Những công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 39 - 43)

Tác giả Nguyễn Đăng Vinh, đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa”.[6]

Luận văn nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua những phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển nguồn lực

này. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn lực tại bệnh viện. Thông qua nghiên cứu công trình khoa học của tác giả cho thấy nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi đơn vị, đặc biệt là bệnh viện. Để đánh giá chất lượng nguồn lực cần phải xác định được các tiêu chí đánh giá chất lượng cũng như áp dụng các phương pháp đánh giá phù hợp. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ ra các tiêu chí chung phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Trong mỗi đơn vị, cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá riêng phù hợp.

Tác giả Nguyễn Thị Nhung, đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đan Phượng”.[7]

Luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau: Khái quát lại những lý luận cơ bản và thực tiễn về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; vai trò quyết định của phát triển nguồn nhân lực bác sĩ, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đan Phượng năm 2014; nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện để làm cơ sở đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu có tính thực thi nhằm phát triển nguồn nhân lực bác sĩ tại bệnh viện trong thời gian tới.

Phát triển nguồn nhân lực là đề tài nghiên cứu rộng, bao gồm nhiều nội dung. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về Đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực bác sĩ tại B ĐK Đan Phượng. Qua đây tác giả kế thừa được một số nội dung trong công tác phát triển nguồn nhân lực và một số giải pháp trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể cho luận văn của mình.

Tác giả Trần Thanh Thủy, đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.[8]

Luận văn hệ thống hóa vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm thước đo để đánh giá chất lượng bệnh viện. Từ các tiêu chí này, giúp cho lãnh đạo bệnh viện đánh giá chính xác về chất lượng nguồn nhân lực y tế, đưa ra các quyết định quản trị nguồn nhân lực hiệu quả.

Tác giả Nguyễn ũ Huyền Trang, đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ”. [9]

Luận văn phân tích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế và thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định an sinh xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và khu vực nói chung.

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung về chất lượng nguồn nhân lực y tế gồm: số lượng, thể lực, trí lực và tâm lực của nguồn nhân lực tại bệnh viện. Về các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gồm: công tác quy hoạch nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng và thu hút, công tác đào tạo và phát triển, thù lao và chế độ đãi ngộ, công tác bố trí, sử dụng và đánh giá nguồn nhân lực.

Luận văn là công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ quy hoạch nguồn nhân lực và xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2018 – 2020 có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và đối với các cơ sở khám chữa bệnh có điều kiện tương tự.

Từ quá trình nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả cho thấy nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị nói riêng và đất nước nói chung. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, để đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực cần phải xác định được các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cũng như áp dụng phương pháp đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra các tiêu chí chung phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi mỗi đơn vị, mỗi địa phương cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá riêng căn cứ vào đặc điểm và điều kiện riêng của mình.

Riêng đối với đề tài phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện Đoan Hùng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Chỉ có một số bài báo của tỉnh, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể nội dung nói trên. Điều đó cho

thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đang đặt ra, vừa khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù của trung tâm y tế huyện từ đó nhằm phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế, đồng thời có những giải pháp cụ thể, thiết thực, hữu ích để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện Đoan Hùng.

Kết luận chương 1

Chương 1 tác giả đã hệ thống hoá đầy đủ, rõ ràng các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và vai trò của phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó tác giả nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực dựa trên kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số cơ sở y tế trên cả nước. Đó chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2.

CHƯƠNG 2 HỰC RẠNG PHÁ RIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ẠI TRUNG ÂM Y HUYỆN ĐOAN HÙNG, ỈNH PHÚ HỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)