IV. Khả năng thích nghi của sinh vật hoang
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC MỤC TIÊU CHUNG
MỤC TIÊU CHUNG
1. Kiến thức:
• Nắm vững đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội các châu Phi, châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương và châu Âu cũng như các khu vực.
• Hiểu được sự khác nhau giữa lục địa và châu lục, các khái niệm kinh tế cơ bản. 2. Kĩ năng:
• Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh ; phân tích, so sánh số liệu thống kê.
• Lập sơ đồ các mối quan hệ địa lí. 3. Thái độ:
• Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.
• Nhận thức đúng đắn về chính sách dân số và dân cư.
• Ý thức về sự đoàn kết, hợp tác quốc tế.
Tiết PPCT: 28 Bài 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
• Học sinh hiểu được sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. Thế giới có 6 lục địa và 6 châu lục.
• Hiểu những khái niệm kinh tế cần thiết để phân biệt được 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển.
2. Kĩ năng:
• Rèn luyện thêm kĩ năng đọc bản đồ, phân tích, so sánh số liệu thống kê.
3. Thái độ:
• Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên thế giới. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giảng bài mới:
* Giáo viên giới thiệu ranh giới các châu lục và lục địa trên bản đồ tự nhiên thế giới.
* Cho biết châu lục và lục địa có điểm giống và khác nhau như thế nào ? (giống nhau: cả 2 đều có biển và đại dương bao quanh)
* Dựa vào cơ sở nào để phân chia lục địa và châu lục ? - Lục địa đụa vào tự nhiên,
- Châu lục dựa vào mặt lịch sử, kinh tế chính trị.
* Vận dụng khái niệm lục địa, châu lục vào quan sát trên bản đồ thế giới, xác định vị trí giới hạn 6 lục địa, 6 châu lục ?
- Nêu tên các đại dương bao quanh từng lục địa ?
- Kể tên một số đảo và quần đảo lớn nằm xung quanh lục địa ?
* Quan sát bản đồ thế giới, cho biết: - Lục địa nào gồm 2 châu lục ? - Châu lục nào gồm 2 lục địa ?
- Châu lục nào nằm dưới lớp nước đóng băng ? - Một châu lục lớn bao lấy một lục địa ?
* Giới thiệu khái niệm chỉ số phát triển con người (HDI) là sự kết hợp của 3 thành phần: Tuổi thọ, trình độ học vấn và thu nhập bình quân đầu người.
* Yêu cầu học sinh đọc mục 2, cho biết để phân loại và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội từng nước, từng châu dựa vào chỉ tiêu gì ?
* Dựa vào các chỉ tiêu, cách phân loại các quốc gia như thế nào ?
▫ Hơn 20.000 USD/năm ; HDI 0,7 ; tỉ lệ tử vong của trẻ em thấp.
▫ Nhỏ hơn 20.000 USD/năm ; HDI <0,7 ; tỉ lệ tử ving trẻ em cao.
* Liên hệ đối chiếu với các chỉ tiêu trên của Việt Nam, Việt Nam thuộc nhóm nước nào ?
1. Các lục địa và các châu lục:
- Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh.
- Châu lục bao gồm các lục địa và các đảo thuộc lục địa đó.
2. Các nhóm nước trên thế giới:
- Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân loại các quốc gia:
▫ Thu nhập bình quân đầu người.
▫ Tỉ lệ tử vong của trẻ em.
▫ Chỉ số phát triển con người.
- Chia 2 nhóm nước: Phát triển và đang phát triển.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Tại sao nói thế giới chúng ta sống thật rộng lớn và đa dạng ?
a. Rộng lớn:
- Con người có mặt tất cả các châu lục, các đảo và quần đảo. - Vươn tới tầng cao đầy kết quả.
- Xuống dưới thềm lục địa.
- Hành chính: hơn 200 quốc gia khác nhau về chế độ chính trị, xã hội.
- Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc riêng, khác nhau về phong tục tập quán, tiếng nói, văn hoá, tín ngưỡng.
- Mỗi môi trường có kiến thức tổ chức sản xuất khác nhau, dịch vụ khác nhau…
4.2. Hiện nay, người ta phân loại các nước trên thế giới và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng châu lục theo tiêu chuẩn nào sau đây:
a. Thu nhập bình quân đầu người. b. Tỉ lệ tử vong của trẻ em.
c. Chỉ số phát triển con người. d. Tất cả đều sai.
* Đáp án: 4.2 (a + b + c).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
• Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 81 sách giáo khoa.
• Chuẩn bị bài 26: “Thiên nhiên châu Phi”:
- Tìm hiểu điểm cực Bắc, Nam, Đông và Tây ? Diện tích châu Phi ? - Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào ?
- Đường xích đạo và 2 chí tuyến đi qua các phần nào của châu Phi ? - Vì sao châu phi được gọi là châu lục nóng bậc nhất thế giới ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Chương VI:
CHÂU PHI
Tiết PPCT: 29 Bài 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
Ngày dạy: 07/12/07
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
• Học sinh hiểu rõ châu Phi có dạng hình khối, đặc điểm, vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản của châu Phi.
2. Kĩ năng:
• Đọc và phân tích lược đồ tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và phân bố khoáng sản của châu Phi.
3. Thái độ:
• Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên châu Phi, bản đồ tự nhiên thế giới. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH: