Nhóm nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 60 - 70)

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

- Dân cư

Năm 2016, dân số trung bình toàn tỉnh là 1.118,8 nghìn người (đứng thứ 4 trong các tỉnh ĐNB và đứng thứ 36 cả nước) tăng chậm so với năm 2006 (tăng 72,46 nghìn người), cư trú trên 4.041,3 km2, mật độ dân số trung bình của Tây Ninh là 276,8 người/km2 (gần bằng mức trung bình của cả nước và thấp hơn 2,5 lần vùng Đông Nam Bộ).

Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, TP (xem Phụ lục 2.3). Dân cư tập trung đông ở huyện Hòa Thành, TP Tây Ninh, huyện Gò Dầu và Trảng Bàng với mật độ trung bình là 930,5 người/km2 do khu vực này là nơi tập trung các nhà máy, doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm thương mại, các khu vực buôn bán. Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu vẫn còn phổ biến hoạt động nông nghiệp mang tính phân tán trong không gian nên có mật độ thấp (trung bình 198,76 người/km2). Trong các huyện, TP của tỉnh, ngoại trừ TP Tây Ninh, các huyện còn lại có tỷ lệ dân nông thôn/dân số trung bình (TB) của tỉnh khá cao như Trảng Bàng (12,6%), Hòa Thành (11,2%), Châu Thành (10,9%), Tân Châu (10,2%), Gò Dầu (10,1%)... (xem Phụ lục 2.4) có thể sản xuất NN hàng hóa quy mô lớn, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi… làm tăng hiệu quả sản xuất cũng như giữ vững vai trò của NN trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Dân số của Tây Ninh đang trong thời kỳ “dân số vàng”. Năm 2016, nhóm dân số 15 - 60 là 651,39 nghìn người (chiếm 58,2% dân số), nhóm dân số dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi là 467,42 nghìn người (chiếm 41,8% dân số) (Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Tây Ninh, 2017). Mặt khác, quá trình phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp thu hút dân cư ở nông thôn chuyển ra thành thị làm cho dân số nông thôn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006 - 2016 (xem Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Quy mô dân số và dân số nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016

Chỉ tiêu Số dân (nghìn người)

2006 2008 2010 2012 2014 2016

Dân số 1.047,10 1.074,25 1.074,25 1.089,70 1.104,24 1.118,82 Dân số nông thôn 869,05 895,50 906,41 918,87 897,69 869,12 % trong tổng dân

số

83,00 84,44 84,38 84,32 81,30 77,68

“Nguồn: Cục Thống kê (CTK) tỉnh Tây Ninh, 2015, 2017”.

Việc giảm dân số nông thôn ít gây ảnh hưởng đến sản xuất phát triển nông nghiệp vì hiện nay nông nghiệp đã sử dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất. Tuy nhiên, cũng có những cản trở nhất định đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như của cả kinh tế.

- Nguồn lao động

Năm 2006, nguồn lao động (LĐ) trên địa bàn tỉnh là 599,89 nghìn người chiếm 57,33% dân số và đến năm 2016, lao động của tỉnh là 641,83 nghìn người chiếm 57,37% dân số.

Bảng 2.2. Nguồn LĐ và LĐ trong NN của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016

Năm Tổng LĐ (nghìn người) Tỷ lệ LĐ so với tổng số dân (%) LĐ trong NN (nghìn người) Tỷ lệ LĐ NN so với tổng LĐ (%) 2006 599,89 57,33 297,18 49,54 2008 607,00 57,52 284,31 46,60 2010 614,16 57,17 277,25 45,14 2012 614,79 58,90 281,89 43,92 2014 631,05 57,15 265,56 42,08 2016 641,83 57,37 189,76 29,57

“Nguồn: CTK tỉnh Tây Ninh, 2007, 2017”.

Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2016 nguồn LĐ của tỉnh tăng 41,94 nghìn người, nhưng tỷ trọng LĐ ít biến động. Riêng LĐ trong nông nghiệp giảm nhanh về số lượng và tỷ trọng. Nếu năm 2006, LĐ nông nghiệp có đến 297,18 nghìn người chiếm 49,54% trong tổng LĐ xã hội thì năm 2016 các con số tương ứng là 189,76 nghìn người và 29,57% (xem Bảng 2.2). Đây là một thuận lợi nhằm phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới với tỷ lệ LĐ nông nghiệp <20%; tuy nhiên, việc LĐ nông nghiệp

giảm gây thiếu nhân công trong sản xuất đồng thời đòi hỏi ngành nông nghiệp của tỉnh phải nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.

