II. Môi trường đới nóng Hoạt động
4. Củng cố và luyện tập:
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ
MỤC TIÊU CHƯƠNG II: 1. Kiến thức: Dân số tăng nhanh Kinh tế chậm phát triển Đời sống chậm cải thiện Tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường
• Đặc điểm tự nhiên của môi trường đới ôn hoà và các kiểu môi trường đới ôn hoà về: vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan…
• Những hoạt động kinh tế - xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, quá trình đô thị hoá và ô nhiểm môi trường đới ôn hoà.
2. Kĩ năng:
• Củng cố kĩ năng đọc, phân tích ảnh và bản đồ địa lí, bồi dưỡng kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn đới qua biểu đồ và ảnh.
• Rèn luyện tư duy tổng hợp địa lí, phân tích bố cục 1 ảnh địa lí.
• Kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
3. Thái độ:
• Lòng yêu thiên nhiên ; yêu quê hương, đất nước.
• Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường, phòng chống thiên tai.
Tiết PPCT: 15 Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
• Nắm được 2 đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà: Tính chất thất thường do vị trí trung gian ; tính chất đa dạng thể hiện ở sự biến đổi của thiên nhiên về thời gian lẫn không gian.
• Phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu.
• Nắm được sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa khác nhau có ảnh hưởng đến sự phân bố các kiểu rừng ở đới ôn hoà.
2. Kĩ năng:
• Củng cố thêm kĩ năng đọc, phân tích ảnh và biểu đồ địa lí, bồi dưỡng kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn đới qua các biểu đồ và ảnh.
3. Thái độ:
• Ý thức phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ các môi trường địa lí, bản đồ tự nhiên thế giới. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Quan sát hình 13.1, xác định vị trí đới ôn hoà ? So sánh * Phân tích bảng số liệu trang 42 để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hoà ?
- Về vị trí: 510B nằm giữa đới nóng (270B) và đới lạnh (630B).
- Về nhiệt độ và lượng mưa.
Giáo viên kết luận: Tính chất trung gian thể hiện: - Không nóng và mưa nhiều như đới nóng.
- Không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.
* Quan sát hình 13.1, cho biết các kí jiệu mũi tên biểu hiện các yếu tố gì trong lược đồ ? (dòng biển nóng, gió Tây, khối khí nóng, khối khí lạnh).
- Các yếu tố trên có ảnh hưởng tới thời tiết của đới ôn hoà như thế nào ?
- Nguyên nhân gây ra thời tiết thất thường ?
Giáo viên phân tích:
- Do vị trí trung gian nên đới ôn hoà chịu sự tác động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột.
▫ Đợt khí lạnh: nhiệt độ xuống thấp đột ngột dưới 00C, gió mạnh, tuyết dày …
▫ Đợt khí nóng: nhiệt độ tăng rất cao, rất khô, dễ gây cháy. - Do vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa, gió Tây ôn đới mang không khí ấm, ẩm của dòng biển nóng chảy qua vào khu vực ven bờ làm thời tiết biến động, khí hậu phân hoá giữa hải dương và lục địa.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các bức ảnh về bốn mùa: mùa đông (hình 13.3) ; xuân, hè, thu (trang 59 và 60
1. Khí hậu:
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh.
- Thời tiết hết sức thất thường do:
▫ Vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa.
▫ Vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
sách giáo khoa).
* Cho nhận xét sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên qua bốn mùa trong năm?
- Sự biến đổi đó khác với thời tiết ở Việt Nam như thế nào? (Việt Nam có thời tiết thay đổi theo 2 mùa gió).
- Sự phân hoá của môi trường thể hiện như thế nào ? - Các mùa trong năm được thể hiện ở những tháng nào ? - Thời tiết từng mùa có đặc điểm gì ?
- Sự phân hoá của môi trường thể hiện ở thảm thực vật như thế nào ?
Giáo viên dùng bảng phụ “Các mùa - thời tiết - thảm thực vật trong đới ôn hoà” để giải thích.
