Các đặc điểm khác của môi trường

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 108 - 110)

IV. Khả năng thích nghi của sinh vật hoang

4. Các đặc điểm khác của môi trường

tự nhiên:

- Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường xích đạo.

- Xavan và hoang mạc là 2 môi trường tự nhiên điển hình của châu Phi và thế giới, chiếm diện tích lớn.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Khí hậu châu Phi có đặc điểm: a. Khô và lạnh.

b. Khô và nóng.

c. Hai câu (a + b) sai. d. Hai câu (a + b) đúng.

4.2. Quan sát hia lược đồ hình 27.1 và 27.2, khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phù hợp với môi trường:

a. Nhiệt đới khô. b. Địa Trung Hải. c. Nhiệt đới ẩm. d. Hoamg mạc.

4.3. Xavan châu Phi là nơi có động vật ăn cỏ, tiêu biểu:

a. Ngựa vằn. b. Hươu cao cổ. c. Sơn dương. d. Tất cả đều sai.

* Đáp án: 4.1 ( b ), 4.2 ( d ), 4.3 ( a + b + c ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài, trả lời câu hỏi 1 và 2 trang 87 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 20 - Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 28: “Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt

độ và lượng mưa ở châu Phi”:

- Dựa vào hình 27.2, cho biết sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi ở 2 bên đường xích đạo ra sao và theo thứ tự nào ?

- Vì sao hoang mạc ở châu Phi lại tiến ra sát biển ? Tại sao diện tích hoang mạc ở Bắc Phi lớn hơn ở Nam Phi ?

- Biểu đồ hình 28.1 thuộc kiểu khí hậu nào ? Phân tích biểu đồ và nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu này ?

Tiết PPCT: 31

Ngày dạy: 21/12/07 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG Bài 28: Thực hành: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MƯA Ở CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• học sinh nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.

• Nắm được cách phân tích một bản đồ khí hậu châu Phi và xác định được trên bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, vị trí của đặc điểm có biểu đồ đó.

2. Kĩ năng:

• Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một địa điểm, rút ra đặc điểm khí hậu của địa điểm đó.

• Kĩ năng xác định vị trí của địa điểm trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.

3. Thái độ:

• Lòng yêu thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, biểu đồ khí hậu của 4 địa

điểm.

- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 108 - 110)