.16 Quy hoạch chức danh cán bộ quản lý tại Trung tâm Y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 66)

hành rà soát, bổ sung đảm bảo cơ cấu, số lượng theo đúng Hướng dẫn số 05- HD/BTCTU ngày 27/11/2015 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và yêu cầu thực tế của đơn vị. ưới đây là số lượng cán bộ được quy hoạch trong 2 nhiệm vụ tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Bảng 2.16 Quy hoạch chức danh cán bộ quản lý tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Đơn vị tính: người STT Giai đoạn Chỉ tiêu 2010-2015 2016-2021 1 Giám đốc 02 02 2 Phó Giám đốc 03 03 3 Trưởng Khoa/Phòng 10 09 4 Phó Khoa/Phòng 12 06 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ)

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ chưa xây dựng tiêu chí về năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng, độ tuổi, thâm niên cụ thể đối với các chức danh trong đó có chức danh lãnh đạo, quản lý tại Trung tâm. Vì vậy, công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý còn gặp nhiều khó khăn. [10] [11] [12]

2.3.6 Chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực trong Trung tâm Y tế

iệc trả công cho cán bộ nhân viên y tế luôn được lãnh đạo Trung tâm quan tâm. ì nó là một yếu tố quan trọng nhằm tạo nên động lực làm việc, giúp cho sự phát triển bền vững của tổ chức. à việc trả công cho người lao động thường dưới dạng tiền lương. Ngoài tiền lương ra, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,... ì vậy tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là thu nhập chủ yếu của người lao động.

* Chế độ tiền lương: Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp công lập nên chế độ tiền lương được áp dụng theo Nghị định số: 204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Thủ tướng chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009; Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ; và các Thông tư hướng dẫn: Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động,... Hàng quý, Trung tâm tiến hành rà soát và gửi Sở Y tế ra quyết định thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn cho cán bộ viên chức.

* Chế độ phụ cấp: các phụ cấp lương được đơn vị áp dụng thực hiện: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.

- Phụ cấp ưu đãi nghề: Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT- BNV-BTC của Bộ Y tế-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

- Phụ cấp thường trực: Mức phụ cấp thường trực 24/24h thực hiện theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg, mức như sau:

+ Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

+ Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

+ Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên. [16]

- Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật: Thực hiện theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg, được Trung tâm thực hiện như sau:

Bảng 2.17 Mức phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tại Trung tâm y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

STT Nội dung Mức phụ cấp (đồng/người/ca)

I Phẫu thuật Loại II Loại III

1 Người mổ chính 65.000 50.000

2 Người phụ mổ 50.000 30.000

3 Người gây mê chính 65.000 50.000

4 Người phụ gây mê 50.000 30.000

5 Người giúp việc cho ca mổ 30.000 15.000

II Thủ thuật

1 Người thủ thuật và gây mê chính 19.500 15.000

2 Người giúp việc cho ca thủ thuật 9.000 4.500

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

* Chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật:

Phụ cấp độc hại bằng hiện vật cho từng khoa, phòng đượcxét duyệt cụ thể. Thực hiện Thông tư số 25/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ

bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

* Chế độ tiền lương tăng thêm: Quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Cách tính: Hàng quý, phân phối thu nhập tăng thêm của người lao động được tính theo công thức sau: T= H x K

Trong đó: T: Tiền lương thu nhập tăng thêm H: Hệ số bình quân thu thập tăng thêm K: Mức tiền bình quân thu nhập tăng thêm

Tổng quỹ tăng thêm ngoài lương Mức tiền bình quân thu nhập tăng thêm =

Hệ số toàn đơn vị

Tuy Trung tâm thực hiện những chính sách đãi ngộ về lương, phụ cấp đầy đủ cho cán bộ, nhưng trên thực tế thì lương của độ ngũ bác sĩ mới ra trường còn rất thấp vì số lượng bệnh nhân đến khám tại Trung tâm vẫn còn hạn chế, nhiều bệnh nhân chuyển tuyến nên tổng quỹ thu của đơn vị thấp, chưa bù đắp được thời gian đào tạo dài hạn của cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Đây là khó khăn để Trung tâm thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao về làm việc với Trung tâm. [16]