* Quan sát hình 13.1, cho biết: - Nêu tên cá kiểu môi trường ?
- Xác định vị trí của các kiểu môi trường ? (gần hay xa biển, gần cực hay gần chí tuyến, phía tâh hay phía đông lục địa). - Các dòng biển nóng chảy qua khu vực nào trong đới khí hậu ?
- Các dòng biển và gió Tây ôn đới có ảnh hưởng kiểu môi trường chúng chảy qua ven bờ như thế nào ?
Giáo viên phân tích:
- Các dòng biển nóng và gió Tây mang không khí ấm, ẩm vào môi trường ven bờ nên có khí hậu ôn đới hải dương: Ấm về mùa đông, mát về mùa hè, ẩm ướt quanh năm.
- Xa biển tính chất lục địa rõ rệt hơn, lượng mưa giảm, mùa đông dài hơn và lạnh. Thực vật thay đổi từ tây sang đông: từ rừng lá rộng đến rừng lá kim.
* Châu Á từ tây sang đông có các kiểu môi trường gì ? * Châu Á từ bắc - nam có các kiểu môi trường gì ? * Bắc Mĩ từ tây - đông, bắc - nam?
* Tại sao từ bắc - nam ở châu Á và Bắc Mĩ lại có sự thay đổi các môi trường như vậy ? ( sự thay đổi khí hậu theo vĩ độ làm thực vật thay đổi theo: từ bắc - nam có rừng lá kim, rừng bụi gai.
* Môi trường ôn đới hải dương có đặc điểm khí hậu khác ôn đới lục địa như thế nào ?
* Trong đới ôn hoà có mấy loại môi trường chính ?
2. Sự phân hoá của môi trường:
- Sự phân hoá của môi trường ôn đới thể hiện ở cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt.
- Môi trường biến đổi thiên nhiên theo không gian từ bắc - nam, từ tây sang đông tuỳ thuộc vào vị trí với biển. Biểu đồ
khí hậu Nhiệt độ (
0C) Lượng mưa (mm) Kết luận chung
Tháng 1 Tháng 7 TB năm Tháng 1 Tháng 7 Ôn đới hải dương (Brét: 480B) 6 16 10,8 133 62 - Mùa hè mát, đông ấm
- Mưa quanh năm, nhiều nhất vào thu đông, có nhiều loại
thời tiết Ôn đới lục địa (Mátxcơv a: 560B) -10 19 4 31 74 - Mùa đông rét - Mùa hè mát, mưa nhiều Địa trung hải (Aten: 410B)
10 28 17,3 69 9 - Mùa hè nóng, mưa ít- Mùa đông mát, mưa
nhiều * Thời tiết và khí hậu của môi trường ôn hoà gây tác động
xấu tới nền sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người như thế nào ?
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Khí hậu có tính chất chuyển tiếp từ đới nóng sang đới ôn hoà là: a. Khí hậu lục địa.
b. Khí hậu hải dương. c. Khí hậu hải dương.d. Tất cả đều sai. 4.2. Thời tiết ở đới ôn hoà hết sức thất thường:
a. Đúng. b. Sai.
4.3. Đới ôn hoà nằm trong khu vực hoạt động của:
a. Gió mậu dịch. b. Gió mùa. c. Gió Tây ôn đới. d. Tất cả đều sai
e. .
* Đáp án: 4.1 ( c ), 4.2 ( a ), 7.3 ( c ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
• Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 45 sách giáo khoa.
• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 11 - Tập bản đồ Địa lí 7.
• Chuẩn bị bài 14: “Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà”: - Nhà kính là gì ?
- Ở đới ôn hoà, nông nghiệp được sử dụng hợp lí như thế nào ?
- Có mấy hình thức tổ chức sản xuất chinh trong nông nghiệp đới ôn hoà ?
- Tại sao có thể nói việc sử dụng đất nông nghiệp ở đới ôn hoà là tương đối hợp lí ?
- Ở đới ôn hoà, người ta đã khắc phục những bất lợi do thời tiết và khí hậu gây ra cho nông nghiệp như thế nào ?
- Để đạt được nền nông nghiệp hiện đại ở đới ôn hoà, người ta đã sử dụng những biện pháp gì ? - Vành đai nông nghiệp là gì ?
Tiết PPCT: 16 Bài 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
• Học sinh hiểu cách sử dụng đất đai nông nghiệp ở đới ôn hoà.
• Biết được nền nông nghiệp đới ôn hoà có những biện pháp tốt tạo ra được một số lượng nông sản chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, cách khắc phục rất hiệu quả những bất lợi về thời tiết, khí hậu gây ra cho nông nghiệp.
• Biết hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chính theo hộ gia đình và theo trang trại ở đới ôn hoà.
• Củng cố thêm kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí cho học sinh.
• Rèn luyện kĩ năng tổng hợp địa lí.
3. Thái độ:
• Ý thức phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ nông nghiệp Bắc Mĩ, tranh ảnh về sản xuất chuyên môn hoá ở
đới ôn hoà.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Xác định vị trí môi trường đới ôn hoà ? Khí hậu đới ôn hoà có những đặc điểm gì ?
2.2. Thời tiết ở đới ôn hoà hết sức thất thường là do:
a. Vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. b. Vị trí trung gian giữa lục địa và hải dương. c. Câu a đúng, b sai.
d. Không có đáp án đúng.
2.1. (6 điểm).
- Vị trí: 300 - 600 ở cả 2 bán cầu (2 điểm).
- Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh (2 điểm).
- Thời tiết hết sức thất thường (2 điểm). 2.2. (4 điểm).
- (a+b)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Đọc đoạn “Tổ chức … nông nghiệp” trong sách giáo khoa.
* Trong nông nghiệp đới ôn hoà có những hình thức sản xuất phổ biến nào ? Giữa chúng có những điểm nào giống nhau ? (Trình độ sản xuất, sử dụng những dịch vụ nông nghiệp).
* Mở rộng: Trình độ sản xuất tiên tiến và sử dụng những dịch vụ nông nghiệp cho sản lượng lớn, hiệu quả cao, do sử dụng những loại máy móc, phân bón, các chất kích thích tăng trưởng, rất chú ý đến các giống cây con nuôi mới có năng suất cao.
* Các hình thức đó có những điểm gì khác nhau ? (quy mô ruộng đất).
* Quan sát hình 14.1 ; 14.2:
- Hình 14.1 cho thấy canh tác theo hộ gia đình bố trí diện tích trồng trọt và nhà cửa khác cảnh quan trang trại ở hình 14.2 như thế nào ?
1. Nền nông nghiệp tiên tiến:
- Có 2 hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hộ gia đình và trang trại.
- So sánh trình độ cơ giới hoá nông nghiệp thể hiện trên đồng ruộng, trong hai ảnh ? (trang trại cao hơn hộ gia đình trong trồng trọt và chăn nuôi).
* Tại sao để phát triển nông nghiệp ở đới ôn hoà con người phải khắc phục những khó khăn do thời tiết và khí hậu ? (biến động, thất thường ; lượng mưa ít, nóng lạnh đột ngột…).
* Quan sát hình 14.3 ; 14.4 ; 14.5 hễy nêu một số biện pháp khoa học kĩ thuật được áp dụng để khắc phục những bất lợi trên ?
- Hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh: Dẫn nước tới từng cánh động - Hình 14.3.
- Tưới nước tự động khoa học, tiết kiệm nước - Hình 14.4. - Phun sương tự động tưới nước ấm khi quá lạnh cho cây - Hình 14.5.
