Các môi trường tự nhiên trung và Nam Mĩ:

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 157 - 167)

VII. Sự thích nghi của sinh vật hoang

b. Các môi trường tự nhiên trung và Nam Mĩ:

2.2. Nội dung nào thể hiện đặc điểm vị trí quần đảo Ăng-ti ?

a. Bao quanh lấy vùng biển Ca-ri-bê.

b. Là quần đảo chạy dài theo hướng vòng cung. c. Phía đông các đảo có nhiều rừng rậm.

d. Đại bộ phận nằm từ vĩ tuyến 18 – 230B. 2.1. (8 điểm). − Vị trí địa lí. − Giới hạn. 2.2. (2 điểm). − a.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

• Nhắc lại vị trí và giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ ?

• Với vị trí đó và qua hình 42.1, cho biết Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào ? Đọc tên ?

− Dọc kinh tuyến 700T, từ bắc xuống nam lục địa Nam mĩ có các kiểu khí hậu nào ? (Cận xích đạo – xích đạo – cận xích đạo – nhiệt đới – cận nhiệt đới – ôn đới).

− Dọc theo chí tuyến Nam, từ đông sang tây trên đại lục Nam Mĩ ? (Hải dương, lục địa, núi cao, Địa Trung Hải).

⇒ Vậy khí hậu phân hóa thoe các yếu tố nào ? (ngoài ra còn có sự phân hóa từ thấp lên cao, thể hiện rõ nhất ở vùng núi An-đét).

• Sự khác nhau giữa vùng khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti ?

• Sự phân hóa các kiểu khí hậu ở Nam Mĩ có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình ? (Do địa hình, khí hậu giữa khu tây An-đét và khu đông An-đét là đồng bằng và cao nguyên phía đông có sự khác nhau).

• Tự nhiên của lục địa Nam Mĩ và châu Phi giống nhau ở điểm nào ? (đại bộ phận nằm trong đới nóng).

• Dựa vào lược đồ các môi trường tự nhiên và sách giáo khoa, cho biết Trung và Nam Mĩ có các môi trường chính nào ? Phân bố ở đâu ?

− Giáo viên kẻ sẵn bảng, gọi học sinh lên điền vào các ô trống sao cho phù hợp.

− Có thể cho 2 học sinh nêu tên các môi trường tự nhiên, 2 học sinh điền nơi phân bố các môi trường.

2. Sự phân hóa tự nhiên:

a. Khí hậu:

− Có gần đầy đủ các kiểu khí hậu trên trái đất do đặc điểm vị trí và địa hình khu vực.

− Khí hậu phân hóa từ bắc – nam, đông – tây và thấp – cao.

b. Các môi trường tự nhiên trung và Nam Mĩ: Nam Mĩ:

TT Môi trường tự nhiên Phân bố

thế giới.

2 Rừng rậm nhiệt đới. Phía đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo

Ăng-ti.

3 Rừng thưa và xavan. Phía tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo

Ăng-ti, đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

4 Thảo nguyên Pam-pa. Đồng bằng Pam-pa.

5 Hoang mạc và bán hoang mạc. Đồng bằng duyên hải tây An-đét, cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a. 6 Thiên nhiên thay đổi từ bắc – nam, chân núi – đỉnh

núi. Miền núi An-đét.

• Dựa vào hình 42.1, giải thích vì sao dải đất duyên hải tây An-đét lại có hoang mạc ?

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Khí hậu lục địa Nam mĩ có tính chất nóng ẩm là do chịu ảnh hưởng của: a. Các dòng biển nóng ven bờ.

b. Vị trí lục địa nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.

c. Gió tín phong đông bắc, đông nam thường xuyên hoạt động. d. Tất cả các đáp án trên.

4.2. Thảo nguyên Pam-pa ở Nam Mĩ là môi trường đặc trưng của kiểu khí hậu: a. Ôn đới lục địa.

b. Ôn đới hải dương. c. Cận xích đạo.

d. Cận nhiệt đới hải dương.

 Đáp án: 4.1 (d ), 4.2 ( d ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 130 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 35 – Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 43: “Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ”:

− Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ ?

− Tốc độ đô thị hóa ở trung và Nam Mĩ như thế nào ? Kết quả ?

− Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào ?

Tiết PPCT: 48

Ngày dạy: 27/02/08 Bài 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ do thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm chiếm Trung và Nam Mĩ.

• Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ, nền văn hóa Mĩ La – tinh.

• Sự kiểm soát của Hoa Kì đối với Trung và Nam Mĩ. Ý nghĩa to lớn của cách mạng Cu-ba trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền.

2. Kĩ năng:

• Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu trên lược đồ thấy rõ được sự phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ. Nhận thức được những sự khác biệt trong phân bố dân cư ở Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ.

3. Thái độ:

• Có nhận thức đúng đắn về chính sách dân cư và quá trình đô thị hóa.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và đô thị châu Mĩ.

Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất ? Vì sao từ đông sang tây có nhiều kiểu khí hậu khác nhau ?

