Theo độ cao:

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 141 - 147)

VII. Sự thích nghi của sinh vật hoang

b. Theo độ cao:

– Thể hiện ở miền núi trẻ Cóoc-đi-e.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Xác định vị trí các khu vực địa hình Bắc Mĩ và nêu đặc điểm của chúng trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ ?

4.2. Kiểu khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất, vì: a. Bắc mĩ có 3 mặt giáp đại dương.

b. Địa hình Bắc Mĩ phân hoá thành 3 khu vực khác nhau.

c. Phần lớn diện tích Bắc Mĩ nằm trong giới hạn từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc. d. Tất cả đều đúng.

* Đáp án: 4.2 ( c ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài, trả lời câu hỏi 1 và 2 trang 115 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2 trang 29 – Tập bản đồ địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 37: “Dân cư Bắc Mĩ”: − Nêu đặc điểm đô thị hoá Bắc Mĩ ?

− Tại sao có sự di chuyển dân cư từ vùng công nghiệp Hồ lớn và ven Đại Tây Dương xuống vùng “Vành đai Mặt Trời” ?

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tiết PPCT: 42

Ngày dạy: 24/01/08 Bài 37: DÂN CƯ BẮC MĨ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Sự phân bố dân cư Bắc Mĩ gắn liền với quá trình khai thác lãnh thổ.

• Các luồng di chuyển dân cư từ vùng công nghiệp Hồ Lớn xuống “Vành đai Mặt Trời”.

• Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ.

2. Kĩ năng:

• Xác định sự phân bố dân cư khác nhau ở phía tây và phía đông kinh tuyến, sự di dân từ vùng Hồ Lớn đến “Vành đai Mặt Trời”.

• Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ dân cư.

3. Thái độ:

• Có ý thức đúng đắn về chính sách dân cư.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và đô thị Bắc Mĩ.

Học sinh: Sách giáo viên, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH:

2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Địa hình Bắc Mĩ có thể chia làm mấy khu vực ? Xác định trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ và nêu đặc điểm chính của chúng ?

2.2. Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều tây – đông, vì:

a. Cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ.

b. Phía tây có dòng biển lạnh, phía đông có dòng biển nóng.

c. Bắc mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ.

d. Hệ thống Cóoc-đi-e và cao đồ sộ như bức tường thành chắn khối khí tây – đông.

2.1. (9 điểm).

– Núi trẻ phía Tây. – Đồng bằng trung tâm. – Miền núi già A-pa-lát. 2.2. (1 điểm).

– d.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

• Dựa vào sách giáo khoa, cho biết:

– Số dân Bắc Mĩ (2001) là bao nhiêu ? (415,1 triệu người, trong đó: Mĩ 284,5 triệu ; Ca-na-đa 31 triệu ; Mê- hi-cô 99,9 triệu).

– Mật độ dân số ?

• Dựa vào hình 37.1, em có nhận xét gì về tình hình phân bố dân cư Bắc Mĩ ?

• Chia lớp ra 5 nhóm để thảo luận từng loại mật độ dân số, sau đó giải thích nguyên nhân.

– Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. – Giáo viên chuẩn xác theo bảng sau:

1. Sự phân bố dân cư:

– Dân số: 415,1 triệu người.

– Mật độ trung bình vào loại thấp: 20 người / km2.

– Dân cư phân bố không đều.

Mật độ dân số (người/km2)

Vùng phân bố chủ yếu Giải thích về sự phân bố

Dưới 1 Bán đảo Alaxca, Bắc Ca-na- đa.

Khí hậu rất lạnh, thưa dân nhất Bắc Mĩ.

1 – 10 Phía tây hệ thống Cóoc-đi-e. Có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt.

11 – 50 Dải đồng bằng ven biển Thái Bình Dương. Sườn đón gió phía tây Cóoc-đi-e mưa nhiều, khí hậu cận nhiệt, tập trung dân. 51 – 100 Phía đông Hoa Kì.

Khu vực công nghiệp phát triển, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp lớn, nhiều hải cảng lớn nên dân cư đông nhất Bắc Mĩ.

Trên 100 Ven bờ phía nam Hồ Lớn và duyên hải đông bắc Hoa Kì.

Công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao.

• Cho biết sự thay đổi của sự phân bố dân cư Bắc Mĩ ngày nay ? Giải thích ?

• Dựa vào hình 37.1, nêu tên các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu, từ 5 – 8 triệu, 3 – 5 triệu dân ?

• Nêu nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự phân bố đô thị Bắc Mĩ ? (quá trình công nghiệp hóa phát triển cao, các thành phố ở Bắc Mĩ phát triển rất nhanh đã thu hút số dân rất lớn phục vụ trong công nghiệp – dịch vụ. Vì vậy, tỉ lệ dân thành thị cao)

• Ngày nay, các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động xuất hiện ở miền Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì, “vành đai Mặt Trời” sẽ làm thay đổi sự phân bố dân cư và các thành phố mới như thế nào ?

