Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 116 - 120)

Hiện nay, các hình thức tổ chức sản xuất NN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh gồm có kinh tế nông hộ, kinh tế hợp tác, trang trại, nông trường quốc doanh; trong đó kinh tế nông hộ là hình thức phổ biến nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao (kinh tế hộ chiếm 75% số hộ nông thôn, sử dụng khoảng 68% diện tích đất NN và tạo ra giá trị sản xuất đến khoảng 55% GTSX ngành NN năm 2016) (Sở NN & PTNT, 2017).

2.2.3.1. Kinh tế nông hộ

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 147 nghìn hộ nông dân đang tham gia sản xuất NN được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, loại hình kinh doanh gia đình. Như vậy so với 200,5 nghìn hộ năm 2006 thì số lượng hộ sản xuất NN ở Tây Ninh đang có xu thế giảm bởi các nguyên nhân như: đất đai và lao động NN giảm (do công nghiệp và đô thị phát triển nhanh); kinh tế nông hộ bộc lộ nhiều hạn chế như số lượng hàng hóa ít, chất lượng thấp, quản lý kém; các loại hình tổ chức sản xuất khác như hợp tác xã và đặc biệt là kinh tế trang trại đang tăng nhanh;....

Kinh tế nông hộ của tỉnh hiện đang sử dụng khoảng 184 nghìn ha đất NN (bình quân 1,25 ha/hộ) đóng góp khoảng 55% GTSX ngành nông nghiệp (Sở NN & PTNT, 2017).

2.2.3.2. Kinh tế hợp tác xã

Toàn tỉnh hiện có 53 hợp tác xã NN (tăng 37 HTX so với năm 2006); trong đó, có 23 HTX mới thành lập, với 3.627 thành viên, gồm 26 HTX dịch vụ thủy lợi, 11 HTX sản xuất nông nghiệp, 3 HTX chăn nuôi, 3 HTX thủy sản và 10 HTX dịch vụ tổng hợp, đóng góp khoảng 8% GTSX ngành nông nghiệp (năm 2016). Doanh thu bình quân hàng năm của mỗi HTX là 1.299 triệu đồng (riêng năm 2015 là 1.923 triệu đồng); lãi bình quân hàng năm 174 triệu đồng (riêng năm 2015 lãi 190 triệu đồng), thu nhập bình quân lao động thường xuyên 35 triệu đồng/năm (Sở NN & PTNT, 2017).

2.2.3.3. Kinh tế trang trại

Trên địa bàn tỉnh hiện có 658 trang trại (TT) đang hoạt động (giảm 1395 TT so với năm 2006); trong đó có 541 TT trồng trọt (gồm 86 TT sản xuất cây hàng năm và 455 TT sản xuất cây lâu năm); 116 TT chăn nuôi và 1 TT nuôi trồng thủy sản; sử dụng khoảng 10 nghìn ha đất NN; đóng góp khoảng 12% GTSX nông nghiệp; cây trồng chủ yếu các TT đang sản xuất là cao su, mía, khoai mì và rau các loại; vật nuôi chủ yếu ở các TT là lợn, bò, gà, vịt,...

Hình 2.25. Biểu đồ số lượng trang trại phân theo ngành hoạt động của tỉnh Tây Ninh năm 2006 và 2016

“Nguồn: Xử lý từ số liệu của CTK tỉnh Tây Ninh, 2007, 2017”.

Trong cả giai đoạn 2006 - 2016, ngoại trừ TT chăn nuôi tăng 20 TT, các loại hình TT còn lại đều giảm nhanh chóng: TT trồng cây hàng năm giảm nhiều nhất với

Số lượng Loại

1027 TT; TT trồng cây lâu năm giảm 285 TT; và đặc biệt đến năm 2016, TT lâm nghiệp và TT kinh doanh tổng hợp không còn tồn tại. Các huyện có số TT giảm nhiều là: Tân Châu giảm nhiều nhất với 502 TT, sau đó là huyện Tân Biên giảm 480 TT, huyện Châu Thành giảm 266 TT, ...(xem Phụ lục 2.19)

Tuy số lượng TT giảm nhưng quy mô TT lại tăng lên tạo thuận lợi cho cơ giới hóa sản xuất; nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi tiêu chí xác định TT.

Trong cơ cấu lĩnh vực hoạt động các TT, trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỷ trọng chủ yếu (gần 70% tổng số TT trên địa bàn). Các TT này tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Châu (198/264 trang trại), Tân Biên (198/242 trang trại), Châu Thành (46 trang trại). Hai huyện Tân Châu và Tân Biên cũng có số TT trồng cây hàng năm nhiều nhất của tỉnh (Tân Châu có 59/86 TT, Tân Biên có 25/86 TT). TT chăn nuôi tập trung nhiều nhất ở huyện Dương Minh Châu (51/55 trang trại). Thành phố Tây Ninh có số lượng trang trại ít nhất (3 trang trại) và chủ yếu là trang trại chăn nuôi (xem Phụ lục 2.19).

