Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại điện lực tân HIỆP – TỈNH KIÊN GIANG (Trang 74 - 76)

L P KHO CH ĐÀO TO Ạ

S D NG NHÂN LC AU ĐÀO TO Ạ

2.2.5 Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo.

Hàng năm, Điện lực Tân Hiệp – Kiên Giang đã tiến hành đánh giá kết quả công tác đào tạo theo các góc độ và nội dung:

Đánh giá từ phía giảng viên: Sau mỗi khóa đào tạo giảng viên trực tiếp giảng dạy đã đánh giá mức độ nắm vững kiến thức được truyền thụ, mức độ chuyên cần của các học viên; đánh giá chương trình đào tạo cũng như công tác tổ chức phục vụ lớp học để giúp tổ chức thực hiện các khóa đào tạo sau được hiệu quả hơn.

Đánh giá từ phía học viên: Sau khi kết thúc khóa học, học viên tiến hành đánh giá thông qua các phiếu đánh giá về khâu tổ chức lớp, tài liệu học tập, nội dung phương pháp giảng dạy, giảng viên, đề xuất và nhận xét khác.

Đánh giá từ phía người quản lý lớp: Sau mỗi khóa học cán bộ được phân công phụ trách, theo dõi lớp học cũng đánh giá quá trình đào tạo như sự nhiệt tình của giảng viên; sự tham gia và chuyên cần của học viên trong quá trình học tập, có những đề xuất kiến nghị đối với Ban giám đốc nhằm thực hiện tốt hơn công tác đào tạo của các lớp tiếp theo.

Bảng 2.12 Đánh giá của NLĐ về kiến thức chuyên môn và khả năng truyền đạt của giáo viên đào tạo

TT Chỉ tiêu Số lượng trả lời

(Người) Tỷ lệ % 1 Tốt 32 54,2% 2 Bình thường 25 42,4% 3 Kém 2 3,4% 4 Rất Kém 0 0 % Tổng cộng 59 100,0%

(Nguồn: Khảo sát – điều tra tháng 1/2021)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa phần người lao động trong Điện lực Tân Hiệp – Tỉnh Kiên Giang cho rằng kiến thức chuyên môn và khả năng truyền đạt của giáo viên là tốt và bình thường, chỉ một ít ý kiến cho rằng kém. Thực tế trong những năm gần đây, công tác chọn lựa giáo viên của Điện lực Tân Hiệp tận dụng được nguồn nhân lực tại chỗ có kinh nghiệm, tay nghề cao để giảng dạy phần thực hành sát với thực tế. Tuy nhiên, có một vài giáo viên nội bộ do không được đào tạo nghiệp vụ sư phạm nên khả năng giảng dạy, truyền đạt của giáo viên chưa thật vững vàng, khó có thể mang lại cho học viên tham gia những kiến thức chuyên môn cập nhật và sâu rộng hơn.

Bảng 2.13 Đánh giá mức độ phù hợp của chương trình nội dung đào tạo và công việc

Sự phù hợp giữa chương trình đào tạo và công việc Tần số Phần trăm Rất phù hợp 6 10,2% Khá phù hợp 20 33,9% Phù hợp 25 42,3% Ít phù hợp 8 13,6% Không phù hợp 0 0 % Tổng 59 100,0%

(Nguồn: Khảo sát trong tháng 1/2021)

Hình 2.3 Đánh giá mức độ phù hợp của chương trình nội dung đào tạo và công việc

Bảng khảo sát về mức độ phù hợp giữa chương trình đào tạo và công việc thực tế kết quả có 6 người chọn rất phù hợp (chiếm 10,2%), 20 người chọn khá phù hợp (33,9%), 35 người chọn phù hợp với 42,3%, còn lại 8 người (13,6%) chọn ít phù hợp, số người chọn không phù hợp 0 người (0%) . Từ kết quả trên cho thấy việc xác định nội dung đào tạo của điện lực Tân Hiệp tương đối đúng đối tượng cần đào tạo, tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ đánh giá nội dung ít phù hợp là 13,6%. Trong thời gian sắp tới điện lực Tân Hiệp cần xem xét kỹ sự tương quan giữa mục tiêu đào tạo, công việc thực tế của từng nhân viên trước khi xác định nội dung cần đào tạo để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại điện lực tân HIỆP – TỈNH KIÊN GIANG (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w