2.2. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu thuộc môi trường:

a. Đới ôn hòa. b. Đới lạnh. c. Đới nóng. d. Đới cận nhiệt. 2.1. (8 điểm). − Vị trí địa lí lãnh thổ. − Địa hình. 2.2. (2 điểm). − c.

3. Giảng bài mới:

• Yêu cầu học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa.

• Lịch sử Trung và Nam Mĩ chia mấy thời kì lớn ? Đặc điểm chính ?

− Trước 1492, người Anh-điêng sinh sống.

− 1492 – XVI, xuất hiện luồng nhập cư Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đưa người Phi sang.

− XVI – XIX, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm chiếm và đô hộ.

− Đầu XIX, bắt đầu đấu tranh giành độc lập.

⇒ Giáo viên mở rộng thêm.

• Dựa vào hình 35.2, hãy khái quát lịch sử nhập cư vào Trung và Nam Mĩ ?

− Gồm luồng nhập cư của người Tây Ban Nha, bồ Đào Nha, chủng tộc Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it.

− Sự hình thành dân cư gắn liền với sự hình thành chủng tộc người lai và nền văn hóa Mĩ La – tinh độc đáo, tạo điều kiện cho các quốc gia trong khu vực xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc.

− Thực tế ngày nay, thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì ? Có nền văn hóa nào ? Nguồn gốc của nền văn hóa đó ra sao ?

• Quan sát hình 43.1, cho biết đặc điểm phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ ? (Tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên ; thưa thớt ở vùng nội địa). Có gì giống với Bắc Mĩ ?

− Giống: Dân cư thưa thớt trên hệ thống núi.

− Khác: Bắc Mĩ dân cư tập trung rất đông ở đồng bằng trung tâm, còn Trung và Nam Mĩ dân rất thưa ở đồng bằng A-ma-dôn.

• Tại sao dân cư thưa thớt trên một số vùng của châu Mĩ mà hình 43.1 biểu hiện ?

• Đặc điểm phát triển dân số ở Trung và Nam Mĩ ?

• Dựa vào hình 43.1, cho biết sự phân bố các đô thị ?

− Các đô thị trên 3 triệu dân có gì khác với Bắc Mĩ ? Tốc độ đô thị hóa khu vực này có đặc điểm gì ?

− Nêu tên các đô thị có số dân 5 triệu người ? Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế

1. Sơ lược lịch sử:

− Các nước khu vực cùng chung lịch sử đấu tranh lâu dài giành độc lập.

− Hiện nay các nước trong khu vực đoàn kết đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kì.

2. Dân cư Trung và Nam Mĩ:

− Phần lớn là người lai, có nền văn hóa Mĩ La – tinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa: Anh-điêng, Phi và Âu.

− Dân cư phân bố không đều.

− Sự phân bố dân cư phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu và địa hình của môi trường sinh sống.

− Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%).

3. Đô thị hóa:

− Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số.

− Các đô thị lớn: Xao-pao-lô, Ri-ô Đê-gia-nê-rô, Bu-ê-nốt Ai-rét.

nào ?

− Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa tự phát ở Nam Mĩ ?

− Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực nghiêm trọng.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Dân cư Trung và Nam Mĩ chủ yếu là người lai giữa:

a. Người da đen châu phi với người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. b. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với người Anh-điêng.

c. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng. 4.2. Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều, tập trung ở:

a. Miền ven biển.

b. Trên các cao nguyên khí hậu mát mẻ, khô ráo. c. Các cửa sông lớn.

d. Tất cả các ý trên.

4.3. Khu vực Trung và Nam Mĩ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa. Hiện nay, số dân sống trong các đô thị chiếm:

a. 78% dân số. b. 62% dân số. c. 75% dân số. d. 67% dân số.

 Đáp án: 4.1 ( c ), 4.2 ( d ), 4.3 ( c ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Họa bài và trả lời các câu hỏi 1, 2 trang 133 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 36 – Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 8: “Các vùng tự nhiên Tây Ninh”:

− Xác định vị trí của các vùng tự nhiên Tây Ninh ?

− Sự khác nhau về các thành phần tự nhiên giữa các vùng ?

− Phương hướng phát triển của từng vùng tự nhiên Tây Ninh ?

Tiết PPCT: 48 Ngày dạy: 02/03/08

ĐỊA LÍ TÂY NINH

Bài 8: CÁC VÙNG TỰ NHIÊN TÂY NINH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Giúp học sinh xác định được vị trí các vùng tự nhiên Tây Ninh.

• Nhận thấy được sự khác nhau về các thành phần tự nhiên giữa các vùng. Do đó, mỗi vùng có sự hình thành và hướng phát triển khác nhau.

2. Kĩ năng:

• Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ, xác định các vùng tự nhiên trên bản đồ Tây Ninh.

3. Thái độ:

• Lòng yêu thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ Tây Ninh.

Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ: (không).

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

• Lãnh thổ Tây Ninh có thể chia làm mấy vùng tự nhiên ?

