.10 Mức độ phù hợp trình độ tin học, ngoại ngữ CBYT năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 58)

Cơ cấu Tỷ lệ thực tế năm 2018 (%) Tỷ lệ chuẩn (%) Đánh giá

Tin học 67,26 65-70 Phù hợp

Ngoại ngữ 36,36 35-40 Phù hợp

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ, 2016 -2018)

Từ số liệu bảng 2.9, số lượng cán bộ có trình độ tin học tăng lên qua các năm từ: 84 người chiếm 45,12% năm 2016 tăng lên 149 người có chứng chỉ tin học chiếm 66,36% năm 2018, con số này phù hợp với tỷ lệ tiêu chuẩn đặt ra theo mức độ đánh giá tại bảng 2.10. Điều này cho thấy, khả năng tin học của cán bộ viên chức y tế của Trung tâm ngày càng được nâng cao. Đó là do sự quan tâm của Ban giám đốc Trung tâm trong công tác đào tạo các kỹ năng cho cán bộ viên chức đặc biệt về tin học và thực hiện quy định trong tuyển dụng viên chức y tế: hồ sơ thi tuyển yêu cầu phải có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. Đây là điều kiện để các cán bộ y tế trẻ quan tâm đến kỹ năng tin học và ngoại ngữ. [10] [11] [12]

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập thế giới, cán bộ y tế không chỉ khám, chữa bệnh cho nhân dân trong Huyện, mà còn tiếp xúc, khám chữa bệnh cho du khách nước ngoài đến thăm quan du lịch trong địa bàn huyện nhà. Vì vậy, trình độ ngoại ngữ cũng ngày càng đòi hỏi ở đội ngũ cán bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Theo số liệu Bảng 2.9 cho thấy, tỷ lệ cán bộ y tế có chứng chỉ ngoại ngữ tăng lên qua các năm (năm 2016 là 24,39%; tăng lên 25,88 %; năm 2017 và 36,36 % năm 2018) con số này phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra tại bảng 2.10. Tuy vậy để đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra cán bộ viên chức y tế của Trung tâm phải chủ động tự học và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời kì đổi mới.

2.2.2.3 Tâm lực

Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm đến quy tắc ứng xử và kỹ năng giao tiếp của cán bộ y tế. Năm 2018, Trung tâm tổ chức tập huấn 2 lớp với 225 học viên là cán bộ toàn Trung tâm về triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư 07/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Sau đó, Trung tâm cho cán bộ

nhân viên y tế ký cam kết thực hiện Quy tắc ứng xử, từ đó để cán bộ nhân viên y tế thấy được trách nhiệm cao đẹp của Ngành y tế “Lương y như tử mẫu”.

Để đánh giá hiệu quả việc ứng dụng quy tắc ứng xử vào hoạt động khám, chăm sóc người bệnh phòng Tổ chức – hành chính TTYT đã tiến hành khảo sát 50 người bệnh đến khám và điều trị tại TTYT. [10] [11] [12]. Kết quả như sau:

Bảng 2.11 Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2018

Nội dung khảo sát Số phiếu

trả lời

Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng với thái độ phục vụ nhẹ nhàng, thân thiện, ân cần, quan tâm 20 40

Hài lòng với thái độ phục vụ hỏi han, nhắc nhở 27 54

Không hài lòng, thái độ phục vụ quát mắng 3 6

Tổng 50 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ, 2016 -2018)

Với kết quả điều tra cho thấy việc tập huấn và triển khai các văn bản về quy tắc ứng xử là rất cần thiết và phù hợp. Mức độ hài lòng của người bệnh là rất cao 94%, trong quá trình khảo sát nhiều người bệnh chia sẻ “cán bộ y tế của Trung tâm rất nhiệt tình, chỉ dẫn đến từng phòng khám, buồng bệnh. Trong khi khám, điều trị còn hỏi han, chia sẻ động viên chúng tôi”. Bên cạnh đó có 6% người bệnh không hải lòng vì nhân viên y tế có thái độ quát mắng. Đây cũng là bài học và kinh nghiệm cho nhân viên y tế trong cách ứng xử và tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

