VII. Sự thích nghi của sinh vật hoang
b. Công nghiệp Bắc Mĩ phát triển ở trình độ cao:
trình độ cao:
− Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu thế giới. − Đặc biệt ngành hàng không vũ trụ phát triển mạnh mẽ. 3. Dịch vụ: Chiếm tỉ trọng lớn torng nền kinh tế. 4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ:
• NAFTA thành lập năm nào ? Gồm có bao nhiêu quốc gia ?
• NAFTA có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ ?
⇒ Giáo viên: Hoa Kì có vai trò rất lớn trong NAFTA, chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.
(NAFTA).
− Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
− Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu ở Mê-hi-cô, tập trung phát triển các ngành kĩ thuật cao ở Hoa Kì và Ca-na- đa.
− Mở rộng thị trường nội địa và thế giới.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Bắc Mĩ có nền công nghiệp: a. Phát triển ở trình độ cao. b. Chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
c. Phát triển mạnh ở Hoa Kì và Ca-na-đa. d. Tất cả các ý trên.
4.2. Tính chất hiện đại, tiên tiến của nền kinh tế Bắc Mĩ thể hiện ở cơ cấu GDP, trong đó: a. Chiếm tỉ lệ cao nhất là dịch vụ.
b. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là nông nghiệp. c. Chiếm tỉ lệ cao nhất là công nghiệp. d. Câu (a + b) đúng.
* Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( d ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 124 sách giáo khoa.
• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 32 – Tập bản đồ Địa lí 7.
• Chuẩn bị bài 40: “Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và
vùng công nghiệp Vành đai Mặt Trời”:
− Vùng công nghiệp Đông Bắc Hoa Kì có những trung tâm công nghiệp quan trọng nào ? Các ngành công nghiệp chính là gì ?
− Tại sao các ngành công nghiệp ở vùng Đông Bắc Hoa Kì gần đây bị sa sút và phải chuyển dịch xuống vùng “Vành đai Mặt Trời” ?
Tiết PPCT: 45 Ngày dạy: 19/02/08
Bài 40: Thực hành:
TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ
VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
• Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì.
• Sự thay đổi trong cơv cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và ở “vành đai Mặt Trời”.
2. Kĩ năng:
• Rèn kĩ năng phân tích lược đồ công nghiệp để có nhận thức về sự chuyển dịch các yếu tố làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của vùng công nghiệp truyền thống và “vành đai Mặt Trời”.
• Kĩ năng phân tích số liệu thống kê để thấy sự phát triển mạnh mẽ của “vành đia Mặt Trời”.
3. Thái độ:
• Có nhận thức đúng đắn về chính sách lao động và phân bố dân cư.
II. CHUẨN BỊ:
− Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ kinh tế châu Mĩ, bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ.
− Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong khi thực hành.
3. Giảng bài mới:
• Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận theo yêu cầu, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Giáo viên chuẩn xác.
− Nhóm 1: Quan sát hình 40.1, xác định vị trí
của vùng công nghiệp truyền thống Hoa Kì, xác định tên các đô thị lớn ? (Nằm phía đông bắc lãnh thổ của quốc gia Hoa Kì, trải rộng từ vùng Hồ Lớn đến ven bờ Đại Tây Dương).
− Nhóm 2: Dựa vào hình 37.1, 36.1 và kiến
thức đã học, cho biết tên các ngành công nghiệp ở vùng Đông Bắc Hoa Kì ?
− Nhóm 3: Vì sao các ngành công nghiệp truyền thống vùng Đông Bắc Hoa Kì bị sa sút ?
− Nhóm 4: Quan sát hình 40.1 và kiến thức đã
học, cho biết hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì ?
− Nhóm 5: Vì sao có sự chuyển dịch vốn và lao
động đó ?
− Nhóm 6: Vị trí của vùng công nghiệp “vành
đai Mặt Trời” có những thuận lợi gì ? (Phía Nam lãnh thổ Hoa Kì, trên 4 khu vực: Bán đảo Flo-ri- đa, vùng ven biển vịnh Mê-hi-cô, ven biển phía Tây Nam Hoa Kì, ven biển Tây Bắc giáp biên giới Ca-na-đa.