2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Tây Ninh Tây Ninh
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Tây Ninh Tây Ninh 11º46’ vĩ độ Bắc và từ 105º48’ đến 106º22’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Tây giáp Campuchia có cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cửa khẩu quốc gia Xa Mát và các cửa khẩu phụ (Tống Lê Chân, Kà Tum, Chàng Riệt và Phước Tân) buôn bán tiểu ngạch với 3 tỉnh của Campuchia là Sray Riêng, Konpong Chàm và Swoai Riêng.
Phía Đông Tây Ninh giáp tỉnh Bình Phước và Bình Dương - một trong những tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao nhất nước.
Phía Nam và Đông Nam Tây Ninh giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại và dịch vụ lớn vào bậc nhất nước ta - đồng thời cũng là một thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi được xem là vùng kinh tế động lực của quốc gia.
Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 4.041,3 km2 và dân số trung bình năm 2016 là 1.118,8 nghìn người (chiếm 1,22% diện tích và 1,2% dân số cả nước).
Vào thời Nguyễn, Tây Ninh thuộc trấn Phiên An của Gia Định thành. Thời Pháp là hạt Tây Ninh thuộc vùng Sài Gòn Nam Kỳ và đã có diện tích như ngày nay (khoảng 4.200 km2), dân số 122 nghìn người với 2 quận trực thuộc là Trảng Bàng và Thái Bình. Thời kỳ Mỹ - Ngụy, tỉnh Tây Ninh gồm 4 quận là Phú Khương, Phước Ninh, Hiếu Thiện và Khiêm Hanh. Sau khi đất nước tái thống nhất, tỉnh Tây Ninh về đại thể vẫn giữ nguyên về diện tích và ranh giới. Tính đến thời điểm 2016, Tây Ninh bao gồm thành phố Tây Ninh và 8 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và Trảng Bàng (xem Phụ lục 2.1).
Tây Ninh có vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Phnôm Pênh - là hai trung tâm kinh tế lớn tương ứng của hai nước Việt Nam và Campuchia.