HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚ

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 90 - 97)

V. RÚT KINH NGHIỆM:

2. Việc nghiên cứu và khai thác mô

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚ

MỤC TIÊU CHUNG

1. Kiến thức:

• Nắm được những đặc điểm cơ bản của vùng núi về tự nhiên của môi trường vùng núi.

• Biết được những hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của cư dân miền núi.

• Biết được cách cư trú khác nhau ở các vùng núi trên thế giới.

2. Kĩ năng:

• Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí.

• Cách đọc lát cắt một ngọn núi.

3. Thái độ:

• Tình yêu thiên nhiên.

Tiết PPCT: 25 Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Nắm được những đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi (càng lên cao không khí càng loãng, thực vật phân tầng theo độ cao) và ảnh hưởng của sườn núi đối với môi trường.

• Biết được cách cư trú khác nhau ở các vùng núi trên thế giới.

2. Kĩ năng:

• Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt một ngọn núi.

3. Thái độ:

• Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ tự nhiên thế giới, lát cắt ngọn núi Anpơ. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Các hoạt động chính của các dân tộc đới lạnh là gì ?

2.2. Người I - nuc là dân tộc sống ở đới lạnh châu Mĩ có nguồn gốc từ: a. Châu Á. b. Châu Âu. c. Châu Mĩ. d. Cả 3 đều sai. 2.1. (7 điểm). - Kinh tế cổ truyền. - Kinh tế hiện đại. …

2.2. (3 điểm). - a.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Giáo viên nhắc lại sự thay đổi theo độ cao của nhiệt độ, độ loãng không khí, giới hạn băng tuyết.

* Quan sát hình 23.1, cho biết:

- Cảnh gì và ở đâu ? (vùng núi Hymalaya ở đới nóng). - Có các đối tượng địa lí nào ? (toàn cảnh các cây lùn thấp hoa đỏ phía xa, trên cao là tuyết phủ trắng xoá trên đỉnh núi).

* Tại sao đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao, lại có tuyết phủ trắng trên đỉnh núi ?

* Quan sát hình 23.2, cho biết:

- Cây cối phân bố từ chân núi lên đỉnh núi như thế nào ?

1. Đặc điểm của môi trường:

(hình thành các vành đai).

- Vùng Anpơ có mấy vành đai ? Giới hạn mỗi vành ?

▫ Vành đai rừng lá rộng: 0 - 900m. ▫ Vành đai rừng lá kim: 900 - 2.200m. ▫ Vành đai đồng cỏ: 2.200 - 3.000m. ▫ Vành đai tuyết > 3.000m.

- Vì sao cây cối lại có sự biến đổi theo độ cao ?

* Vậy sự thay đổi của khí hậu vùng núi ảnh hưởng tới thực vật như thế nào ? So sánh với sự thay đổi thực vật theo vĩ độ ? (giống nhau).

* Quan sát hình 23.3, so sánh độ cao của từng vành đai tương tự giữa 2 đới nóng và ôn hoà. Cho biết đặc điểm khác nhau nổi bật giữa phâng tầng thực vật theo độ cao ở 2 đới ?

Độ cao (m) Đới ôn hoà Đới nóng

200-900 Rừng lá rộng Rừng rậm

900-1.800 Rừng hỗn giao Rừng cận nhiệt trên núi

1.600-3.000 Rừng lá kim, đồng cỏ núi cao Rừng hỗn giao ôn đới trên núi 3.000-4.500 Tuyết vĩnh cửu Rừng lá kim ôn đới núi cao 4.500-5.500 Tuyết vĩnh cửu Đồng cỏ núi cao

5.500

trở lên Tuyết vĩnh cửu

Tuyết vĩnh cửu Sự khác

nhau giữa phân tầng thực vật

- Đới nóng có vành đai rừng rậm, ôn hoà không.

- Các tầng thực vật ở đới nóng nằm cao hơn ôn hoà.

* Quan sát lát cắt phân tầng độ cao núi Anpơ hình 23.2, cho biết:

- Sự phân bố cây trong một quả núi giữa sường đón nắng và sườn khuất nắng có sự khác nhau như thế nào ? (Vành đai sườn đón nắng mọc cao hơn).

- Vì sao có sự khác nhau đó ?

* Ảnh hưởng của sườn núi đối với thực vật và khí hậu như thế nào ? (Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng sườn núi). Độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng đến tự nhiên, kinh tế vùng núi ra sao ? (lũ, xói mòn, giao thông…). * Giáo viên nhấn mạnh: Các hoạt động kinh tế của con người làm gia tăng tác động ngoại lực đến địa hình vùng núi. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường vùng núi ? * Ở nước ta, vùng núi là địa bàn cư trú của các dân tộc nào ? Đặc điểm dân cư ? Đặc điểm cư trú của người vùng núi phụ thuộc vào điều kiện gì ? (Địa hình - nơi có thể canh

- Thực vật cũng thay đổi theo độ cao.