– Tỉ lệ dân thành thị cao (76%).

– Phần lớn các thành phố tập trung ở phía Nam Hồ Lớn và duyên hải ven Đại Tây Dương.

2. Đặc điểm đô thị:

– Sự xuất hiện nhiều thành phố lớn, mới ở miền Nam và ven Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kì.

4. Củng cố và luyện tập:

4.1. Dựa vào bản đồ dân cư và đô thị Bắc Mĩ, xác định các đô thị lớn và nêu sự phân bố của dân cư Bắc Mĩ ?

4.2. Vùng kinh tế ven biển phía Nam mang tính chất chuyên môn hóa thể hiện ở cơ cấu các ngành tập trung vào các lĩnh vực:

a. Quân sự. b. Kĩ thuật cao. c. Luyện kim. d. Truyền thống.

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 118 sách giáo khoa.

• Làm bài tập 1, 2 tang 20 – Tập bản đồ Địa lí 7.

• Chuẩn bị bài 38: “Kinh tế Bắc Mĩ”:

– Ở Bắc Mĩ, việc sản xuất nông nghiệp được tổ chức theo vùng như thế nào ?

– Những nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhu cầu nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển ở vị trí hàng đầu thế giới ?

– Nêu thế mạnh và điểm yếu của nền nông nghiệp Bắc Mĩ ?

Tiết PPCT: 43

Ngày dạy: 29/01/08 Bài 38: KINH TẾ BẮC MĨ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

• Hiểu rõ nền công nghiệp Bắc Mĩ có các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại đạt trình độ cao, hiệu quả lớn.

• Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thương mại và tài chính, có khó khăn về thiên tai. Sự phân bố mật độ nông sản quan trọng của Bắc Mĩ.

2. Kĩ năng:

• Rèn kĩ năng phân tích lược đồ nông nghiệp để xác định được các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mĩ.

• Kĩ năng phân tích các hình ảnh về nông nghiệp Bắc Mĩ để thấy các hình thức tổ chức sản xuất và áp dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp.

3. Thái độ:

• Ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ kinh tế Bắc Mĩ (châu Mĩ). – Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH:

2. Kiểm tra bài cũ:

2.1. Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư Bắc Mĩ ?

2.2. Những siêu đô thị trên 10 triệu dân là: a. Mê-hi-cô, Niu-Y-óoc, Xan-phran-xix-cô. b. Phi-la-đen-phi-a, Si-ca-gô, Niu-Y-óoc. c. Lôt An-giơ-lét, Niu-Y-óoc, Mê-hi-cô. d. Tất cả các đáp án trên.

2.1. (8 điểm).

– Phân bố không đều, tập trung ở phía Nam Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương.

– Một bộ phận dân cư di chuyển … 2.2. (2 điểm).

– c.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

• Vận dụng kiến thức đã học, cho biết nông nghiệp Bắc Mĩ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì ?

– Đồng bằng trung tâm có diện tích đất nông nghiệp lớn. – Hệ thống sông hồ lớn cung cấp nước, phù sa màu mỡ. – Nhiều kiểu khí hậu, thuận lợi hình thành các vành đai nông nghiệp chuyên môn hoá cao.

– Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao.

• Việc sử dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp như thế nào ?

– Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.

– Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ torng sản xuất.

– Sử dụng lượng phân hoá học lớn.

– Phương tiện thiết bị cơ giới nông nghiệp đứng đầu thế giới, phục vụ các khâu sản xuất và thu hoạch nông sản. – Tiếp thị nông sản qua mạng Internet. Máy vi tính nối mạng để trao đổi thong tin khoa học, để ứng dụng vào sản xuất. Tính toán phương án gieo trồng, nắm giá cả thị trường.

• Giáo viên mở rộng qua hình 38.1.

• Do các điều kiện thuận lợi, nền nông nghiệp Bắc Mĩ có đặc điểm gì nổi bật ?

• Bảng số liệu nông nghiệp các nước Bắc Mĩ cho thấy tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của các nước Bắc Mĩ ra sao ? Hiệu quả sản xuất như thế nào ?

1. Nền nông nghiệp tiên tiến:

a. Điều kiện:

– Nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi. – Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.

– Các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại.

b. Đặc điểm:

– Nông nghiệp phát triển mạnh, đạt trình độ cao.

– Phát triển nền nông nghiệp hang hoá với quy mô lớn.

– Ít sử dụng lao động, sản xuất ra khối lượng hang hoá lớn, năng suất lao động rất cao.

Một phần của tài liệu Dia li 7 (Tiet 1 - 49). (Trang 141 - 147)