- Chất lượng LĐ trong nông nghiệp ở Tây Ninh luôn được xếp ở mức khá so với các tỉnh phía Nam. Năm 2016, tổng số LĐ nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp là 3,55 nghìn người, đạt 90,18% (Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh, 2017), tạo thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất NN. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn sâu chưa nhiều dẫn đến thiếu ý tưởng và chưa đủ khả năng thực hiện việc tổ chức xây dựng, quản lý phát triển bền vững nền NN của Tây Ninh.

2.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt mức cao và ổn định. Tổng giá trị sản phẩm năm 2016 là 54.641,3 tỉ đồng gấp 4,4 lần so với năm 2006. Nhìn chung cả 3 khu vực đều đạt tốc độ tăng trưởng khá tuy sự tăng trưởng này còn biến động, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế chung của cả nước; trong đó CN -XD có tốc tộ tăng trưởng liên tục và nhanh nhất, DV có tốc độ tăng trưởng khá và chưa ổn định, N- L - TS có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (xem Hình 2.1) do ảnh hưởng của thời tiết, biến đổi khí hậu, thị trường và nhiều yếu tố khác.

Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP của Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (theo giá so sánh 2010)

“Nguồn: Xử lý từ số liệu của CTK tỉnh Tây Ninh, 2007, 2015, 2017”.

%

Năm 2016, các chỉ số tăng trưởng kinh tế của tỉnh đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (trừ dịch vụ). Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh là 7,81%, của khu vực N - L - TS là 3,39%, của công nghiệp - xây dựng (CN - XD) là 14,78% và dịch vụ (DV) là 6,38% (CTK tỉnh Tây Ninh, 2017); trong khi đó các chỉ số tương ứng của cả nước là: 6,21% - 1,36% - 7,57% - 6,98% (TCTK, 2017). Điều này sẽ tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển KT - XH của tỉnh trong những năm tới.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với xu thế chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của tỉnh nhìn chung cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong giai đoạn 2006 - 2016.

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành: Khu vực N - L - TS giảm từ 40,07% năm 2006 xuống còn 26,16% năm 2016 (giảm 13,91%), trong đó giảm mạnh nhất vào năm 2014; Khu vực CN - XD tăng từ 27,68% năm 2006 lên 36,85% năm 2016; Khu vực DV nhìn chung cũng tăng tuy còn chậm (năm 2006 là 31,92% tăng lên 32,61% năm 2016) và nhiều biến động. Năm 2006, trong các khu vực kinh tế thì tỷ trọng khu vực N - L - TS là lớn nhất sau đó đến dịch vụ và tỷ trọng nhỏ nhất là CN - XD nhưng đến năm 2016 thì tỷ trọng các nhóm ngành có sự thay đổi: khu vực CN - XD có tỷ trọng lớn nhất, còn N - L - TS có tỷ trọng nhỏ nhất.

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu GRDP phân theo nhóm ngành kinh tế của Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (giá hiện hành)

+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong công nghiệp đã hình thành một số khu công nghiệp (KCN) như: KCN Trảng Bàng, KCN Linh Trung III, KCX &CN Linh Trung, KCN Bàu Hai Năm, KCN Gia Bình (huyện Trảng Bàng); KCN Phước Đông, KCN Trâm Vàng, KCN Hiệp Thạnh, KCN Chà Lá, KCN Bourton - An, KCN An Phú,...; ngoài ra còn có khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (huyện Gò Dầu); cụm công nghiệp (CCN) Thanh Điền (huyện Châu Thành); CCN Chà Là (huyện Dương Minh Châu); CCN Bình Minh, CCN Tân Bình, CCN Thạnh Tân (TP. Tây Ninh); CCN Trường Hòa, CCN Bến Kéo (huyện Hòa Thành) và các xí nghiệp chế biến khác. Trong nông nghiệp, tỉnh cũng đã quy hoạch hai tiểu vùng nông nghiệp là:

+ Tiểu vùng I (Tiểu vùng phát triển nông nghiệp, nông thôn) phát triển các loại cây trồng chủ yếu là cao su, khoai mì, mía, lúa, rau các loại; vật nuôi chủ yếu là lợn, bò, gà ở các trang trại và gia trại.