* Dựa vào sách giáo khoa, cho biết cách khắc phục hiệu quả những bất lợi do thời tiết, khí hậu mang lại cho nông nghiệp như thế nào ? (che nhựa trong, trồng hàng rào cây, tưới phun sương, trồng cây trong nhà kính, lai tạo giống cây con thích nghi…).
* Các biện pháp áp dụng trong sản xuất ở đới ôn hoà để có một lượng nông sản, chất lượng cao và đồng đều ?
- Lai tạo giống bò nhiều sữa và hoa hồng đen ở Hà Lan. - Giống lợn nhiều nạc ít mỡ ở Tây Âu.
* Nhắc lại đặc điểm khí hậu các môi trường đới ôn hoà ? Giáo viên bổ sung:
- Khí hậu môi trường cận nhiệt đới gió mùa: Mùa đông ấm và khô, mùa hạ nóng ẩm).
- Hoang mạc: Rất nóng và khô.
* Sử dụng hình 13.1 và sách giáo khoa, cho biết các nông sản chính của các môi trường ôn đới từ vĩ độ trung bình - vĩ độ cao ?
- Áp dụng những thành tựu kĩ thuật cao trong quá trình sản xuất.
- Tổ chức sản xuất theo quy mô lớn theo kiểu công nghiệp.
- Chuyên môn hoá sản xuất từng nông sản.
- Coi trọng biện pháp lai tạo giống cây trồng và vật nuôi.
2. Các sản phẩm chủ yếu:
Kiểu môi trường Đặc điểm khí hậu Nông sản chủ yếu
Cận nhiệt đới gió mùa Mùa đông ấm, khô ; mùa hạ nóng, ẩm.
Lúa nước, đậu tương, bông, hoa quả nhiệt đới (một trong những vựa lúa nước thế giới).
Hoang mạc ôn đới Rất nóng, rất khô và khắc
nghiệt. Chăn nuôi cừu.
Địa Trung Hải
- Nắng quanh năm. - Hè khô nóng.
- Mùa đông, thu có mưa.
- Nho và rượu vang (nổi tiếng thế giới). - Cam, chanh, nho, ô liu…
năm. nuôi bò. Ôn đới lục địa Đông lạnh ; hè nóng, có mưa.
- Lúa mì, đại mạch (vựa lúa mì thế giới).
- Thảo nguyên đất đen nổi tiếng chăn nuôi gia súc. Trồng khoai tây và ngô. Ôn đới lạnh (vĩ độ cao) Lạnh rét vào mùa đông ; hè mát, mưa. Lúa mạch đen, khoai tây. Chăn nuôi hươu Bắc Cực. * Từ bảng trên, em có nhận xét gì về số lượng sản phẩm,
cách khai thác sử dụng môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp ?
- Sản phẩm nông nghiệp ôn đới rất đa dạng.
- Các sản phẩm được sản xuất phù hợp với đất đai, khí hậu từng kiểu môi trường.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Đới ôn hoà có nền nông nghiệp phát triển nhờ: a. Sử dụng đất đai hợp lí.
b. Có các hình thức sản xuất phù hợp.
c. Khắc phục được những bất lợi của thời tiết. d. Tất cả đều đúng.
4.2. Ở Tây Âu, Bắc Mĩ, Ôx-trây-li-a có hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến là: a. Trang trại.
b. Hộ gia đình.
c. Nông trường quốc doanh. d. Hợp tác xã.
4.3. Nông nghiệp hiện đại là nền nông nghiệp: a. Sử dụng nhiều máy móc.
b. Sản xuất chuyên môn hoá.
c. Kết hợp chặt chẽ với công nghiệp chế biến. d. Tất cả đều đúng.
* Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( a ), 4.3 ( d ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
• Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 49 sách giáo khoa.
• Làm bài tập 1, 2 trang 12 - Tập bản đồ Địa lí 7.
• Chuẩn bị bài 15: “Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hoà”:
- Em hãy cho biết khái niệm về công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác là gì ? - Tình hình các ngành công nghiệp khai thác ở các nước ôn đới như thế nào ?