VII. Sự thích nghi của sinh vật hoang
b. Khái quát kinh tế xã hội:
CỦA BA KHU VỰC CHÂU PH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
• Nắm vững sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
• Nắm vững sự khác biệt trong nền kinh tế của 3 khu vực châu Phi.
2. Kĩ năng:
• Phân tích bản đồ, lược đồ kinh tế.
• So sánh, khái quát kiến thức đã học.
3. Thái độ:
• Nhận thức đúng về vai trò của cá nhân đối với phát triển kinh tế.
II. CHUẨN BỊ:
– Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ kinh tế châu Phi.
– Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình thực hành.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
• Chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận theo câu hỏi. Sau đó, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung và giáo viên chuẩn xác.
– Nhóm 1: Quan sát hình 34.1, cho biết tên quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 2.500 USD / người / năm ?
– Nhóm 2: Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD / người / năm ?
– Nhóm 3: Thu nhập dưới 200 USD / người / năm ?
1. Bài tập 1:
Khu vực Số nước có thu nhập
Bắc Phi Trung Phi Nam Phi
Trên 2.500 USD/người/năm Li Bi Ga-bông Bốt-xoa-na, Nam Phi
Trên 1.000 USD/người/năm Marốc, Angiêri, Ai Cập, Tuy-ni-di Na-mi-bi-a, Xoa-di-len
Dưới 200 USD/người/năm Ni-giê, Sát
Buốc-ki-na Pha-xô, Êtiôpia, Xômali, Xi-ê-ra Lê-ôn
Ma-la-uy
Nhận xét về sự phân hoá thu nhập giữa 3 khu vực
– Các nước ven Địa Trung Hải và cực Nam châu Phi có mức thu nhập bình quân đầu người lớn hơn so với các nước giữa châu lục.
– Mức chênh lệch giữa các nước có thu nhập cao (>2.500 USD) so với các nước có thu nhập dưới 200 USD quá lớn (12 lần).
– Trung Phi có nước thu nhập thấp nhất.
– Nhóm 4: Đặc điểm chính của nền kinh tế Bắc Phi ?
– Nhóm 5: Kinh tế Trung Phi ?
– Nhóm 6: Kinh tế Nam Phi ?
2. Bài tập 2:
Khu vực Đặc điểm chính của nền kinh tế
Bắc Phi Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch
Trung Phi Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và cây công nghiệp xuất khẩu
Nam Phi Trình độ phát triển chênh lệch. Phát triển nhất là CH Nam Phi, còn lại là những nước nông nghiệp lạc hậu
• Qua bảng thống kê so sánh các đặc điểm kinh tế 3 khu vực, hãy rút ra nhận xét chung về nền kinh tế châu Phi ?
– Kinh tế chủ yếu dựa vào khai khoáng, cây công nghiệp xuất khẩu.
nhu cầu lương thực, chăn nuôi theo hướng cổ truyền.
– Trình độ kinh tế quá chênh lệch giữa các khu vực và các nước.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Giáo viên nhấn mạnh những nội dung chính về 3 khu vực của châu Phi. 4.2. Nhận xét về sự chuẩn bị và hoạt động của học sinh. Cho điểm các nhóm.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
• Làm bài tập 1, 2 trang 27 - Tập bản đồ Địa lí 7.
• Chuẩn bị bài 35: “Khái quát châu Mĩ”:
– Vì sao châu Mĩ được gọi là “Tân thế giới” ?
– Sự thay đổi các thành phần chủng tộc ở châu Mĩ và nguyên nhân của sự thay đổi đó ?
– Phân biệt thế nào là châu Mĩ Ăng-lô Xắc-xông và châu Mĩ La Tinh ?
– Dân số châu Mĩ phát triển nhanh từ giữa thế kỉ XVII đến nay như thế nào ? Nguyên nhân ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 40
Ngày dạy: 16/01/08 Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
• Vị trí địa lí, giới hạn, kích thước của châu Mĩ để hiểu rõ đây là châu lục nằm tách biệt ở nửa cầu Tây, có diện tích rộng lớn đứng thứ 2 thế giới.
• Châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư, có thành phần dân tộc đa dạng, văn hoá độc đáo.
2. Kĩ năng:
• Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên và các luồng nhập cư vào châu Mĩ, để rút ra kiến thức về quy mô lãnh thổ và sự hình thành dân cư châu Mĩ.
3. Thái độ:
• Lòng yêu thiên nhiên.
• Nhận thức đúng đắn về chế độ chính sách nhập cư.
II. CHUẨN BỊ:
– Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên châu Mĩ, bảng số liệu diện tích các châu lục.
– Học sinh: Sáh giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
• Quan sát hình 35.1, xác định vị trí và giới hạn của châu Mĩ ? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ?
– Từ 83039’B (kể cả các đảo) đến 55054’N.
– 71050’B (không kể các đảo) đến 55054’N.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh:
o Ranh giới nửa cầu Đông và nửa cầu Tây là 2 đường kinh tuyến 200 và 1600Đ, không phải là 2 đường kinh tuyến 00 và 1800.
o Điều đó giải thích châu Mĩ nằm cách biệt ở nửa cầu Tây.
