Sự thích nghi của thực, động vật

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 78 - 81)

IV. TIẾN TRÌNH:

2. Sự thích nghi của thực, động vật

với môi trường:

- Do điều kiện sống thiếu nước, khí hậu khắc nghiệt nên thực vật rất cằn cỏi và thưa thớt ; động vật rất ít và nghèo nàn. - Các loài sinh vật trong hoang mạc thích nghi với môi trường khô hạn và khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước trong cơ thể. Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

thân cây bò sát, động vật kiếm ăn ban đêm, thân có vẫy sừng - thằn lằn (lạc đà chịu khát giỏi 9 ngày), người mặc áo choàng trùm kín đầu…

- Cây cối có cấu tạo hình dáng dự trữ nước (hình cây xương rồng), rễ dài và sâu ; động vật - lạc đà là chủ nhân của hoang mạc, ăn và uống rất nhiều, dự trữ mỡ trong bướu.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở: a. Dọc theo 2 bên đường chí tuyến.

b. Sâu trong lục địa. c. Gần các dòng biển lạnh. d. Tất cả đều đúng.

4.2. Các hoang mạc có mùa hạ nóng, mùa đông khô và rất lạnh nằm ở: a. Hàn đới.

b. Ôn đới. c. Nhiệt đới. d. Cận nhiệt đới.

4.3. Sự đa dạng của thế giới sinh vật trong hoang mạc chính là để: a. Thích nghi khác nhau trong điều kiện khô hạn.

b. Tránh bị tiêu diệt. c. Cả 2 đều đúng. d. Câu a đúng, b sai.

* Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( b ), 4.3 ( c ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 63 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 16 - Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 20: “Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc”:

- Hãy nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong hoang mạc ? - Hoang mạc hoá là gì ?

- Tại sao nói kĩ thuật khoan sâu đã góp phần làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc ?

- Những biện pháp nào đang được sử dụng để cải tạo hoang mạc và ngăn chặn quá trình hoang mạc hoá ở nhiều nước hiện nay trên thế giới ?

Tiết PPCT: 22 Bài 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Học sinh hiểu được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong các hoang mạc, thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường.

• Biết nguyên nhân hoang mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và các biện pháp cải tạo, chinh phục hoang mạc, ứng dụng vào cuộc sống.

2. Kĩ năng:

• Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí.

3. Thái độ:

• Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống quá trình hoang mạc hoá.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở hoang mạc. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Khí hậu hoang mạc có những đặc điểm gì ? 2.2. Giới thực vật ở hoang mạc thích nghi được với môi trường khắc nghiệt, khô hạn nhờ có khả năng:

a. Rút ngắn chu kì tăng trưởng. b. Lá biến thành gia hay có bọc sáp.

c. Dự trữ nước trong thân hoặc có bộ rễ rất to và dài. d. Tất cả đều sai. 2.1. (6 điểm). - Khô hạn, khắc nghiệt. - Biên độ nhiệt rất lớn, 2.2. (4 điểm). - a + b + c.

3. Giảng bài mới:

* Giáo viên giải thích 2 thuật ngữ: “hoang mạc” và “ốc đảo”.

* Tại sao ở hoang mạc trồng trọt phát triển ở các ốc đảo ? Trồng chủ yếu là cây gì ? (chà là).

* Trong điều kiện khô hạn, việc sinh sống của con người ở hoang mạc phụ thuộc vào những yếu tố gì ?

- Khả năng tìm nguồn nước. - Khả năng trồng trọt, chăn nuôi.

- Khả năng vận chuyển nước, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho cuộc sống từ nơi khác đến…

* Như vậy, hoạt động kinh tế cổ truyền của con người sống trong hoang mạc là gì ?

- Các vật nuôi phổ biến ?

- Tại sao phải chăn nuôi du mục ?

* Quan sát hình 20.1 ; 20.2, cho biết: Ngoài chăn nuôi di mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế nào khác ? (trồng trọt và chuyên chở hàng hoá qua hoang mạc).

* Vì sao chăn nuôi du mục là hoạt động kinh tế cổ truyền rất quan trọng và chủ yếu là chăn nuôi gia súc ? (Do tính chất khô hạn, thực vật chủ yếu là cỏ. Nuôi vật nuôi thích nghi với khí hậu để lấy thịt, sữa, da … như dê, cừu, ngựa …).

* Trong sinh hoạt, phương tiện giao thông lâu đời là dùng lạc đà để chuyên chở hàng hoá và buôn bán.

* Chuyển ý: Ngày nay nhờ những tiến bộ kĩ thuật, con người tiến sâu vào chinh phục và khai thác hoang mạc. * Quan sát ảnh 20.3, nêu nội dung của ảnh ? (cảnh trồng trọt ở nôi có hệ thống tưới nước tự động xoay tròn của Libi: cây mọc ở nơi được tưới trong vòng tròn xanh, ngoài vòng vẫn là hoang mạc).

* Giáo viên bổ sung:

- Nguồn nước lấy ở vỉa nước ngầm khoan rất sâu, rất tốn kém.

- Hình 20.4 là một khu khai thác dầu mỏ, đem lại nguồn lợi ích giúp con người có đủ khả năng chi phí khoan nước ngầm, các mỏ dầu …

* Quan sát hình 20.3 ; 20.4, hãy phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc cải tạo bộ mặt hoang mạc ? (ngày nay với tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, con người đã phát hiện các tíu nước ngầm, mỏ dầu khí, mỏ khoáng sản nằm sâu bên dưới hoang mạc. Bằng lợi nhuận khổng lồ khi khoan được các mỏ khoáng sản, túi nước… các đô thị mới mọc lên trong hoang mạc với đầy đủ tiện nghi cho những người thợ khai thác và điều hành … Cuộc sống hiện đại bắt đầu xuất hiện ở các ốc đảo, nhà ở, phương tiện, nếp sống hiện đại thay thế cho cuộc sống cổ truyền

1. Hoạt động kinh tế:

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 78 - 81)