Sức ép của dân số tới tài nguyên và

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 38 - 46)

II. Bảng số liệu về diện tích, dân số ; số xã phường, thị trấn của các huyện,

2.Sức ép của dân số tới tài nguyên và

môi trường:

- Làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy giảm.

- Chất lượng cuộc sống người dân thấp

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách, cần tiến hành ngay trong tất cả phần lớn các nước nhiệt đới ?

4.2. Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường đới nóng: a. Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.

b. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. c. Phát động chiến tranh.

d. Không có phương án nào.

* Đáp án:

- 4.1. (Tác động rất xấu đến tài nguyên, môi trường, đời sống người dân…). - 4.2. (a+b).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 35 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 8 - Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 11: “Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng”:

- Ở các vùng nông thôn của đới nóng dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất canh tác có hạn dẫn đến hậu quả gì ?

- Để mở rộng diện tích đất phát triển nông nghiệp, trong đới nóng người ta thường khai phá những vùng đất mới ở đâu và làm gì ?

- Ở đới nóng, người ta thường di dân đến những nơi nào ?

- Sự di dân đến các thành phố lớn và tăng dân số đô thị quá nhanh dẫn đến hậu quả gì ? biện pháp khắc phục ?

- Nguyên nhân dẫn đến các làn song di dân ở đới nóng ?

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tiết PPCT: 11 Bài 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Biết được nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặt ra cho các đô thị, siêu đô thị ở đới nóng.

2. Kĩ năng:

• Bước đầu giúp học sinh luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí (các nguyên nhân di dân).

• Củng cố thêm các kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, bản đồ địa lí và biểu đồ hình cột.

3. Thái độ:

• Có ý thức đúng đắn về các chính sách dân cư của Đảng và Nhà nước.

• Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và đô thị thế giới. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh ở đới nóng ?

2.2. Ở đới nóng, dân cư tập trung đông đúc nhất ở:

a. Đông Bắc Á và Đông Á. b. Đông Nam Á và Nam Á. c. Tây Nam Á và Nam Á. d. Tây Bắc Á và Bắc Á. 2.1. (6 điểm). - Tài nguyên. - Môi trường. - Kinh tế chậm phát triển. 2.2. (4 điểm - kết hợp chỉ bản đồ). - b.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Giáo viên nhắc lại tình hình gia tăng dân số đới nóng  di dân.

* Đọc đoạn “Di dân … Tây Nam Á” trang 36 sách giáo khoa, cho biết:

- Nêu nguyên nhân của sự di dân đới nóng ? - Tại sao di dân ở đới nóng diễn ra rất đa dạng và phức tạp ?

▫ Đa dạng: Nhiều hình thức, nhiều nguyên nhân. ▫ Phức tạp: Nguyên nhân tích cực, nguyên nhân tiêu cực. Hướng dẫn phân tích các nhóm nguyên nhân trên.

* Cho biết những biện pháp di dân tích cực tác động tốt đến phát triển kinh tế - xã hội là gì ?

1. Sự di dân:

- Đới nóng laànơi có sự di dân lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau ; có tác động tích cực, tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và xã hội. - Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức, có kế hoạch mới giải quyết được sức ép dân số, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội.

* Tình hình đô htị hoá ở đới nóng diễn ra như thế nào ? (mục 2 sách giáo khoa).

* Qua hình 3.3, đọc tên các siêu đô thị hơn 8 triệu dân ở đới nóng ?

* Giáo viên đưa số liệu tỉ lệ dân đô thị:

Châu lục 1950 2001

Á 15% 37%

Phi 15% 33%

Nam Mĩ 41% 79%

* Qua số liệu trên, em có nhận xét như thế nào về vấn đề đô thị hoá ở đới nóng ? Tốc độ đô thị hoá biểu hiện như thế nào ?

* Giáo viên giới thiệu hình 11.1 và 11.2, nêu những biểu hiện tích cực và tiêu cực đối với kinh tế - xã hội của việc đô thị hoá có kế hoạch và không có kế hoạch ?

* Cho biết những tác động xấu tới môi trường do đô thị hoá tự phát ở đới nóng gây ra ?

 Liên hệ địa phương.

- Trong những năm gần đây, đới nóng có tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị ngày càng nhiều.

