1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của một số Trung tâm y tế tuyến
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Đối với lĩnh vực y tế Thái Lan đã vạch ra một chiến lược phát triển dịch vụ y tế gồm bốn lĩnh vực trọng tâm điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe, y học truyền thống và các sản phẩm y tế, đặc biệt là Đông y. Mục tiêu chính của kế hoạch là khuyến khích các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe tại Thái Lan nâng cấp tiêu chuẩn dịch vụ của họ; tăng cường khả năng cạnh tranh của Thái Lan với những thế mạnh sẵn có trong các lĩnh vực nhân lực y tế có kinh nghiệm, cơ sở trang thiết bị hiện đại, dịch vụ thân thiện và hoàn hảo, giá cả hợp lý. Hiện tại, các bệnh viện trên khắp Thái Lan đã sẵn sàng thực hiện dịch vụ cấp cứu 24 giờ. Nhiều bệnh viện đã được công nhận là đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như ISO. Thái Lan hiện là quốc gia đầu tiên ở châu Á được Ủy ban chứng nhận quốc tế công nhận và cho phép cấp glấy chức nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn nhân lực y tế được quan tâm đào tạo nâng cao trình độ đặc biệt là đội ngũ nhân lực là Bác sĩ có đủ khả năng chăm sóc và thực hiện dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực y tế. Phần lớn họ điều tốt nghiệp ở các trường tại Thái Lan và sau đó đi tu nghiệp tại nước ngoài.. Để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh là khách hàng, các dịch vụ y tế tại Thái Lan đều được quy định phải đáp ứng ở những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Có thể nói, Nhật là nước đầu tiên ở châu Á đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ việc Nhật nghèo về tài nguyên thiên nhiên, lại luôn gặp thiên tai, phần lớn nguyên nhiên vật liệu lại nhập khẩu, nền kinh tế Nhật lại bị phá hủy trong Chiến tranh thế thới thứ hai. Sau đại chiến thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật ưu tiên tuyển chọn, đào tạo những người tài giỏi thích hợp cho công cuộc hiện đại hóa đất nước. Nhật đã có nhiều chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhằm xóa khoảng cách về khoa học - công nghệ giữa Nhật và các nước tiên tiến khác. Chính phủ Nhật đã triển khai thực hiện triết lý phát triển: con người Nhật cộng với khoa học
kỹ thuật phương Tây. Để đảm bảo nguồn nhân lực thường xuyên cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo TS. Yoichi Sakurada - Viện Nghiên cứu Mitsubishi chia sẻ những kinh nghiệm của Nhật Bản trong đào tạo nhân lực ngành công nghiệp (10 năm về trước). Nhật Bản đã thực hiện như dự án đào tạo nhân lực hạt nhân trong sản xuất, chế tạo thông qua liên kết doanh nghiệp - trường hợp (2005-2008); dự án thúc đẩy áp dụng chương trình đào tạo khởi nghiệp (2002 -2006). Để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược này, Chính phủ Nhật Bản đã giao cho Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp là cơ quan điều phối. Cơ quan này chịu trách nhiệm gắn kết các dự án đào tạo giữa các trường, viện với các tổ chức kinh tế Nhật Bản dưới các hình thức hợp tác/ ủy thác. TS. Yoichi Sakurada cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ ba bên giữa Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp có thể hình thành, điều kiện quan trong nhất là phải cùng chung một nhận thức về nhu cầu hợp tác. Các doanh nghiệp có nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm của các lao động có tay nghề, các trường đại học có nhu cầu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chính phủ mong muốn xuất khẩu nguồn nhân lực toàn cầu. Hành động để tạo ra sự liên kết đó là sự điều phối. Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản cũng dành nhiều nguồn lực và tâm sức cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Theo đó, hiện tại Nhật Bản có 3.205 trường đào tạo nghề với hơn 669.669 học sinh (năm 2014). à kể từ khi thành lập vào năm 1976 đến nay vẫn luôn phát triển với vai trò là trung tâm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao. Thậm chí hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Nhật Bản vẫn đánh giá cao đội ngũ nguồn nhân lực được đào tạo ở các trường nghề hơn là tốt nghiệp từ các trường đại học. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng có chính sách khấu trừ thuế theo hệ thống thúc đẩy đầu tư nguồn nhân lực.