+ Tiểu vùng II (Tiểu vùng phát triển nông nghiệp đô thị, phục vụ công nghiệp, đô thị và du lịch) phát triển các loại cây trồng gồm: lúa, rau các loại, mãng cầu, các loại cây hàng năm khác như bắp, đậu phộng, thuốc lá…; chăn nuôi lợn, bò, gà, nuôi trồng thủy sản.

2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh, đáp ứng khá tốt nhu cầu phát triển các ngành kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.

+ Đường bộ: Mật độ đường bộ của tỉnh tương đối cao so với các tỉnh trong khu vực, mạng lưới đường bộ phân bổ tương đối đồng đều và rộng khắp; hình thành các trục dọc theo hướng Bắc - Nam để kết nối với thành phố Hồ Chí Minh như Quốc lộ 22 - 22B, đường 782 - 784,... ; các trục ngang để kết nối với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An như đường 781, 786, Trà Võ - Ðất Sét và Ðất Sét - Bến Củi,...; các trục hướng tâm kết nối các huyện với thành phố Tây Ninh và các trục kết nối các vùng nguyên liệu với nhà máy, các khu công nghiệp,...; ngoài ra Tây Ninh còn nằm

trên cửa ngõ đường bộ rất quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sang Campuchia và khu vực ASEAN.

+ Đường thủy: giao thông đường thuỷ nội địa của tỉnh cũng tương đối thuận lợi với 2 tuyến sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Ðông kết nối trực tiếp với TP. Hồ Chí Minh đến các cảng Sài Gòn, cảng Hiệp Phước và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, sông Vàm Cỏ Ðông chạy dọc tỉnh từ Bắc xuống Nam và có thể khai thác vận tải với phương tiện sà lan khoảng 2.000 tấn.

Sự phát triển của mạng lưới giao thông đã tạo thuận lợi lớn trong việc cung ứng các loại vật tư nông nghiệp và hàng hóa nông sản, đáp ứng tốt yêu cầu về thời vụ và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, giao thông nội đồng trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá nhiều bất cập; để xây dựng nông thôn mới cũng như nông nghiệp phát triển một cách bền vững, cần hoàn chỉnh hệ thống giao thông này.

* Hệ thống điện: Điện là cơ sở năng lượng để thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Điện ở Tây Ninh được cung cấp bởi các nguồn: nhà máy điện Thác Mơ, nhà máy điện Cần Đơn, trạm biến áp Trảng Bàng và trong mùa ép mía, một phần được cung cấp bởi công ty đường. Lưới phân phối điện đã đến 100% xã phường, thị trấn trên địa bàn. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện; riêng khu vực nông thôn, có khoảng 98,5% số hộ được dùng điện. Điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mặc dù vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây; các khâu trong sản xuất nông nghiệp đang sử dụng nhiều điện gồm: bơm nước tưới, chế biến nông sản lúa, mía, khoai mì; nuôi thủy sản…

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương chưa có hệ thống đường dây và trạm để cung cấp điện ra đồng ruộng, đến tận nơi sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

* Thông tin liên lạc

Hiện nay, hệ thống thông tin liên lạc đã phát triển rất nhanh, với nhiều loại hình, dịch vụ ngày càng đa dạng tạo nên một thị trường sôi động và phong phú.

Năm 2016, Tây Ninh có 1.448.788 số thuê bao điện thoại, trong đó gồm 1.405,1 nghìn số thuê bao di động và 43,7 nghìn số thuê bao cố định; số thuê bao

internet là 69.301 cùng với hệ thống cáp quang được mở rộng trong phạm vi toàn tỉnh (CTK tỉnh Tây Ninh, 2017); hiện 100% xã, phường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có cáp quang, kể cả các khu vực biên giới tạo thuận tiện cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân nắm bắt được những thông tin về thị trường, đường lối chính sách của nhà nước,… để chủ động điều chỉnh hướng và quy mô sản xuất cho phù hợp cũng như học tập và trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nhất là những kĩ thuật sản xuất mới, những đối tượng cây trồng, vật nuôi mới cũng như hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sản xuất.