- Đô thị hoá tự phát gây ra ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, ùn tắc giao thông, tê nạn xã hội, thất nghiệp. Phân cách giàu nghèo lớn.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Đô thị hoá là:

a. Quá trình nâng cấp cấu trúc hạ tầng của thành phố. b. Quá trình biến đổi nông thôn thành thành thị.

c. Quá trình mở rộng thành phố cả về diện tích lẫn dân số.

d. Quá trình biến đổi phânbố về các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô htị thành đô thị.

4.2. Nguyên nhân dẫn đến làn song di dân ở đới nóng: a. Thiên tai liên tiếp mất mùa.

b. Xung đột, chiến tranh, đói nghèo.

c. Do yêu cầu phát triển công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp. d. Tất cả đều sai.

4.3. Những hậu quả của việc đô thị hoá quá nhanh ở đới nóng: a. Ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, đời sống bấp bênh. b. Ách tắc giao thông, nhiều tệ nạn xã hội, thất nghiệp.

c. Cải thiện đời sống của người nông dân lên thành thị. d. Xuất hiện nhiều các siêu đô thị đông dân.

* Đáp án: 4.1 ( b+c), 4.2 ( a+b+c+d ), 4.3 ( a+b+c ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 38 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2 trang 9 - Tập bản đồ Địa lí 7.

- Ôn lại đặc điểm khí hậu của 3 kiểu môi trường đới nóng. - Các dạng biểu đồ khí hậu đặc trưng của 3 kiểu môi trường trên.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tiết PPCT: 12 Bài 12: Thực hành: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Đặc điểm khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.

• Đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng.

• Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ khí hậu.

• Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường.

3. Thái độ:

• Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ các môi trường địa lí thế giới, biểu đồ khí hậu Tây Ninh, tranh ảnh về các cảnh quan của đới nóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học sinh: Sách giáo viên, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu xích đạo ẩm ? Nêu đặc điểm hình dạng biểu đồ khí hậu xích đạo ẩm ?

2.2. Quang cảnh của môi trường nhiệt đới thay đổi dần về hai chí tuyến theo thứ tự:

a. Rừng thưa, nửa hoang mạc, xavan. b. rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc. c. Xavan, nửa hoang mạc, rừng thưa. d. Nửa hoang mạc, xavan, rừng thưa.

2.1. (8 điểm).

- Quanh năm nóng trên 250C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng rất nhỏ.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 – 2.500 mm.

- Đặc điểm đường biểu diễn nhiệt độ và các cột lượng mưa.

2.2. (2 điểm). - b.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo nội dung:

- Ảnh chụp gì ?

- Chủ đề phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng ?

- Xác định tên của môi trường trong ảnh ?

* Đại diện nhóm báo cáo, giáo viên chuẩn xác theo bảng:

1. Bài tập 1:

Ảnh A (Xahara) B. Công viên Seragát C. Bắc Công gô Ảnh chụp (chủ đề ảnh)

- Những cồn cát lượn song mênh mông dưới nắng chói. - Không có động, thực vật. - Đồng cỏ, cây ca oxen lẫn. - Phía xa là rừng hành lang. - Rừng rậm nhiều tầng, xanh tốt phát triển quanh bờ sông.

- Sông đầy ắp nước. Chủ đề ảnh phù hợp

với đặc điểm môi

- Xahara là hoạng mạc nhiệt đới lớn nhất thế

- Xavan là thảm thực vật tiêu biểu cho môi

Cảnh quan của môi trường nắng nóng và

trường nào

giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hình 5.1 bài 5: Có đường chi tuyến Bắc đi qua nên cực kì khô hạn, khí hậu khắc nghiệt.

trường nhiệt đới.

- Nắng nóng, mưa theo mùa.

mưa nhiều quanh năm vùng xích đạo.

Tên của môi trường Hoang mạc Nhiệt đới Xích đạo ẩm

* Ảnh chụp gì ? (Xavan có cây và đàn trâu rừng). * Xác định tên môi trường của ảnh ? (Nhiệt đới).

* Nhắc lại đặc điểm của môi trường nhiệt đới ? (Nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa, có 2 lần nhiệt độ tăng cao).

* Yêu cầu học sinh đối chiếu với biểu đồ A, B, C để chọn biểu đồ phù hợp theo phương pháp loại trừ.

- Biểu đồ A: Nóng quanh năm, tháng nào cũng có mưa – Không đúng.

