Kinh nghiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của một số Trung tâm y tế tuyến

1.2.2 Kinh nghiệ mở Việt Nam

1.2.2.1 Kinh nghiệm của Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ

Với phương châm "Người bệnh là khách hàng; khách hàng là trung tâm", những năm qua, tập thể cán bộ, y bác sĩ trong toàn bệnh viện đã khắc phục khó khăn, không ngừng tu dưỡng, học tập để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, y đức, làm chủ nhiều thiết bị hiện đại, kỹ thuật chuyên sâu, đảm bảo mang tới sự hài lòng nhất cho khách hàng.

Để làm được điều đó, ngoài việc đào tạo tại chỗ, Bệnh viện đa khoa Hùng ương, tỉnh Phú Thọ đã có rất nhiều cơ chế thuận lợi nhằm thu hút cán bộ có trình độ cao về công tác tại Bệnh viện. Với môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, cùng hệ thống cơ sở, trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện đa khoa Hùng ương, tỉnh Phú Thọ đã và đang là sự lựa chọn của nhiều bác sĩ giỏi sau khi tốt nghiệp ra trường.

Hàng năm, Bệnh viện thu hút từ 50 - 70 bác sĩ, trong đó có Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ, Bác sĩ tốt nghiệp loại khá, giỏi,... Ngoài ra, lãnh đạo Bệnh viện còn đưa ra nhiều chính sách thỏa đáng để khuyến khích, động viên kịp thời mọi cán bộ tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2017, toàn Bệnh viện có 10 Tiến sĩ, Bác sĩ CKII, đến năm 2018, Bệnh viện đã có 32 Tiến sĩ, Bác sĩ CKII; 40 Thạc sĩ, Bác sĩ CKI. Bệnh viện còn liên kết, hợp tác với các Bệnh viện nước ngoài, định kỳ hàng năm cử hàng chục lượt cán bộ tham gia học tập chuyển giao kỹ thuật tại các nước tiên tiến, như: Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp,... Đồng thời, các chuyên gia đầu ngành trong nước được mời đến Bệnh viện để đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc. Thông qua các chương trình đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện ngày một được nâng cao, chủ động trong công tác khám, chữa bệnh và điều trị cho người bệnh.

Song song với việc nâng cao trình độ chuyên môn, trong những năm qua, Bệnh viện còn chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Theo đánh giá của Bộ y tế, thì hiện nay, Bệnh viện đa khoa Hùng ương, tỉnh Phú Thọ là một trong những bệnh viện tuyến tỉnh có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhất trong cả nước. Theo đó hiện nay, Bệnh viện đã mua sắm và làm chủ được nhiều thiết bị hiện đại, đồng bộ, phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh như: Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 tesla; Máy CT-Scanner 16 và 64 dãy; Hệ thống xạ trị gia tốc tuyến tính; Máy định vị Maxio, Siêu âm 4D; Hệ thống nội soi; Hệ thống 12 phòng mổ hiện đại bao gồm 3 bàn phẫu thuật nội soi,...

Với những cố gắng không mệt mỏi của tập thể, cán bộ, y bác sĩ trong toàn bệnh viện, đến nay, Bệnh viện đã triển khai 100% các dịch vụ kỹ thuật loại I và trên 40% các dịch vụ loại đặc biệt. Nhiều dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa sâu thuộc nhiều lĩnh vực, như: Ung bướu, Tim mạch, Ngoại khoa, Huyết học truyền máu... Trung bình mỗi năm,

Bệnh viện triển khai khoảng 40 - 45 kỹ thuật mới. Nhiều kỹ thuật khó, như: Phẫu thuật cắt bỏ các khối u nằm sâu trong ổ bụng (trong điều trị ung thư); Cấp cứu tim mạch và can thiệp tim mạch (trong lĩnh vực tim mạch); Phẫu thuật sọ não, cột sống, thay khớp nhân tạo, ghép thận (trong lĩnh vực ngoại khoa)... đã được đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hùng ương, tỉnh Phú Thọ thực hiện thành công.