• Giáo viên dùng lược đồ hành chính, yêu cầu học sinh đối chiếu với lược đồ phân vùng tỉnh Tây Ninh, giúp học sinh xác định vị trí và giới hạn của vùng biên giới Tây Bắc.

− Vùng này chia làm mấy khu vực ? (2 khu vực).

− Về địa hình và đất đai, vùng biên giới phía Tây và phía Bắc có gì khác nhau ?

− Tại sao vùng biên giới phía Bắc có khả năng giữ nước kém ? (Đất xám có khả năng giữ nước

I. Vùng biên giới Tây Bắc:

− Gồm 20 xã dọc biên giới phía Bắc và phía Tây của tỉnh.

− Đặc điểm tự nhiên:

o Các xã vùng biên giới phía Bắc: Địa hình cao, đất xám, rừng (nhiều nhất tỉnh).

kém, nơi cao dễ bị xói mòn vào mùa mưa …)

− Tại sao vùng biên giới phía Tây đất còn bỏ hoang nhiều ? (Thiếu thủy lợi).

− Muốn phát triển nông nghiệp, vấn đề đặt ra cho vùng là gì ?

− Cần chú ý những vấn đề gì về bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường ?

• Xác định vị trí và giới hạn vùng Đông Bắc ?

• Vùng Đông Bắc có điều kiện gì thuận lợi phát triển nông nghiệp ?

• Khó khăn cho nông nghiệp là gì ?

• Để phát triển kinh tế, vùng Đông Bắc cần có hướng khắc phục khó khăn gì ? Bằng cách nào ?

• Vị trí và giới hạn vùng Trung tâm ?

• Địa hình vùng Trung tâm có gì nổi bật ? (ở một số khu vực phân bố dọc lòng sông phù sa tạo thành các bãi bồi, thích hợp cho lúa, đậu, hoa màu).

• Đặc điểm sông ngòi ?

• Phương hướng phát triển kinh tế ?

o Các xã vùng biên giới phía Tây: Địa hình thấp dần về phía Nam, chủ yếu là đất xám điển hình, thiếu hệ thống thủy lợi (đất hoang chiếm diện tích lớn nhất).

− Hướng phát triển:

o Tập trung công tác khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

o Khai hoang, cải tạo đất hoang, trồng cây thích hợp.

o Quy hoạch các cửa khẩu làm nhiệm vụ đầu ra của vùng kinh tế phía Nam và trung tâm thương mại của tỉnh.

o Khai thác dịch vụ du lịch.

II. Vùng Đông Bắc:

− Gồm Tân Biên, Tân Châu (trừ các xã biên giới), Dương Minh Châu.

− Đặc điểm tự nhiên:

o Địa hình cao, đất xám chiếm diện tích lớn nhất (trồng cây công nghiệp và hoa quả).

o Mùa khô khắc nghiệt, ít sông suối.

o Diện tích rừng bị tàn phá nặng.

− Hình thành vùng chuyên canh mía, mì, cao su, đậu phộng.

− Hình thành khu công nghiệp – nông nghiệp chế biến cao su, mía, mì.

− Phát triển thị trấn, huyện lị đông dân.

− Khai thác dịch vụ du lịch.

III. Vùng Trung tâm:

− Gồm Hòa Thành, Gò Dầu, Thị xã và các xã thuộc phía đông sông Vàm Cỏ của 2 huyện Trảng Bàng và Châu Thành.

− Đặc điểm tự nhiên:

o Độ cao địa hình thay đổi từ 15 – 25m.

o Có sông Vàm Cỏ Đông chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam và nhiều kênh rạch tự nhiên.

− Hướng phát triển:

o Công nghiệp: Xây dựng thành khu công nghiệp kĩ thuật cao, phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp tinh xảo.

cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

o Phát triển Thị xã với quy mô tương xứng là trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội của tỉnh.

o Khai thác dịch vụ du lịch.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Nêu những phương hướng phát triển kinh tế của các vùng tự nhiên Tây Ninh ?

− Vùng biên giới Tây Bắc.

− Vùng Đông Bắc.

− Vùng Trung Tâm.

4.2. Vị trí, giới hạn của vùng Trung tâm là:

a. Gồm Hòa Thành, Gò Dầu, Thị Xã và các xã phía đông sông Vàm Cỏ của Trảng Bàng và Châu Thành.

b. Gồm Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu.

c. Gồm 20 xã dọc biên giới phía Bắc và phía Tây của tỉnh. d. Câu c đúng, a và b sai.

 Đáp án: 4.2 ( a ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 35 sách giáo khoa.

• Chuẩn bị bài 44: “Kinh tế Trung và Nam Mĩ”:

− Các hình thức sở hữu nông nghiệp ?

− Sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ? Biện pháp ?

− Đặc điểm ngành trồng trọt ?

Tiết PPCT: 49 Ngày dạy: 04/03/08

Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều thể hiện ở 2 hình thức phổ biến là đại điền trang và tiểu điền trang.

• Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công, nguyên nhân.

• Sự phân bố nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.

2. Kĩ năng:

• Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lược đồ công nghiệp để thấy được sự phân bố sản xuất nông

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 157 - 167)