Sự phát triển của vành đai công nghiệp

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 152 - 155)

VII. Sự thích nghi của sinh vật hoang

2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp

mới:

− Hướng chuyển dịch vốn và lao động: Từ các vùng công nghiệp truyền thống phía nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới phía Nam và ven Thái Bình Dương.

− Nguyên nhân:

o Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

o Cuộc cách mạng đó làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học ở phía Nam và Tây Hoa Kì, tạo điều kiện xuất hiện của “vành đai Mặt Trời”.

o Do nhu cầu phát triển của vành đai công nghiệp mới đã thu hút vốn và lao động trên Hoa Kì, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật cao.

− Thuận lợi chính:

o Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu từ vịnh Mê-hi-cô.

o Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu từ Đại Tây Dương vào, tập trung từ các nước châu Mĩ La- Tinh. Đây cũng là khu vực tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Hoa Kì.

4.1. Giáo viên cho học sinh xác định lại vị trí vùng công nghiệp truyền thống và vùng công nghiệp mới trên bản đồ kinh tế châu Mĩ.

4.2. Giáo viên tóm tắt và nhận mạnh những nội dung cần lưu ý của bài học. 4.3. Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần thực hành của học sinh.

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và t làm bài tập 1, 2 trang 33 – Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 41: “Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ”:

− Ôn lại đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ, sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ.

− Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ.

− Vì sao phía đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có mưa nhiều hơn phần phía tây ?

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tiết PPCT: 46

Ngày dạy: 21/02/08 Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ, nhận biết Trung và Nam Mĩ là không gian địa lí khổng lồ.

• Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti, địa hình của lục địa Nam Mĩ.

2. Kĩ năng:

• Phân tích lược đồ tự nhiên, xác định vị trí địa lí và quy mô lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ.

• Kĩ năng so sánh, phân tích các đặc điểm khu vực địa hình rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung mĩ và quần đảo Ăng-ti, giữa khu vực Đông và khu vực Tây Nam Mĩ.

3. Thái độ:

• Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên châu Mĩ.

Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

• Dựa vào hình 41.1, xác định vị trí giới hạn của Trung và Nam Mĩ ?

− Diện tích: 20,5 triệu km2, kể cả các hải đảo.

− Dài từ khoảng 300B – 600N, dài 10.000km.

− Rộng từ 350T – 1170T.

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 152 - 155)