Sự thích nghi của thực vật và động

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 85 - 87)

V. RÚT KINH NGHIỆM:

2. Sự thích nghi của thực vật và động

vật với môi trường:

- Thực vật đặc trưng là rêu và địa y. - Thực vật ít về số lượng, số loài chỉ phát triển vào hè.

- Động vật thích nghi với khí hậu là tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu… có bộ lông và lớp mỡ dày, bộ lông không

- Tuần lộc ăn cây cỏ, rêu và địa y.

- Chim cánh cụt và hải cẩu sống bằng tôm cá dưới biển. * Cuộc sống của sinh vật trở nên sôi động, phát triển nhộn nhịp vào mùa nào của đới lạnh ? Loại động vật sống ở địa bàn nào phong phú hơn ?

* Nét khác biệt của động - thực vật ở đới lạnh so với các đới khí hậu khác là gì ?

* Bằng kiến thức về sinh vật học, cho biết hình thức tránh rét của động vật là gì ? (giảm tiêu hao năng lượng…) * Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất?

- Lượng mưa. - Khí hậu nói chung.

- Động - thực vật và phân bố dân cư.

thấm nước.

- Động vật tránh rét bằng hình thức di cư về xứ nóng, hoặc ngủ đông…

4. củng cố và luyện tập:

4.1. Đới lạnh ở mỗi bán cầu có phạm vi trải dài từ:

a. 30 - 40 độ vĩ. b. 60 - 90 độ vĩ. c. 50 - 60 độ vĩ. d. 40 - 50 độ vĩ. 4.2. Động vật ở hàn đới thích nghi được với khí hậu lạnh khắc nghiệt nhờ:

a. Có lớp mỡ dày dưới da.

b. Bộ lông dày hoặc không thấm nước. c. Khả năng di cư hoặc ngủ đông. d. Tất cả đều sai.

4.3. Cảnh quan ở những vùng ven biển gần cực gồm chủ yếu là các loại rêu, cây thấp lùn … có tên là:

a. Thảo nguyên. b. Đài nguyên. c. Đồng rêu. d. Câu b và c đúng.

* Đáp án: 4.1 ( b ), 4.2 ( a + b + c), 4.3 ( d ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 70 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 17 - Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 22: “Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh”:

- Ở đới lạnh phương Bắc có các dân tộc nào sinh sống ? Địa bàn cư trú chính ? - Hãy kể tên những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc ? - Đới lạnh có những nguồn tài nguyên nào ? Điều kiện khai thác ra sao ? - Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác ?

Tiết PPCT: 24 Bài 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Học sinh nắm được các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh chủ yếu dựa vào chăn nuôi và săn bắn động vật.

• Nắm được hoạt động kinh tế hiện đại dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên của đới lạnh (săn bắn cá voi, các loài thú có lông quý, thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản khác).

• Những khó khăn cho hoạt động kinh tế ở đới lạnh.

2. Kĩ năng:

• Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ và ảnh địa lí, kĩ năng vẽ sơ đồ các mối quan hệ.

3. Thái độ:

• Ý thức việc khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ các môi trường địa lí, bản đồ kinh tế châu Nam Cực. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào ?

2.2. Động vật ở hàn đới thích nghi được với khí hậu lạnh khắc nghiệt nhờ:

a. Có lớp mỡ dày dưới da.

b. Bộ lông dày hoặc không thấm nước. c. Khả năng di cư hoặc ngủ đông. d. Tất cả đều sai.

2.1. (6 điểm).

- Quanh năm rất lạnh.

- Mưa rất ít, chủ yếu là tuyết rơi. 2.2. (4 điểm).

- (a + b + c).

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Quan sát hình 22.1, cho biết:

- Tên các dân tộc đang sống ở đới lạnh phương Bắc ? (4 dân tộc).

- Địa bàn cư trú của dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi ? (Chúc, Iakút, Xamoyet ở Bắc Á, người Lapông ở Bắc Âu). - Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắt ?

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 85 - 87)