Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 111 - 114)

IV. Khả năng thích nghi của sinh vật hoang

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng

mưa:

Biểu đồ Lượng mưa (mm/năm) Nhiệt độ (0C)

Biên độ nhiệt

năm (0C) Đặc điểm khí hậu Vị trí địa lí

A TB: 1244

Mùa mưa: 11 - 3

Nóng nhất: 25, tháng 3 và 11 Lạnh nhất: 18

7 Khí hậu nhiệt đới

Nóng, mưa theo mùa

Bán cầu Nam Lubumbasi, số 3 B Mùa mưa: 6 - 9TB: 897 Nóng nhất: 35, tháng 5 Lạnh nhất: 20, tháng 1 C TB: 2592 Mùa mưa: 9 - 5 Nóng nhất: 28, tháng 4 Lạnh nhất: 20, tháng 7 8

Xích đạo ẩm nửa cầu Nam Nắng, nóng, mưa nhiều. Phía nam bồn địa Cônggô, số 1 D Mùa mưa: 4 - 7TB: 506 Nóng nhất: 22, tháng 2 Lạnh nhất: 10, tháng 7 12

Địa Trung Hải nửa cầu Nam Hè nóng khô, đông ấm áp, mưa nhiều vào

thu đông

Vị trí 4

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản và một số vấn đề cần lưu ý. 4.2. Nhận xét sự chuẩn bị giờ thực hành của học sinh.

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 21 - Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 29: “Dân cư, xã hội châu Phi”:

- Trình bày sự phân bố dân cư ở châu Phi ? Vì sao có sự phân bố như vậy ?

- Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi ?

Tiết PPCT: 32 Bài 29: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI

Ngày dạy: 24/12/07

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Học sinh nắm vững sự phân bố dân cư rất không đều ở châu Phi.

• Hiểu được những hậu quả của lịch sử để lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hoá bởi các cường quốc phương Tây.

• Hiểu rõ sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của châu Phi.

2. Kĩ năng:

• Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi rút ra nguyên nhân của sự phân bố đó.

• Phân tích số liệu thống kê sự gia tăng dân số của một số quốc gia, dự báo khả năng và nguyên nhân bùng nổ dân số.

3. Thái độ:

• Ý thức kế hoạch hoá gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi, bảng số liệu thống kê sự

gia tăng dân số một số quốc gia ở châu Phi.

- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

* Yêu cầu học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa.

* Lịch sử châu Phi có thể chia mấy thời kì phát triển ? Kể từng thời kì ? (4 thời kì)

- Thời kì lịch sử đen tối nhất, nhiều mặt kinh tế - xã hội bị ngừng trệ suốt mấy thế kỉ.

- Năm 60 gọi là “năm của châu Phi”, có 17 nước giành độc lập.

* Sự buôn bán nô lệ và thuộc địa hoá của thực dân, đế quốc từ thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XX để lại những hậu quả nặng nề nào cho châu Phi ? (sự lạc hậu, chậm phát triển về dân số, xung đột sắc tộc, nghèo đói…)

* Quan sát hình 29.1, kết hợp kiến thức đã học, cho biết: - Đặc điểm cơ bản nhất của sự phân bố dân cư châu Phi ? - Trình bày sự phân bố dân cư trên lược đồ ? (4 loại mật độ dân số)

* Dựa vào hình 29.1, kết hợp với đối chiếu hình 27.2 cho biết vì sao dân cư châu Phi phân bố không đều ?

- Môi trường hoang mạc: <2 người. - Xavan: 2 - 20 người.

- Xích đạo ẩm: >50 người.

- Lưu vực sông Nin - châu thổ phì nhiêu, tập trung đông dân nhất châu Phi.

* Đa số dân sống trên địa bàn nào ?

* Xác định trên hình 29.1 vị trí các thành phố có từ 1 triệu dân trở lên ? Thuộc khu vực nào ?Các thành phố châu Phi thường có đặc điểm gì ?

* Đọc tên các nước (trong bảng số liệu: Tình hình dân số của một số quốc gia châu Phi), cho biết:

- Nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình ? Bao nhiêu ? (E-ti-ô-pi-a 2,9% ; Tan-da-ni-a 2,8% ; Ni-giê-ri-a 2,7%)

- Nước nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình ? (Nam Phi 1,1%)

* Tại sao nạn đói thường xuyên đe doạ châu Phi ? (chiến tranh, AIDS, bùng nổ dân số…)

- Đại dịch AIDS có tác hại như thế nào với kinh tế - xã hội?

- Tại sao bùng nổ dân số ở châu Phi không thể kiểm soát được ?

1. Lịch sử và dân cư:

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 111 - 114)