2.1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật

* Hệ thống thủy lợi

Tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có các công trình thủy lợi như sau:

- Hệ thống công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn là công trình thủy lợi lớn nhất cả nước với tổng dung tích chứa 1,58 tỷ m3. Sắp tới, hồ Dầu Tiếng còn được bổ sung nước từ hồ Phước Hòa với lưu lượng bình quân 50m3/s sẽ đảm bảo chủ động cung cấp nước tốt hơn cho các nhu cầu dùng nước, đặc biệt là nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thông qua hai hệ thống kênh chính là kênh Đông và kênh Tây.

+ Kênh Đông: Chiều dài kênh chính dài là 45 km, đã được kiên cố hóa; cung cấp nước tưới cho diện tích 25.874 ha và cấp nước phục vụ công nghiệp và sinh hoạt.

+ Kênh Tây: Chiều dài kênh chính dài là 40 km, có nhiệm vụ tưới phía bờ tả sông Vàm Cỏ Đông thuộc các huyện Dương Minh Châu, Hòa Thành, TP. Tây Ninh, Châu Thành, Tân Biên, Gò Dầu và 12000 ha đất của Bến Cầu, bờ hữu Vàm Cỏ Đông.

Ngoài hệ thống thống kênh Đông và kênh Tây, trên địa bàn tỉnh còn có các kênh khác như:

+ Kênh chính Tân Hưng dài 29 km, đã được kiên cố 4,5 km, diện tích tưới 10.701 ha, diện tích tưới thực tế 6.858 ha và cấp nước phục vụ công nghiệp.

+ Hệ thống tưới tự chảy vùng nguyên liệu mía đường Tân Châu: kênh chính Tân Châu dài 15 km, đã được kiên cố 7,7 km, diện tích tưới thiết kế là 3.670 ha, diện tích tưới thực tế 1.863 ha và cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp.

+ Đập dâng suối Đục: kênh chính dài 1,7 km, diện tích tưới 249 ha.

Như vậy, toàn tỉnh có 1.568 tuyến kênh tưới với tổng chiều dài 1.447 km, đã bê tông hóa 911 km, đạt 63%.

Bên cạnh đó, tỉnh còn có 271 tuyến kênh tiêu tổng chiều dài 586 km, trong đó: có 222 tuyến kênh diện tích thiết kế tiêu từ hơn 50 ha trở lên với tổng chiều dài 549 km. Có 49 tuyến kênh có diện tích thiết kế tiêu nhỏ hơn 50 ha với tổng chiều dài 37 km.

- Hồ Tân Châu: được xây dựng trên nhánh thượng nguồn của công trình Dầu Tiếng (tại vị trí cầu Tha La), có tổng công suất tưới cho 3.670 ha cây hàng năm.

- Hồ Nước Trong: nằm trên suối Nước Trong, có nhiệm vụ cấp nước cho nhà máy đường Nước Trong, nhà máy chế biến khoai mì và cụm công nghiệp Tân Hội.

- Hệ thống trạm bơm: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 08 trạm bơm phân bố ở xã Phan thuộc huyện Dương Minh Châu; Phước Chỉ thuộc huyện Tân Biên; Long Hưng, Long Khánh, Long Thuận, Bến Đình, Long Phước A thuộc huyện Bến Cầu; Hòa Thạnh thuộc huyện Châu Thành với tổng diện tích thiết kế tưới 5.253 ha.

Hệ thống thuỷ lợi Tây Ninh được xem là nền tảng vững chắc cho việc hình thành hệ thống NN có tưới theo hướng đa canh, tăng vụ, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường đối với nông sản hàng hóa cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

* Hệ thống thu gom và phân phối nông sản

Trên địa bàn tỉnh có 1 trung tâm thương mại, 4 siêu thị và 102 chợ trong đó có một chợ đầu mối K13. Hệ thống này giữ vai trò quan trọng trong trao đổi mua bán nông sản và định hướng sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu các hộ tiêu thụ, đặc biệt chợ đầu mối K13 đảm nhận việc thu gom rau từ các huyện về chợ đầu mối và vận chuyển về TP. Hồ Chí Minh, hiện tại chợ đang hoạt động có hiệu quả đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ và cung ứng rau cho các thị trường lớn. Tuy nhiên, hoạt động buôn bán, tiêu thụ tại chợ đầu mối hiện nay vẫn bị thương lái chi phối cả về giá cả và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 60 - 70)