Bên cạnh đó, trung tâm luôn quan tâm, tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm tạo ra sự gắn kết giữa lãnh đạo Trung tâm với nhân viên và giữa nhân viên với nhau, tạo ra môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ. Trung tâm hàng năm đều tổ chức cho cán bộ viên chức được nghỉ ngơi, đi thăm quan, nghỉ mát, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Các tổ chức trong Trung tâm như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh đã thực sự có tác dụng phát huy sức mạnh quần chúng bằng việc tổ chức các phong trào thi đua, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của Trung tâm đề ra.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

2.4.1 Cơ chế, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực y tế

Sự phát triển các cơ sở y tế đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, môi trường làm việc tốt với trang thiết bị hỗ trợ để phát huy năng lực khám chữa bệnh. Mặc dù trong những năm qua ngành y tế đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện để phục vụ tốt yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tuy nhiên nhiều khó khăn bất cập về cơ chế chính sách chưa được tháo gỡ như:

+ Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải cập nhật kiến thức y khoa thường xuyên, nhưng chưa quy định rõ về hình thức cập nhật kiến thức, đơn vị nào có thể tổ chức, triển khai cũng như thời lượng cần tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, cho từng năm hoặc hai năm.

+ Nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là ở các khu vực khó khăn và tuyến huyện, xã, không muốn cử cán bộ đi học các khóa đào tạo chính quy, do nhiều nhân viên y tế sau khi tốt nghiệp không trở về cơ sở y tế đã cử đi học, mà xin chuyển đến các cơ sở lớn hơn, ở tuyến cao hơn. Đây là nhu cầu thật, tuy nhiên chưa có giải pháp tháo gỡ bằng cơ chế, chính sách của Nhà nước.

+ Chính sách thu hút nhân lực y tế: Hiện nay, nhân lực y tế có trình độ cao có xu hướng hướng về các đô thị lớn với điều kiện làm việc hấp dẫn. Các địa phương xa trung tâm nhất là các địa phương nghèo, có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn rất khó để thu hút nhóm nhân lực này, trong khi đó, cơ chế chính sách hướng dẫn cụ thể cho vấn đề này cũng chưa được rõ ràng.

+ Khả năng đầu tư tài chính của nhà nước: Mặc dù xu thế tự chủ, tự cân đối thu chi trong ngành y tế đang được áp dụng. Song các đầu tư lớn như cơ sở vật chất, trang thiết vị hiện đại, nhất là đối với các bệnh viện tuyến huyện ở các địa phương còn khó khăn,... cần phải có cơ chế đặc thù để hỗ trợ phát triển.

+ Ngành y tế đã ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế, nhưng chưa có các tiêu chuẩn kỹ năng, năng lực cần thiết cho từng loại nhân viên y tế để làm tiêu chuẩn đầu ra của đào tạo.

+ Sự thay đổi hệ thống các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện trong vài năm qua theo Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BN , ngày 25/4/2008, cũng đã tạo ra tình trạng khá nhiều nhân lực y tế, chủ yếu là bác sĩ, từ tuyến xã chuyển lên tuyến trên về thực chất đội ngũ này, trình độ chuyên môn thấp, trong khi các cơ sở y tế tuyến dưới lại rất cần tăng cường các bác sĩ từ tuyến trên xuống.

+ Chưa có giải pháp về cơ chế, chính sách về kinh phí nhằm tháo gỡ khó khăn hiện nay đối với công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho nhân viên y tế. Trong các dự án hỗ trợ y tế, cấu phần đào tạo chỉ chiếm một phần nhỏ, không được ưu tiên triển khai. Nhiều nhân viên y tế không thích tham gia các khóa đào tạo chuyên môn do kinh phí hỗ trợ quá thấp, ảnh hưởng đến phần thu nhập thêm. Trong khi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các Trung tâm tuyến huyện thường chỉ trông chờ vào việc có kinh phí để cử cán bộ hiện đang công tác để đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn,... Đây là những khó khăn, hạn chế và đang trở thành rào cản trong phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm.