Trước mắt, Bệnh viện tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đồng bộ, đồng thời tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ để làm chủ các trang thiết bị đó. Cùng với đó, Bệnh viện sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao y đức và áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh, góp phần giảm thời gian, chi phí khi người bệnh đến khám điều trị tại Bệnh viện.

1.2.2.2 Kinh nghiệm của Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ

Để từng bước nâng cao chất lượng, khám chữa bệnh, Bệnh viện đã tạo điều kiện cho cán bộ được đi học, tập huấn chuyên môn; có chính sách thu hút những bác sĩ giỏi về công tác. Hiện nay, Bệnh viện có 252 cán bộ, trong đó có 21 bác sĩ, 03 dược sĩ đại học, 02 thạc sĩ, 25 bác sĩ chuyên khoa cấp I. Công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm. Năm 2011, Bệnh viện có 27 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tổ chức nghiệm thu 24 đề tài, có nhiều đề tài có tính ứng dụng cao, thiết thực trong quá trình quản lý và thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện như đề tài “Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật máu tụ ngoài màng cứng trong chấn thương sọ não”, “Thực trạng về nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phú Thọ”... Nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến được áp dụng, nhờ đó, nhiều loại bệnh nặng trước đây phải chuyển lên tuyến trên như: vết thương lồng ngực, phẫu thuật nội soi, chạy thận nhân tạo, lọc máu, trẻ đẻ non... nay đã thực hiện tốt tại Bệnh viện.

Bênh cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, Bệnh viện còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao y đức thông qua mở các lớp đào tạo kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cho cán bộ, công nhân viên. Hàng tuần Bệnh viện tổ chức họp Hội đồng người bệnh, kịp thời tiếp thu ý kiến, cải tiến quy trình thủ tục hành chính, giảm phiền hà, thời gian chờ đợi thanh quyết toán cho bệnh nhân và người nhà. uy trì hòm thư góp ý tại các khoa, phòng và có quy chế thưởng, phạt rõ ràng.

Khắc sâu lời Bác Hồ dặn, cán bộ, y, bác sĩ, điều dưỡng viên Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ đã tạo dựng được niềm tin với nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm 2011, Bệnh viện thực hiện 86.663 lần khám bệnh, điều trị nội trú 27.231 lần, công suất sử dụng giường bệnh là 93,4%. ới những kết quả đạt được trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bệnh viện đã đạt danh hiệu Bệnh viện xuất sắc. Đội ngũ cán bộ, y bác sĩ Bệnh viên Đa khoa thị xã Phú Thọ đã và đang góp phần xây dựng ngành Y tế của tỉnh không ngừng phát triển, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ kính yêu "lương y như từ mẫu".

1.2.2.3 Kinh nghiệm của TTYT huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam

Trung tâm Y tế huyện Điện Bàn có chức năng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình y tế có mục tiêu, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh xã hội. Triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động, y tế học đường, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe người lao động, khám chữa bệnh tại trung tâm và tuyến xã. Thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe . Với các mục tiêu chính được đề ra là:

- Về công tác chuyên môn, nghiệp vụ: Chủ động đối phó và khống chế kịp thời các bệnh dịch nguy hiểm mới xuất hiện, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giảm dần số người nhiễm mới trong cộng đồng dân cư. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ môi trường, bệnh tật học đường, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các bệnh không lây nhiễm, các bệnh do hành vi, lối sống ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ. Tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở để đảm bảo 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế cơ sở đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

- Về công tác tổ chức và đào tạo: Duy trì tỷ lệ TYT xã, thị trấn có bác sĩ 100% trong những năm tiếp theo. Tăng ỷ lệ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu ở tuyến văn phòng. Nâng cao tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học( CK1, CK2). Chú trọng trong công tác đào tạo cán bộ có trình độ Bác sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Từ mục tiêu chiến lược đó thì nhiệm vụ đặt ra của Trung tâm trong thời gian sắp đến là:

+ Cần bổ sung tăng cường thêm bác sĩ tuyến cơ sở ở các trạm y tế xã Điện Thắng Bắc, Điện An, Điện Nam Trung, Điện Minh, Điện Phương.

+ Nâng cao trình độ CBYT tuyến cơ sở trong công tác chẩn đoán, sơ cấp cứu ban đầu cho người bệnh .

