Giải pháp về sản xuất và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 156 - 187)

Mục tiêu chính của giải pháp là vừa phát triển sản xuất nông nghiệp, vừa bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nông nghiệp, nông thôn nói riêng, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nội dung chính của giải pháp là:

+ Tây Ninh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường của từng cá nhân, tổ chức trong đó cần tập trung vào các lĩnh vực như cách sử dụng thuốc BVTV, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, xử lý chất thải sản xuất nông nghiệp.

Trong trồng trọt cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc tăng trưởng, thuốc bảo quản,... trong sản xuất nông nghiệp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, sản xuất và môi trường xung quanh, tránh lạm dụng việc sử dụng các sản phẩm hóa học để đạt được mục đích bằng mọi giá trong sản xuất nông nghiệp.

Trong chăn nuôi, đặc biệt là ở các cơ sở chăn nuôi tập trung, cần phải xử lí nguồn rác thải gây ô nhiễm môi trường. Một trong những phương pháp xử lí phổ biến hiện nay là xây dựng hầm biogas.

Đối với các cơ sở chế biến, nhất thiết phải có hệ thống xử lí chất thải. Tuy nhiên, việc quản lí các cơ sở này rất khó bởi vì trên thực tế nhiều cơ sở có quy mô sản xuất nhỏ nhất là các hộ gia đình không đủ kinh phí để xử lí chất thải. Vì thế đối với các cơ sở chế biến nông sản gây ô nhiễm nghiêm trọng, cần đưa vào một khu vực nhất định để có điều kiện xử lí chất thải. Bên cạnh đó cần khuyến khích và hỗ trợ người sản xuất, các doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu KHKT cùng với công nghệ mới ít gây ô nhiễm môi trường; đồng thời có hình thức khen thưởng, tuyên dương đối với những cơ sở thực hiện tốt vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường; xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở gây ô nhiễm.

+ Đầu tư chiều sâu vào tài nguyên đất, nước. Đối với tài nguyên đất là phải đem lợi nhuận ngày càng cao trên một đơn vị diện tích. Đối với tài nguyên nước cần nâng cấp các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, gắn quy hoạch thủy lợi với quy hoạch nông nghiệp theo hướng khai thác, sử dụng tổng hợp, phát triển bền vững.

+ Hình thành quỹ bảo vệ môi trường từ nhiều nguồn khác nhau để một mặt hỗ trợ đầu tư cho hệ thống xử lí môi trường và mặt khác, xử lí các sự cố về môi trường nếu như xảy ra trên địa bàn tỉnh.

+ Đối với chính quyền địa phương cần xây dựng và ban hành những quy định cụ thể về bảo vệ môi trường trong các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; kiểm tra thường xuyên và kỹ càng việc sử dụng các sản phẩm hóa học hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, tránh việc xảy ra rồi mới khắc phục.

+ Khuyến khích người dân sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh học, nông nghiệp xanh để hạn chế tới mức thấp nhất có thể những ảnh hưởng có hại của việc ứng dụng hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

+ Triển khai đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm túc đối với tất cả các dự án đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Đối với mỗi dự án, bắt buộc phải có các đánh giá tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lí các sự cố về môi trường trong quá trình sản xuất. Tuyệt đối không phê duyệt những dự án không đảm bảo về môi trường cho dù hiệu quả kinh tế như thế nào.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 tập trung vào nội dung là xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Dựa trên cơ sở thực tiễn và hệ thống các văn bản của Nhà nước cũng như của Tây Ninh cùng với các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, mục tiêu và định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Nâng cao GTSX ngành nông nghiệp, cơ cấu GTSX nông nghiệp có sự chuyển dịch đúng hướng trong giai đoạn 2020 - 2030, cụ thể năm 2020, tỷ trọng trồng trọt 68%, chăn nuôi 22,8% và dịch vụ nông nghiệp 9,2%; đến năm 2030, tỷ trọng các ngành có sự thay đổi tương ứng là: 53% - 36% - 11%; trong trồng trọt có sự chuyển dịch từ những cây có giá trị thấp sang những cây có giá trị kinh tế cao hơn; trong chăn nuôi phát triển cả về số lượng đàn và sản lượng thịt của lợn, bò và gia cầm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (năm 2020 đạt 490-500 triệu USD); ....