2.2.3.4. Nông trường quốc doanh

Các nông trường quốc doanh (còn gọi là nông trường) của tỉnh Tây Ninh chủ yếu là các nông trường cao su, mía đường; tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Biên và Tân Châu và Dương Minh Châu; đóng góp khoảng 25% GTSX ngành NN (Sở NN & PTNT, 2017).

- Một số nông trường cao su điển hình ở tỉnh Tây Ninh: nông trường cao su Bến Củi (huyện Dương Minh Châu) với diện tích vườn cây 2.274,1 ha; nông trường cao su Suối Ngô (huyện Tân Châu) với diện tích vườn cây: 1116,48 ha; nông trường cao su Xa Mát (huyện Tân Biên) với diện tích vườn cây 786,44 ha; nông trường cao su Châu Thành (huyện Châu Thành), nông trường cao su Đồng Rùm, nông trường cao su 30/4,....

Nhiều nông trường mía có diện tích hàng nghìn ha được hình thành và phát triển như nông trường Nước Trong, Tân Hưng, Thạnh Bình, Ninh Điền, Thành Long,....

Xu thế sản xuất mới hiện nay là khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn; theo đó, hợp tác xã nông nghiệp,

trang trại và nông trường tham gia vào hoạt động nông nghiệp cần được tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng.

2.2.3.5. Tiểu vùng nông nghiệp

Căn cứ báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020”. Trong nội dung báo cáo ghi rõ: xét về các điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển KT - XH có thể chia tỉnh thành 3 vùng kinh tế: vùng phía Bắc tỉnh bao gồm các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành, tổng diện tích 2.988,13 km2 (chiếm 74,20% diện tích toàn tỉnh). Vùng Trung tâm bao gồm thành phố Tây Ninh và huyện Hòa Thành, diện tích 223,12 km2 (chiếm 5,2% diện tích toàn tỉnh) và vùng phía Nam gồm các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Bến Cầu, diện tích 824,25 km2 (chiếm 20,6% diện tích toàn tỉnh). Trong đó, vùng trung tâm và vùng phía Nam tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch; vùng phía Bắc là vùng phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, đối với phát triển nông nghiệp còn gắn với các tiêu chí: + Cấp địa hình tương đối (thấp trũng, bằng, giồng, cao…).

+ Loại phát sinh đất (phù sa, xám, phèn, đất nâu vàng …).

+ Nguồn nước và chế độ thủy văn (nước mặt, nước ngầm, úng ngập …). + Hiện trạng cây trồng, vật nuôi.

+ Mức độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, ảnh hưởng của các ngành khác đối với nông nghiệp…

Theo những tiêu chí trên, Tây Ninh có 2 tiểu vùng nông nghiệp:

+ Tiểu vùng I (Tiểu vùng phát triển NN, nông thôn): có diện tích tự nhiên 286.252 ha (chiếm 69,82% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) bao gồm toàn bộ các huyện Tân Châu, Tân Biên, phần lớn huyện Châu Thành (ngoại trừ các xã giáp TP. Tây Ninh) và toàn bộ các xã phía Tây sông Vàm cỏ thuộc huyện Bến Cầu, Trảng Bàng.

Tiểu vùng tập trung phát triển các loại cây trồng chủ yếu là cao su (chiếm khoảng 74% diện tích toàn tỉnh), khoai mì (chiếm khoảng 74% diện tích toàn tỉnh), mía (chiếm khoảng 80% diện tích toàn tỉnh), lúa (chiếm 80% diện tích toàn tỉnh), rau các loại (chiếm khoảng 22% diện tích toàn tỉnh),…Vật nuôi chủ yếu là lợn, bò, gà ở các trang trại và gia trại.

+ Tiểu vùng II (Tiểu vùng phát triển NN đô thị, phục vụ công nghiệp, đô thị và du lịch): có diện tích tự nhiên 123.744 ha (chiếm 30,18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) bao gồm một phần phía Đông huyện Châu Thành (các xã giáp TP. Tây Ninh); toàn bộ thành phố Tây Ninh, toàn bộ các huyện Hòa Thành, Gò Dầu, Dương Minh Châu; một phần phía Tây sông Vàm Cỏ huyện Trảng Bàng và khu kinh tế của khẩu Mộc Bài (Sở NN & PTNT, 2017).

Tiểu vùng tập trung phát triển các loại cây trồng gồm: lúa (chiếm 20% diện tích toàn tỉnh); rau các loại (chiếm 45% diện tích toàn tỉnh), mãng cầu (chiếm 61% diện tích toàn tỉnh), các loại cây hàng năm khác như bắp, đậu phộng, thuốc lá… (chiếm 70 - 80% diện tích toàn tỉnh); chăn nuôi heo, bò, gà (chiếm khoảng 25% quy mô đàn), nuôi trồng thủy sản (chiếm trên 70% quy mô toàn tỉnh) (Sở NN & PTNT, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh tây ninh giai đoạn 2006 2016 (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)