- Hướng và độ dốc của sườn núi ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường vùng núi.

2. Cư trú của con người:

- Thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người, dân cư thưa thớt.

tác, chăn nuôi, khí hậu mát mẻ, gần nguồn nước và tài nguyên…).

* Cho biết một số các dân tộc miền núi có thói quen cư trú khác nhau ?

- Người Mèo: ở trên núi cao.

- Người Tày: lưng chừng núi, núi thấp. - Người Mường: núi thấp, chân núi.

* Đọc phần 2, cho biết đặc điểm cư trú của các dân tộc vùng núi trên trái đất ?

- Người dân ở vùng núi khác nhau trên trái đất có đặc điểm cư trú khác nhau.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo:

a. Độ cao. b. Hướng núi. c. Cả (a+b) đúng. d. Cả (a+b) sai.

4.2. Sự phân tầng thực vật theo độ cao ở đới nóng và đới ôn hoà: a. Đới nóng nhiều tầng hơn đới ôn hoà.

b. Đới ôn hoà nhiều tầng hơn đới nóng. c. Cả 2 đới đều có số tầng thực vật như nhau. * Đáp án: 4.1 ( c ), 4.2 ( a ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 76 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 18 - Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 24: “Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi”: - Vùng núi thường có những hoạt động kinh tế cổ truyền nào ?

- Các hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi rất đa dạng và không giống nhau, tại sao ? - Kinh tế tự cung tự cấp là gì ?

- Tại sao phát triển giao thông và điện lực là những điều kiện cần có trước tiên để làm biến đổi bộ mặt các vùng núi cao ?

- Sự phát triển kinh tế của các vùng núi đã đặt ra những vấn đề gì về môi trường ?

Tiết PPCT: 25 Bài 24: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Học sinh biết được sự tương đồng về hoạt động kinh tế cổ truyền ở các vùng núi trên thế giới (chăn nuôi, trồng trọt, khai thác lâm sản, nghề thủ công).

• Biết được điều kiện phát triển kinh tế vùng núi và những hoạt động kinh tế hiện đại ở vùng núi. Tác hại tới môi trường vùng núi do tác động kinh tế của của người gây ra.

2. Kĩ năng:

• Rèn thêm kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí.

3. Thái độ:

• Ý thức bảo vệ môi trường vùng núi.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên thế giới, ảnh các hoạt động kinh tế và lễ hội vùng núi. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Sự thay đổi thực vật theo độ cao, hướng sườn ở vùng núi như thế nào ? Ví dụ ?

2.2. lũ quét và lở đất là những hiện tượng dễ xảy ra ở vùng: a. Chân núi. b. Thung lũng núi. c. Sườn núi. d. Cả 3 đều sai. 2.1. (7 điểm).

- Tạo thành nhiều vành đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi.

- Thực vật sườn đón nắng mọc tốt và cao hơn sường khuất nắng.

2.2. (3 điểm). - c.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Quan sát hình 24.1 và 24.2, cho biết: - Các hoạt động kinh tế cổ truyền là gì ?

- Ngoài ra vùng núi còn có những ngành kinh tế nào ? * Tại sao các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc

1. Hoạt động kinh tế cổ truyền:

- Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản…

vùng núi lại đa dạng và khác nhau ? (do tài nguyên và môi trường, tập quán canh tác, nghề truyền thống mỗi dân tộc, điều kiện giao thông từng nơi).

* Nhấn mạnh: Sự khác nhau cơ bản trong khai thác đất đai giữa 2 vùng núi đới nóng và đới ôn hoà:

- Đới nóng khai phá từ nơi có nước ở dưới chân núi, tiến lên cao.

- Đới ôn hoà khai phá ngược lại từ cao rồi xuống chân núi. * Mở rộng: Tập quán, nghề nghiệp một số dân tộc miền núi nước ta.

* Quan sát hình 24.3, mô tả nội dung ảnh và cho biết những khó khăn cản trở sự phát triển kinh tế vùng núi là gì ? Muốn phát triển kinh tế, văn hoá vùng núi thì việc đầu tiên cần làm là gì ? (phát triển giao thông).