• Dựa vào hình 35.1, kết hợp với bản đồ tự nhiên, hãy:
– Xác định đường chí tuyến, đường xích đạo và 2 vòng cực ?
– Cho biết vị trí lãnh thổ châu Mĩ so với các châu lục khác có gì khác biệt cơ bản ?
o Châu Á, Âu, Phi, Đại Dương nằm ở nửa cầu Đông. Châu Á, Âu nằm ở nửa cầu Bắc.
o Lãnh thổ châu Mĩ trải dài gần 139 vĩ độ nên châu Mĩ có đủ các đới tự nhiên thuộc cả 3 vành đai nhiệt trên mặt địa cầu.
o Châu Mĩ là châu lục gồm 2 lục địa:
- Bắc Mĩ: 24,2 triệu km2, Nam Mĩ 17,8 triệu km2. - Nối liền 2 lục địa là eo đất Panama.
• Vị trí châu Mĩ và châu Phi có gì giống và khác nhau ?
– Giống: Cả 2 nằm đối xứng 2 bên đường xích đạo vá có 2 đường chí tuyến a9i qua lãnh thổ.
– Khác: Lãnh thổ châu Mĩ trải dài hơn về phía 2 cực và các đường chí tuyến qua phần hẹp của lãnh thổ. Còn châu Phi có 2 đường chí tuyến đi qua phần lãnh thổ mở rộng. Chính vì vậy mà thiên nhiên châu Mĩ ôn hoà và phong phú hơn châu Phi rất nhiều.
• Qua hình 35.1, cho biết châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào ? (do vị trí nằm tách biệt ở nửa cầu Tây, các đại dương lớn bao bọc nên thế kỉ XV người châu Âu mới biết đến châu Mĩ)
• Xác định vị trí kênh đào Panama ở hình 35.1 và cho biết ý nghĩa của nó ?
– Kênh Panama được tiến hành đào trong 35 năm tại eo Panama - nơi hẹp nhất châu Mĩ rộng không đến 50km.
– Hai đại dương lớn: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương được nối với nhau hết sức thuận lợi bởi kênh đào
1. Lãnh thổ rộng lớn:
– Nằm ở nửa cầu Tây.
– Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
– Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, Đông giáp Đại Tây Dương, Tây giáp Thái Bình Dương.
Panama, một hệ thống giao thông đường thuỷ có vai trò lớn lao về kinh tế, quân sự …
• Quan sát bảng số liệu diện tích các châu lục cho biết:
– Diện tích châu Mĩ ?
– Đứng thứ mấy về diện tích và sau châu lục nào ?
• Trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mĩ là người gì ? Thuộc chủng tộc nào ? Xác định luồng dân cư vào châu Mĩ của họ trên hình 35.2 ? (chủng tộc Môngôlôit cư trú chủ yếu ở châu Á di dân sang châu Mĩ khoảng 25.000 năm trước đây. Họ chia thành người Ex-ki-mô ở vùng Bắc châu Mĩ và người Anh-điêng phân bố khắp châu Mĩ. Họ có nền văn hoá độc đáo, phát triển tới trình độ tương đối cao.
• Đọc phần 2 sách giáo khoa, kết hợp hiểu biết, cho biết những nét cơ bản của người Ex-ki-mô và Anh-điêng ?
– Hoạt động kinh tế ?
– Địa bàn sinh sống ?
– Các nền văn hoá của các bộ lạc cổ Mai-a, A-xơ-tếch, in-ca ?
• Từ sau phát kiến của Crix-tốp Cô-lông (1942) thành phần dân cư châu Mĩ có sự thay đổi như thế nào ?
– Quan sát hình 35.2, nêu các luồng dân cư nhập cư vào châu Mĩ ?
– Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ? (người châu Âu thuộc chủng tộc Ơrôpêôit và người Phi thuộc chủng tộc Nêgrôit đều nhập cư vào châu Mĩ, nhưng thân phận và mục đích của họ đến “Tân thế giới” khác nhau hoàn toàn)
o Thực dân da trắng ồ ạt di cư sang châu Mĩ ra sức cướp bóc, khai thác tài nguyên và đất đai màu mỡ, lập đồn điền, tiêu diệt người Anh-điêng, đuổi học về phía tây, nơi có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt.
o Người da đen châu Phi bị cưỡng bức bỏ quê hương sang châu Mĩ làm nô lệ, phục vụ mục đích của người da trắng. Họ bị đối xử rất tồi, phải lao động rất cực khổ.
• Vì sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ và dân cư ở Trung và Nam Mĩ ?
– Dân cư Bắc Mĩ là con cháu của người Âu từ Anh, Pháp, Đức … (bộ lạc Ănglô Xắx-xông) nên gọi là châu Mĩ Ăng-lô Xắc-xông.
– Trung và Nam Mĩ bị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm, đưa vào nền văn hoá và ngôn ngữ La-tinh nên gọi là châu Mĩ La-tinh.
– Diện tích 42 triệu km2.