2.3 Thực trạng các hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

2.3.1 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược chức năng để thực hiện chiến lược phát triển của trung tâm y tế nên nó phải được xây dựng trên nền tảng hiểu biết các xu hướng thay đổi của ngành và của trung tâm y tế bởi chúng là hai yếu tố quan trọng nhất chỉ ra xu hướng và yêu cầu đối với mỗi nhóm nguồn nhân lực của trung tâm. Để đảm bảo chiến lược phát triển nguồn nhân lực được thực thi có hiệu quả,

trung tâm y tế phải xây dựng hệ thống các quy trình, quy chế và hệ thống kế hoạch nguồn nhân lực cụ thể, không dừng lại ở việc đưa ra chính sách nguồn nhân lực.

Phát triển nhân lực của trung tâm y tế gắn với yêu cầu phát triển KT - XH và hội nhập quốc tế của địa phương. Mục tiêu hướng đến là phát triển nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý nguồn nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng công tác y tế, và đáp ứng nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Mặc dù tính chất quan trọng của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực rất quan trọng và mang tính quyết định đến sự phát triển trong tương lai nhưng cho đến thời điểm hiện nay trung tâm y tế huyện Đoan Hùng vẫn chưa xây dựng được Chiến lược này, mới chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất kiến nghị trong các báo cáo, kế hoạch, hoặc đề án nâng cấp trung tâm y tế.

Nguyên nhân được xác định là:

Trung tâm y tế huyện chưa có một Chiến lược phát triển dài hạn, do vậy không có cơ sở để xây dựng các chiến lược thành phần trong đó có Chiến lược phát triển nguồn nhân lực;

Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng cũng như năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu để có thể xây dựng các Chiến lược quan trọng này;

Sự chỉ đạo, hỗ trợ của sở y tế và các cơ quan hành chính cấp trên chưa sát sao và chưa hiệu quả. Đây là những vấn đề cần phải quan tâm chú ý trong thời gian tới.

2.3.2 Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Công tác tuyển dụng sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức y tế của Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ được triển khai đúng quy trình, đúng quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các Thông tư hướng dẫn như: Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, Thông tư số 16/2012/TT-BNV này 2S/12/2012 của Bộ Nội vụ. Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm dựa trên chỉ tiêu biên chế được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ giao và

thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực của TTYT về trình độ chuyên môn nghiệp vụ với mục tiêu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân, định hướng phát triển Trung tâm, mục tiêu tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của Trung tâm. Từ năm 2014, Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng năm trình Sở Y tế phê duyệt và trực tiếp thực hiện công tác tuyển dụng. Công tác thi tuyển, xét tuyển được đơn vị tiến hành cạnh tranh, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy trình. Số lượng cán bộ viên chức y tế được tuyển dụng tăng lên qua các năm từ 2016 đến 2018. [10] [11] [12]

Bảng 2.12 Cán bộ viên chức y tế tuyển dụng mới từ năm 2016-2018

(Đơn vị tính: người)

STT Vị trí chức danh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Bác sĩ đa khoa 1 2 6 2 Y sĩ 3 0 2 3 Điều dưỡng ĐH 0 4 1 4 Điều dưỡng CĐ 0 0 1 5 Điều dưỡng TC 4 0 3 6 ược sĩ CĐ 0 0 1 7 ược sĩ TC 2 1 0 8 Kỹ thuật viên 1 1 0 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ, 2016 -2018)

Chính sách thu hút viên chức y tế cũng được Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ quan tâm thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 48/2014/NQ- HĐN ngày 15/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, khóa XIII, kỳ họp thứ 3 Quy định chính sách khuyến khích tài năng và thu hút người có trình độ cao về công tác tại Phú Thọ. Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ luôn khuyến khích các viên chức y tế trình độ cao về cống hiến cho đơn vị, tạo mọi điều kiện: hỗ trợ tiền, ưu tiên đi học chuyên khoa, định hướng. Từ năm 2017 đến nay, Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được 02 bác sĩ đa khoa đào tạo chính quy và 06 bác sĩ đa khoa đào tạo theo địa chỉ của tỉnh về làm việc tại đơn vị.