* Qua hình 24.3 ; 24.4, cho biết tại sao phát triển giao thông và điện lực là những việc cần làm trước tiên để thay đổi bộ mặt vùng núi ? (khó khăn lớn nhất trong việc khai thác vùng núi là độ dốc, độ chia cắt địa hình và sự thiếu dưỡng khí ở trên cao. Do đó, để phát triển kinh tế thì việc phát triển giao thông và điện lực là 2 điều kiện cần có trước tiên).

* Ngoài khó khăn về giao thông, môi trường, vùng núi còn gây cho con người những khó khăn nào dẫn tới chậm phát triển kinh tế ? (dịch bệnh, sâu bọ, côn trùng, thú dữ, thiên tai do phá rừng…).

* Vấn đề về môi trường cần phải quan tâm ở vùng núi là gì khi phát triển kinh tế, văn hoá ? (cây rừng bị phá, chất thải từ khai thác khoáng sản và khu nghỉ mát, ảnh hưởng nguồn nước, không khí, đất canh tác, bảo tồn thiên nhiên). * Hoạt động kinh tế hiện đại có ảnh hưởng tới kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá độc đáo của vùng núi cao hay không ? Ví dụ minh hoạ ở vùng núi nước ta ?

- Các hoạt động kinh tế đa dạng và phong phú, mang bản sắc mỗi dân tộc.

2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội:

- Giao thông và điện lực là 2 ngành làm biến đổi bộ mặt kinh tế vùng núi. Nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện theo như khai thác tài nguyên, hình thành các khu công nghiệp, du lịch phát triển.

- Việc phát triển kinh tế - xã hội đặt ra nhiều vấn đề về môi trường.

- Tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá các dân tộc ở vùng núi.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ít người ở vùng núi được gọi là: a. Kinh tế cổ truyền.

b. Kinh tế tự cung tự cấp. c. Câu a và b đúng. d. Câu a và b sai.

4.2. Bộ mặt kinh tế của nhiều vùng núi trên thế giới đã biến đổi nhanh chóng từ khi có: a. Các tuyến đường giao thông.

b. Đập thuỷ điện.

c. Khu nghỉ mát- du lịch, hoạt động thể thao. d. Tất cả đều sai.

4.3. Sự phát triển giao thông và nguồn điện không đồng đều giữa các vùng núi và một số nơi đã tác động xấu đến:

a. Môi trường.

b. Các ngành kinh tế cổ truyền. c. Nền văn hoá truyền thống. d. Tất cả đều sai.

* Đáp án: 4.1 ( c ), 4.2 ( a + b + c ), 4.3 ( a + b + c ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 78 sách giáo khoa.

• Chuẩn bị bài 25: “Ôn tập chương II, III, IV, V”:

- Sự khác nhau giữa các môi trường địa lí, các kiểu khí hậu ? - Các chủng tộc chính trên thế giới ?

- Các hình thức cánh tác trong nông nghiệp ở đới nóng ?

- Tác động của dân số tới tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội ? - Nền nông nghiệp ở đới ôn hoà ?

Tiết PPCT: 27 ÔN TẬP CÁC CHƯƠNG II, III, IV, V

Ngày dạy: 30/11/07

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp tiên tiến, các vấn đề môi trường ở đới ôn hoà.

• Sự thích nghi của sinh vật hoang mạc với khí hậu môi trường

• Đặc điểm cơ bản về hình thái của các chủng tộc chính trên thế giới, quá trình di dân và những tác động của dân số tới tài nguyên và môi trường.

• Khí hậu nhiệt đới gió mùa và những điều kiện cơ bản để tiến hành thâm canh lúa nước ở đới nóng.

2. Kĩ năng:

• Khái quát hoá vá hệ thống hoá các kiến thức đã học.

• Lập sơ đồ các mối quan hệ.

3. Thái độ:

• Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ các môi trường địa lí, bản đồ dân cư và các đô thị thế giới.

- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong quá trình ôn tập.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ dân cư và đô thị thế giới, so sánh sự khác biệt về đặc điểm hình thài và sự phân bố của các chủng tộc ? * Qua bản đồ dân cư và các đô thị thế giới, xác định vị trí môi trường nhiệt đới gió mùa ? Khí hậu có đặc điểm như thế nào ?

- Nhiệt độ trung bình năm >200C. - Biên độ nhiệt trung bình 80C. - Lượng mưa trung bình >1.500 mm. - Thời tiết diễn biến thất thường.

* Điều kiện để tiến hành thâm canh lúa nước ở đới nóng là gì ?

* Thế nào là di dân ? Đặc điểm và nguyên nhân của quá trình di dân ?

I. Các chủng tộc:

- Môn-gô-lô-it (da vàng). - Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng). - Nê-grô-it (da đen).

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w