- Biểu đồ B: Nóng quanh năm, có 2 lần nhiệt độ tăng cao, mưa theo mùa. Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8 (>160 mm), thời kì khô hạn 3 tháng – Môi trường nhiệt đới.

- Biểu đồ C: Nóng quanh năm, 2 lần nhiệt độ tăng cao, mưa theo mùa. Tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (40 mm), thời kì khô hạn 7 tháng – Môi trường nhiệt đới.

 Vậy biểu đồ nào thích hợp hơn ? Tại sao ? (B mưa nhiều, thời kì khô hạn ngắn hơn C, lượng mưa nhiều hơn phù hợp với xavan có nhiều cây cao).

* Cho biết mối quan hệ giữa lượng mưa và chế độ nước sông ? (Mưa nhiều quanh năm thì sông đầy ắp nước, khí hậu có mùa mưa thì sông có mùa lũ, có mùa khô thì sông có mùa cạn).

* Quan sát biểu đồ A, B, C cho nhận xét về chế độ mưa trong năm như thế nào

- A: Mưa quanh năm.

- B: Có thời kì khô hạn dài 4 tháng.

- C: Mưa tập trung theo mùa – có mùa mưa ít, mùa mưa nhiều.

* Quan sát 2 biểu đồ X, Y cho nhận xét về chế độ mưa trong năm như thế nào ? (X có nước quanh năm ; Y có một mùa lũ và một mùa cạn, tháng nào sông cũng có nước).

* So sánh 3 biểu đồ lượng mưa với 2 biểu đồ chế độ nước sông, tìm ra mối quan hệ giữa chế độ mưa và chế độ nước sông ?

- Biểu đồ A có mưa quanh năm phù hợp với X có nước quanh năm.

2. Bài tập 2:

- B phù hợp với ảnh.

- Biểu đồ B có thời kì khô hạn, 4 tháng không mưa, không phù hợp với Y.

- Biểu đồ C có một mùa mưa ít, phù hợp với Y có một mùa cạn.

* Tại sao ở biểu đồ C có tháng 7 mưa nhiều nhất, à ở Y có tháng 8 sông mới lên cao nhất ? (Do khả năng điều hoà nước của thảm thực vật, đặc biệt là rừng còn nhiều ở lưu vực sông Y).

* Nhắc lại đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa với trị số đặc trưng của các kiểu khí hậu đới nóng ? (Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm >200C. Nhiệt đới có 2 lần nhiệt độ tăng cao, mưa quanh năm – Xích đạo ẩm, mưa theo mùa - Nhiệt đới gió mùa).

* Yêu cầu học sinh phân tích từng yếu tố nhiệt độ, lượng mưa rồi kết luận theo bảng sau:

- A_X, C_Y.

4. Bài tập 4:

Biểu đồ Đặc điểm nhiệt độ Đặc điểm mưa Kết luận Loại khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A Nhiều tháng nhiệt độ <150C vào mùa hè. Mùa mưa là mùa hè. Không đúng.

Địa Trung Hải (Nam bán cầu – Pectơ-Ôxtrâylia). B - Nóng quanh năm, nhiệt độ >200C.

- 2 lần nhiệt độ tăng cao.

Mưa nhiều vào mùa hè.

Đúng khí hậu của đới nóng.

Nhiệt đới gió mùa.

C - Tháng cao nhất mùa hè <200C. - Mùa đông nhiệt độ <50C.

Mưa quanh năm. Không đúng. Ôn đới hải dương. D Mùa đông nhiệt độ <-50C. Mưa rất ít, lượng mưa nhỏ. Không đúng. Ôn đới lụa địa. E - Mùa hè nhiệt độ >25

0C. - Mùa đông nhiệt độ <150C.

Mưa rất ít. Mưa vào mùa thu và đông.

Không đúng. Hoang mạc

(Bátđa-Irắc). * Tìm hiểu và phân tích biểu đồ khí hậu B ?

- Nhiệt độ quanh năm >250C. - Lương mưa trung bình 1.500 mm. - Mùa mưa nhiều là mùa hè.

- Mưa ít vào mùa đông.

 Đó là đặc điểm của loại khí hậu gì ? (Nhiệt đới gió mùa). * Giáo viên dung biểu đồ khí hậu của Tây Ninh để xác định kiểu khí hậu của địa phương.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Giáo viên củng cố lại những đặc điểm chính của các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa và đặc điểm chung của khí hậu đới nóng.

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 38 - 46)