tỉnh Phú Thọ
3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngành y tế
Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030, đã xác định rõ: (i) Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; Dịch vụ y tế là dịch vụ xã hội đặc biệt, hoạt động khám chữa bệnh là hoạt động phi lợi nhuận. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội. (ii) Đổi mới và hoàn thiện Hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, có chất lượng. (iii) Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. (iv) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn dân thông qua hệ thống pháp lý và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực, quản lý giá và chất lượng dịch vụ y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển y tế ngoài công lập, kết hợp công - tư để huy động nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe gắn với việc tăng nhanh đầu tư từ NSNN cho y tế, Ưu tiên phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, kết hợp quân dân y, phối hợp y tế, ngành. Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá ngành y tế, phát triển y tế chuyên sâu và y tế phổ cập. (v) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của ngành y tế, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế công lập gắn với việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. (vi) Kiểm soát quy mô dân số, và nâng cao chất lượng dân số để đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Mục tiêu tổng quát: Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng dân số, cụ thể là: - Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xẩy ra. Giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, loại trừ bệnh sởi, mở rộng việc sử dụng vắc xin để phòng ngừa các bệnh khác. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, bệnh tật học đường, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến. Đẩy nhanh tốc độ phát triển y tế chuyên sâu song song/đồng thời với y tế phổ cập. Mở rộng dịch vụ khám chữa bệnh cho y tế cơ sở. Tăng cường kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, dự phòng và điều trị. Phát triển y tế tư nhân/ngoài công lập, phối hợp công - tư.
- Nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu kế hoạch hoá gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng, kiểm soát tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở các cấp, các ngành.
- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng, phát triển nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của ngành y tế; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và một số chuyên khoa (cận lâm sàng, y tế dự phòng, nhi, truyền thông, tư vấn sức khỏe.). Bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng cán bộ y tế.
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành, tăng nhanh đầu tư công cho y tế, phát triển BHYT toàn dân, điều chỉnh phân bổ, sử dụng tài chính y tế để tăng hiệu quả.
- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý cho nhu cầu phòng, khám chữa bệnh của nhân dân; sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả; tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế. - Nâng cao năng lực quản lý, hoàn thiện pháp luật, chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế; tăng cường giám sát, đánh giá, thanh, kiểm tra đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.
Phát triển nhân lực khám bệnh, chữa bệnh theo tinh thần Nghị Quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” [1] với quan điểm “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt". Phát triển nhân lực y tế dựa trên cơ sở thực tiễn, kế thừa, phát huy những thành tựu, kinh nghiệm, khắc phục những bất cập, yếu kém để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực cho phát triển hệ thống khám chữa bệnh, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chú trọng giáo dục y đức luôn và thực hiện song song với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời với phát triển năng lực nghiên cứu khoa học y học, rút ngắn khoảng cách trình độ công nghệ trong khám chữa bệnh với các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực về tài chính và tiếp thu công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam trong phát triển và phân bổ nguồn nhân lực khám chữa bệnh.
3.1.2 Định hướng phát triển của ngành y tế tỉnh Phú Thọ và huyện Đoan Hùng
Phát triển đồng bộ, toàn diện hệ thống y tế của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững và theo cụm dân cư, nhằm tạo cơ hội cho người dân được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cơ bản với chất lượng ngày càng cao.
Phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của vùng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa các tuyến.
Phát triển hệ thống y tế theo hướng tăng cường xã hội hóa, trong đó y tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo; lấy dự phòng chủ động làm trọng tâm; lấy nâng cao chất lượng dịch vụ y tế làm khâu đột phá; kết hợp y tế phổ cập với y tế chuyên sâu, y học cổ
truyền với y học hiện đại. Phát triển hệ thống y tế gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
Về phát triển nhân lực: đổi mới công tác tổ chức cán bộ để phát triển nhân lực theo hướng cân đối dần dần cơ cấu nhân lực của từng tuyến. Giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp thực hiện tuyển chọn nhân lực thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển; ưu tiên xét tuyển với các bác sĩ, dược sĩ đại học và các chuyên ngành khác có trình độ đại học hệ chính quy. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút với các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm quản lý kinh tế y tế,...
Thực hiện đào tạo đại trà để bố trí đủ bác sĩ, dược sĩ đại học cho tất cả các tuyến từ các nguồn cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo chuyên tu. Tập trung đào tạo chuyên gia đầu ngành có trình độ cao tại nước ngoài hoặc tại các cơ sở đào tạo chuyên sâu của trung ương.
Xây dựng kế hoạch cụ thể hằng năm của tỉnh về đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học theo chế độ cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tại các trường đại học y dược trong khu vực tuyển sinh. Tiếp tục cử đi đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học theo hệ chuyên tu để ưu tiên bố trí cho các đơn vị y tế tuyến huyện và tuyến xã. Quan tâm đến đào tạo về quản lý kinh tế y tế. Quan tâm đến công tác giáo dục truyền thống; giáo dục về y đức; tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế.
Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ là một đơn vị dịch vụ công hoạt động trên địa bản tỉnh Phú Thọ nên cũng hướng vào thực hiện các định hướng của ngành y tế tỉnh Phú Thọ nhưng đồng thời cũng định hướng vào những hoạt động nhằm phát huy những điển mạnh, khắc phục những điểm yếu, nhất là trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
3.1.3 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
- Mục tiêu chung: Phát triển đội ngũ nhân lực của Trung tâm đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, theo hướng tối ưu về phân bố giữa các khu vực và phân bố giữa các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sớm, dựa vào cộng đồng, song song với phát triển kỹ thuật để góp phần nâng cao
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
- Mục tiêu cụ thể:
Phải tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt và tương lai của Trung tâm. Đảm bảo có cơ cấu phù hợp kể cả về chuyên môn, nghiệp vụ và nhận thức;
Đặc biệt chú trọng phát triển trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực nhất là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, kể cả nhu cầu điều trị chuyên khoa sâu.
Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực như: kỹ năng theo chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học,...
Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực được thể hiện qua thái độ tích cực, hành vi đúng đắn, tinh thần thái độ phục vụ đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các quan hệ xã hội khác;
Xây dựng chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực khám chữa bệnh góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.