chất lượng cao, rau, cây ăn quả, bò thịt, bò sữa, lợn, gà, cỏ, hoa, cây cảnh, chim, thú, cá cảnh,… Từ năm 2016, Tây Ninh đã thành lập được 13 Tổ hợp tác sản xuất giống với tổng diện tích sản xuất 116,2 ha, cung ứng cho thị trường khoảng 462 tấn lúa để làm giống sản xuất cho khoảng 3.850 ha. Trong thời gian tới, Tây Ninh cần phát huy hơn nữa phát triển giống cây trồng

vật nuôi, đảm bảo cung cấp đủ giống chất lượng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh, hạn chế nhập giống từ bên ngoài nhằm hạ thấp mức chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận.

+ Tích cực triển khai và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ trong gieo trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm như: kỹ thuật canh tác nghịch vụ, sử dụng màng phủ nilon, xây dựng nhà lưới, nhà kính, tưới tiết kiệm, hạn chế tình trạng rửa trôi xói mòn đất canh tác và cạnh tranh của cỏ dại, tận dụng ánh sáng,… trong sản xuất rau sạch, rau an toàn. Phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); sử dụng màng chắn miệng cạo cho cây cao su; phổ biến rộng rãi những tiến bộ kỹ thuật trong mô hình VAC đặc biệt là kỹ thuật xây dựng và sử dụng hầm Biogas; nhân rộng kiểu chuồng nuôi bò, nuôi heo công nghiệp và bán công nghiệp vào các hộ, trang trại chăn nuôi. Trong năm 2016, tỉnh đã chuyển giao tiến bộ về giống, quy trình kỹ thuật sản xuất, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt, nhằm cắt giảm chi phí đầu vào (lúa giảm 2,5- 3 triệu đồng/vụ; mì giảm chi phí trồng 01 triệu đồng/ha, chăm sóc giảm 300.000 đồng/ha/lần), tăng lợi nhuận; trong chăn nuôi đã chuyển giao quy trình VietGAP đến người dân, đệm lót sinh học, phương pháp phối trộn thức ăn đã làm tăng tỷ lệ nuôi sống và trọng lượng khi xuất chuồng, giảm giá thành sản phẩm trong chăn nuôi, xử lý chuồng trại giảm thiểu ô nhiễm môi trường và an toàn sinh học. Với những thành công bước đầu đó, Tây Ninh cần tiếp tục phát huy và tăng cường thực hiện giải pháp này trong tương lai.

+ Tăng cường các hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân. Tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông, xây dựng mạng lưới dịch vụ khuyến nông cơ sở gồm có các doanh nghiệp, chủ trang trại, HTX nông nghiệp, tổ hợp tác, câu lạc bộ để giúp chuyển giao công nghệ cho nông dân; tập huấn tiến bộ kĩ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giải đáp thắc mắc, tư vấn thông tin; đưa cán bộ khuyến nông có chuyên môn, kinh nghiệm trực tiếp và kịp thời đi khảo sát, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho nông dân.

+ Xây dựng, trình diễn và chuyển giao các mô hình sản xuất nông nghiệp ƯDCNC, có hiệu quả như mô hình trồng lúa chất lượng cao, RAT, cây ăn quả, hoa - cây cảnh, chăn nuôi công nghiệp, trang trại, ..., thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

+ Phát triển nông nghiệp theo hướng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ) gắn với phát triển các vùng nông nghiệp ƯDCNC để từng bước nhân ra diện rộng và hình thành nền nông nghiệp an toàn, bền vững, hướng đến chất lượng theo thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)