Để đạt được mục tiêu, định hướng đã đề ra, nghiên cứu đề xuất 11 giải pháp chủ yếu. Đó là các giải pháp về cơ chế chính sách; quy hoạch; đầu tư, vốn; khoa học công nghệ, giống; thị trường, quảng bá, tiếp thị, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm; nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ nông nghiệp, tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản; sản xuất và bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

1. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội mà không ngành sản xuất nào có thể thay thế được. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực; cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp, dịch vụ, tạo cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa; tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân;....

Tây Ninh có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như vị trí, tài nguyên đất, nước, các nhân tố kinh tế xã hội... tạo điều kiện để Tây Ninh phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng nông phẩm, theo hướng hàng hóa, chất lượng cao, phù hợp nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trước diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu; tác động của quá trình CNH, ĐTH; biến động của thị trường, .. đã gây không ít khó khăn cho nông nghiệp của tỉnh nhà.

2. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 có nhiều tiến bộ, nông nghiệp tăng trưởng ở mức khá cao; quy mô GTSX ngành nông nghiệp tăng nhanh và liên tục, cơ cấu GTSX các ngành NN có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ NN.

Nông nghiệp tỉnh Tây Ninh còn nặng về trồng trọt (có GTSX và tỷ trọng cao trong cơ cấu GTSX NN). Một số cây trồng chủ lực của tỉnh có vị trí đáng kể trong khu vực Đông Nam Bộ và cả nước như khoai mì có sản lượng đứng đầu cả nước, sản lượng mía đứng nhất Đông Nam Bộ và thứ tư cả nước, sản lượng cao su đứng thứ ba cả nước và đặc biệt là mãng cầu có diện tích, sản lượng và năng suất cao nhất cả nước,.... Hiện tại và trong tương lai, ngành trồng trọt phát triển theo hướng giảm tỉ trọng các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp (ngô, lạc, vừng, mía, điều...), tập trung vào các cây trồng có giá trị hàng hoá cao, tận dụng mùa vụ và nhu cầu của thị trường như rau đậu, hoa, cây cảnh, cây ăn quả,...

Trong cơ cấu giá trị nông nghiệp tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2006 -2016, tỷ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ bé (khoảng 12% - 17%) nhưng trong tương lai ngành sẽ tăng tỷ trọng do đảm bảo nguồn thức ăn, nhu cầu của thị trường,... Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng tăng số lượng vật nuôi và những sản phẩm chăn nuôi có giá trị hàng hóa lớn như gia cầm, bò sữa, trứng, sữa tươi; hình thành những vùng chăn nuôi trọng điểm, trang trại chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ và quy trình chăn nuôi an toàn, khép kín, theo mô hình trang trại lạnh, quy mô lớn, đem lại hiệu quả

Trong giai đoạn 2006 - 2016, sự biến động diện tích các nhóm cây trồng cũng dẫn đến sự thay đổi trong phân bố của các nhóm cây. Đến năm 2016, hai huyện Châu Thành và Bến Cầu trở thành thủ phủ của cây lúa; diện tích khoai mì tăng nhanh chóng ở các huyện Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Bến Cầu; diện tích mía thu hẹp nhanh chóng ở các huyện Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành; cây cao su có sự tăng trưởng nhanh về diện tích và mở rộng phân bố khắp cả tỉnh nhưng nhiều nhất ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu; các cây CNLN khác như điều, tiêu, dừa đều thu hẹp phạm vi phân bố; cây ăn quả cũng tăng khá nhanh về diện tích trong đó là sự tăng khá nhanh diện tích mãng cầu ở các huyện Dương Minh Châu, TP. Tây Ninh, Tân Châu,.... Các vùng chuyên canh nông nghiệp, nông nghiệp ƯDCNC tiếp tục hình thành và phát triển.

Về hình thức tổ chức nông nghiệp, các hình thức chủ yếu hiện nay ở Tây Ninh là hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã và nông trường quốc doanh, vùng chuyên canh đạt hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong thời gian tới, các hình thức mang lại hiệu quả kinh tế cao như trang trại, gia trại, HTX sẽ tăng dần số lượng trong khi kinh tế nông hộ giảm.

