Giảng bài mới:

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 110)

IV. Khả năng thích nghi của sinh vật hoang

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Chia lớp thành 8 nhóm, thảo luận theo câu hỏi:

Nhóm 1: Quan sát hình 27.2, cho biết:

- Châu Phi có các môi trường tự nhiên nào ? Môi trường nào có diện tích lớn nhất ?

- Xác định vị trí giới hạn khu vực phân bố của từng môi trường ?

- Môi trường tự nhiên thảy đổi như thế nào theo hướng xích đạo và chí tuyến Nam theo hướng từ Tây sang Đông lục địa ? Giải thích sự thay đổi đó ?

+ Thay đổi:

▫ Theo xích đạo: môi trường xích đạo ở phía tây, xavan ở phía đông.

▫ Theo chí tuyến Nam: hoang mạc ở phía tây, xavan ở phía đông.

+ Giải thích: Sự thay đổi khí hậu từ ẩm - khô đến xích đạo hướng tây - đông khô - ẩm đến chí tuyến Nam.

Nhóm 2: Sự ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh ven biển châu Phi tới sự phân bố các môi trường tự nhiên như thế nào ?

- Dòng lạnh Benghela, canari chảy ven bờ phía tây nên sa mạc hình thành sát biển.

- Dòng nóng Xômalia, Môdămbích, mũi Kim, Ghinê nên xavan phát triển phía đông do có lượng mưa tương đối.

Nhóm 3: Tại sao khí hậu châu Phi khô và hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới ?

- Vị trí châu lục, hình dạng, độ cao 200m.

- Vị trí lục địa Á - Âu phía Bắc có gió mùa đông bắc khô ráo.

- Ảnh hưởng của chí tuyến Bắc đối với Bắc Phi.

- Do đặc điểm bờ biển, ảnh hưởng của biển rất ít vào đất liền.

Nhóm 4: Nguyên nhân hình thành các hoang mạc lan sát ra bờ biển ?

- Xahara:

▫ Lãnh thổ Bắc Phi cao. ▫ Đặc điểm bờ biển.

▫ Dòng lạnh Canari.

▫ Ảnh hưởng thường xuyên của khối khí chí tuyến và lục địa khô, ít mưa.

- Na - míp:

▫ Chí tuyến Nam.

▫ Dòng lạnh Benghela.

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 110)