2.4.2 Cơ sở vật chất, trang thiết vị và các điều kiện làm việc

Về cơ sở vật chất, hiện tổng diện tích mặt bằng của trung tâm là 30.000m2, trong đó diện tích xây dựng 4.160m2, gồm 13 khối nhà: Nhà điều hành 3 tầng với diện tích 1.500 m2 để phục vụ cho hoạt động của Ban Giám đốc các phòng chức năng; Nhà phục vụ cấp cứu, y học cổ truyền, phục hồi chức năng với diện tích 1.400 m2; Nhà phục vụ khoa khám bệnh, cận lâm sàng có diện tích 1.400 m2; Nhà phục vụ khoa ngoại, sản nhi, chuyên khoa có diện tích 1.300 m2; Nhà phục vụ hoạt động mổ, có diện tích 300 m2; Nhà phục vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu có diện tích 2.000 m2; Nhà phục vụ khoa dược có diện tích 250 m2; Nhà dùng cho giặt là có diện tích 500 m2; Nhà phục vụ điều trị bệnh nhân truyền nhiễm (lây) có diện tích 600 m2; Trạm bơm nước, nhà xử lý chất thải lỏng có diện tích 350 m2; Nhà xử lý chất thải lỏng, xử lý rác thải, máy phát điện, nhà đại thể có diện tích 6.360 m2.

Về trang thiết bị, hiện nay Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ được trang bị khá nhiều thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tính đến năm 2018, Trung tâm đã có đủ các thiết bị để siêu âm, điện tim, nội soi tai - mũi - họng, nội soi dạ dày - thực quản, máy điện quang kỹ thuật số, máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa tự động, máy nội soi cổ tử cung, máy xét nghiệm nước tiểu 10 thông số cùng các thiết bị khử khuẩn, dao mổ điện, máy tạo ô-xy, máy thở, máy theo dõi chức năng sống... Một số thiết bị mới được đầu tư bổ sung như máy chụp Citi Scaner, 4 máy thận nhân tạo,... đang hoạt động hiệu quả, từ đó Trung tâm có thể chủ động phục vụ nhu cầu của người bệnh, không phải đi Bệnh viện đa khoa tỉnh như trước đây. Hệ thống máy tính đã được đầu tư, kết nối và chạy các phần mềm chuyên ngành trong hoạt động y tế.

2.4.3 Một số nhân tố khác

Ngoài 2 yếu tố quan trọng là cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất, trang thiết bị, một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cần được xem xét như: yếu tố môi trường làm việc (gồm cả quy chế, quy định, bầu không khí của tập thể tổ chức); yếu tố thu nhập; yếu tố cơ hội phát triển về chuyên môn;...

2.5 Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyên Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

2.5.1 Những kết quả đạt được

Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ có cơ cấu độ tuổi hợp lý thuận lợi cho công tác đào tạo đội ngũ kế cận, duy trì và ổn định hoạt động chuyên môn. Thể lực của cán bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ được đánh giá tương đối tốt thông qua kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Có được điều này là do cán bộ nhân viên y tế ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân, phải có sức khỏe tốt thì cán bộ y tế mới chăm sóc tốt sức khỏe cho người bệnh. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Trung tâm luôn quan tâm tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ thường niên nhằm nâng cao tinh thần, thể lực cho cán bộ viên chức trong toàn Trung tâm. Mức độ hài lòng của người bệnh đối với cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ là rất cao thể hiện quy tắc ứng xử, thái độ phục vụ người bệnh của

nhân viên y tế tốt, cán bộ y tế luôn thực hiện câu nói của Bác Hồ “Lương y như tử mẫu”, y đức người cán bộ y tế luôn được đội ngũ cán bộ viên chức của Trung tâm đặt lên hàng đầu.

Chất lượng nguồn nhân lực y tế của Trung tâm ngày càng được nâng cao cả về trình độ chuyên môn và các kỹ năng: tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác khám chữa bệnh. Có được điều này là nhờ các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Trung tâm cụ thể:

- Công tác tuyển dụng, thu hút nhân lực: Chính sách tuyển dụng ngày càng hoàn thiện, vì vậy ngày càng có nhiều ứng viên trẻ, được đào tạo chuyên sâu, có năng lực tham gia ứng tuyển. Đây là đội ngũ nhân viên y tế trẻ, là nguồn lực mà Trung tâm ngày càng cần với sức trẻ, sự năng động, tự tin, dám nghĩ dám làm. Cùng với công tác tuyển dụng thì Trung tâm tiến hành các chính sách thu hút cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao đặc biệt là đội ngũ bác sĩ trẻ về công tác tại Trung tâm. Trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân lực, Trung tâm không chỉ quan tâm đến trí lực mà thể lực của ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)