3. Để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp đến năm 2030 là “nông nghiệp phát triển hiện đại, toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, gia tăng giá trị và lợi nhuận trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp,....”; nền nông nghiệp tỉnh cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu như giải pháp về cơ chế chính sách; quy hoạch; đầu tư, vốn; khoa học công nghệ, giống; thị trường, quảng bá, tiếp thị, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm; nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ nông nghiệp, tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản; sản xuất và bảo vệ môi trường. Mỗi giải pháp trên có một vai trò nhất định và có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp Tây Ninh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Viện Chiến lược phát triển. (2013). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020. Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. (2010). Tài liệu chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội. Bùi Tất Thắng và Lưu Đức Hải. (2015). Hướng tới 1 nền kinh tế phát triển bền vững.

Nxb: Khoa học Xã hội.

Cục thống kê tỉnh Tây Ninh. (2007, 2011, 2015, 2017). Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2006, năm 2010, năm 2014, năm 2016. Tây Ninh.

Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hòa (chủ biên). (2002). Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nxb: Thống kê, Hà Nội.

Đặng Kim Sơn. (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau. Nxb: Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Đặng Văn Phan. (2008). Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam. Nxb: Giáo dục. Đặng Văn Tuấn. (2014). Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Thạch Thành,

Thanh Hóa: Hiện trạng và giải pháp. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa Địa lí. Chuyên ngành Địa lí học. Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh. TP.Hồ Chí Minh. Đinh Thu Nga. (2013). Vai trò của nông nghiệp. nông thôn và một số mô hình công

nghiệp hóa. hiện đại hóa nông nghiệp và PTNT. Bộ Công thương.

Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995, 2002). Từ điển Bách khoa Việt Nam 1995, 2002. Nxb: Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

Lâm Quang Huyên. (2002). Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ 21.

Nxb: Khoa học Xã hội.

Lê Mỹ Dung. (2014). Phát triển nông, lâm, thủy sản ở thành phố Hà Nội. Luận án tốt nghiệp tiến sĩ khoa Địa Lí. Chuyên ngành Địa lí học. Trường ĐHSP Hà Nội. Hà Nội.

Mai Xuân Nhàn. (2006). Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Tây Ninh theo hướng sản xuất hàng hóa. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa Địa lí. Chuyên ngành Địa lí học. Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh.

Ngô Doãn Vịnh. (2004). Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb: Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên). (2015). Địa lý Nông - Lâm - Thủy sản. Nxb: ĐHSP. Nguyễn Minh Tuệ. (Chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông. (2014). Địa lý kinh tế

xã hội đại cương. Nxb: ĐHSP.

Nguyễn Ngọc Dũng. (2011). Địa lý địa phương tỉnh Tây Ninh. Nxb: Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Như Ý. (1998). Từ điển Tiếng việt thông dụng. NXB: Giáo dục.

Nguyễn Thị Thu Huyền. (2017). Bàn về tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Việt Nam. Nhận từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/ban-ve-toc-do- tang-truong-cua-nganh-nong-nghiep-viet-nam-116726.html.

Nguyễn Văn Ngọc. (2012). Từ điển kinh tế học. Nxb: Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Phạm Thị Thanh Bình. (2017). Phát triển nông nghiệp Việt Nam: Thành tựu và hạn chế. Nhận từ: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2017/42992/. Phạm Thị Thùy Dương. (2011). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh: thực

trạng và định hướng. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa Địa lí. Chuyên ngành Địa lí học. Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh.

Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh. (2011). Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010, kế hoạch năm 2011 của ngành Nông nghiệp và PTNT.

Tây Ninh.

Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh. (2013). Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012, kế hoạch năm 2013 của ngành Nông nghiệp và PTNT.

Tây Ninh.

Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh. (2015). Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2014, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 của ngành Nông nghiệp và PTNT. Tây Ninh.

Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh. (2016). Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh.

Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh. (2017). Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2016 của ngành Nông nghiệp và PTNT. Tây Ninh.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tây Ninh. (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020,. định hướng đến năm 2030. Tây Ninh.

Thông tin nông thôn Việt Nam. Thông tin về trồng trọt và chăn nuôi Vùng nông thôn Đông Nam Bộ (2013). http://ptit.edu.vn/wps/portal/nongthonvn/.

Thủ tướng Chính Phủ (2013). Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 về phê duyệt đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Hà Nội.

Thủ tướng chính phủ. (2010). Quyết định số 2044/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020. Hà Nội.

Thủ tướng chính phủ. (2012).Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020. Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 156 - 187)