+ Nâng cao kỹ năng giám sát, phát hiện và khoanh vùng ổ dịch tránh tình trạng lây sang vùng lân cận

+ Tăng cường kỹ năng, thái độ phục vụ người bệnh + Nâng cao kỹ năng tin học, ngoại ngữ.

Đạt được những mục tiêu trên trung tâm y tế huyện Điện Bàn luôn chú trọng các công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Hàng năm TTYT luôn có các lớp tập huấn kỹ năng cho cán bộ, nhân viên và xem đó là nhu cầu thiết yếu và góp phần tạo uy tín, thương hiệu hoạt động của TTYT.

TTYT luôn chú trọng về chuyên môn cũng như y đức. Trước hết là làm tốt công tác tuyển chọn, chiêu mộ đầu vào cán bộ, nhân viên vào làm việc phải là đội ngũ y, bác sĩ có trình độ đào tạo chính quy chuyên ngành.

Sau đó là làm tốt công tác thanh kiểm tra kiến thức của các đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng , đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, đào tạo mở rộng.

Cuối cùng với nguồn nhân lực y, bác sĩ giỏi có trình độ thì TTYT cử đi đào tạo nâng cao chuyên sâu chuyên môn tại các trường Đại học trong và ngoài nước.

1.2.2.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

Công tác quy hoạch cán bộ: Cần phải xây dựng và điều chỉnh quy hoạch cán bộ hàng năm để có kế hoạch đào tạo phù hợp giữa cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn. Xây dựng kế hoạch đào tạo 5 năm của Bệnh viện và cập nhật, điều chỉnh hàng năm để phù hợp khi có sự biến động về nhân lực và yêu cầu nhiệm vụ của Bệnh viện trong các giai đoạn. Về đào tạo chuyên môn kỹ thuật: Cần phải kết hợp giữa đào tạo tại chỗ và cử cán bộ về tuyến trên đào tạo. Đào tạo chính quy tập trung và cập nhật, bồi dưỡng kiến

thức hàng năm tại chỗ. Đào tạo tại chỗ: Đây là loại hình thích hợp trong lúc Bệnh viện còn thiếu nhân lực. Thông qua Đề án 1816 và Đề án Bệnh viện vệ tinh, Bệnh viện đã đón nhiều cán bộ bác sĩ của Bệnh viện tuyến trên về hướng dẫn kỹ thuật mới. Hình thức cử cán bộ đi đào tạo: Bác sĩ, ược sĩ Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Bên cạnh đó, cử cán bộ đi học thêm một số kỹ thuật cao của tuyến Trung ương. Đào tạo cán bộ quản lý: Cử cán bộ trong quy hoạch của Bệnh viện tham gia các lớp đào tạo về lý luận chính trị, cao cấp chính trị do Ủy Ban nhân dân tỉnh tổ chức. Tổ chức hội thảo các chuyên đề: Quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý chất thải y tế, quản lý an ninh trật tự trong bệnh viện … Có chế độ chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ cán bộ: 29 - Chế độ đào tạo: Bệnh viện hỗ trợ kinh phí, học phí, tài liệu, sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập trung. - Thu hút, đãi ngộ: Có chế độ thu hút đủ mạnh đi đôi với chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân và động viên cán bộ y tế toàn tâm, toàn ý với công việc. Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để cán bộ y tế Bệnh viện nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tiếp cận kiến thức mới của thế giới về nhiều lĩnh vực: Chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành đơn vị y tế… Bồi dưỡng trình độ vi tính để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất trong quản lý điều hành, trong chuyên môn kỹ thuật, hội chẩn từ xa qua mạng Tăng cường hợp tác tốt với các Trường Đại học Y ược, các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để tranh thủ mời được các chuyên gia giỏi về Bệnh viện đào tạo tại chỗ, tổ chức Hội thảo khoa học, đồng thời giúp đỡ tận tình đối với cán bộ y tế của Bệnh viện khi Sở Y tế cử đi học tại tuyến trên (đã thực hiện thông qua Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh). Cán bộ y tế phải tích cực nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm giảm thời gian chờ đợi, giảm sự đi lại của đối tượng phục vụ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)