2.3.3 Công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

Đoan Hùng tiến hành đánh giá cán bộ theo quý theo hình thức bình xếp loại và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ viên chức y tế cả năm dựa trên bản đánh giá công chức, viên chức cuối năm của từng người. Thực hiện luân chuyển công tác giữa các khoa, phòng để bố trí công việc phù hợp nhất cho nhân viên nhằm phát huy năng lực làm việc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng nhân viên. Căn cứ vào chức năng của từng công việc mà nhân lực trong trung tâm y tế được phân chia thành các phòng khoa, chuyên môn. Trên cơ sở đó, trung tâm quy định cụ thể trách nhiệm cho từng cá nhân, từng nhóm nhân lực để đảm bảo tốt nhất chất lượng công việc. Bên cạnh đó chú trọng phân công những lao động có trình độ cao, có thái độ tốt và có kỹ năng quản lý đảm bảo nhận những vị trí lãnh đạo trong các đơn vị khoa, phòng... Các tiêu chí bình xếp loại được quy định trong “Quy chế phân phối thu nhập ngoài lương” do đơn vị xây dựng và hướng dẫn đánh giá cán bộ cuối năm.

Các tiêu chí đánh giá cán bộ viên chức đang được Trung tâm sử dụng để đánh giá vào cuối năm gồm có: kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân và phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ; việc thực hiện các nhiệm vụ khác. Đối với lãnh đạo, quản lý có thêm tiêu chí: năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá đơn vị áp dụng còn chung chung, chưa cụ thể, mang nặng tính chủ quan của người đánh giá do chưa định lượng được các tiêu chí đánh giá. [10] [11] [12].

Bảng 2.13 Kết quả đánh giá cán bộ CCVC y tế qua các năm từ 2016-2018

STT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) I Tổng số CBYT 187 100 205 100 225 100

1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 25 13,37 29 14,15 36 16,00

2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 109 58,29 117 57,07 124 55,11

3 Hoàn thành nhiệm vụ 53 28,37 59 28,78 65 28,89

4 Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0 0 0 0

Với kết quả đánh giá cán bộ công chức, viên chức Trung tâm qua các năm như tại Bảng trên đây ta thấy kết quả đánh giá còn cào bằng, chưa là thước đo đánh giá kết quả hoàn thành công việc của từng cá nhân. Điều này dẫn đến việc chưa tạo ra động lực thúc đẩy cán bộ y tế làm việc, dẫn đến thái độ chán nản trong công việc.

Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt công tác sử dụng cán bộ cụ thể: tiến hành tiếp nhận cán bộ viên chức từ nơi khác chuyển về theo đúng quy định, trình tự, thủ tục; phân công, điều động cán bộ viên chức trong Trung tâm để đảm bảo cho công tác khám, chữa bệnh diễn ra thuận lợi. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh Phó Giám đốc Trung tâm, Trưởng, Phó khoa phòng, Điều dưỡng Trưởng khoa theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và thời gian bổ nhiệm. [10] [11] [12]

Bảng 2.14 Công tác sử dụng cán bộ y tế qua 3 năm 2016-2018

STT Nội dung Số lượng (người)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tiếp nhận 03 04 01

2 Điều động 12 15 7

3 Bổ nhiệm 2 1 4

4 Bổ nhiệm lại 7 3 4

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ, 2016 -2018)

Trung tâm luôn quan tâm đến việc sử dụng cán bộ y tế sao cho hiệu quả, hợp lý, phát huy được hết khả năng năng lực của cán bộ y tế. Vì vậy, dù với thực trạng thiếu cán bộ y tế trình độ chuyên môn cao nhưng hàng năm, Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà cấp trên giao.

2.3.4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

Để nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực y tế tại đơn vị. Công tác đào tạo tại Trung tâm được triển khai thực hiện theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh ban hành quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Phú Thọ và Công văn số 1044/SNV-CCHC&ĐT hướng dẫn thực hiện. Hàng năm, Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do Sở Y tế Phú Thọ tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã mở rộng các loại hình đào tạo: đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo theo hợp đồng chuyển giao gói kỹ thuật từ Đề án 1816, đào tạo tại chỗ, đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế.

- Đào tạo dài hạn: giúp cho cán bộ y tế nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng việc cử cán bộ đi đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, đại học tập trung tại các trường đào tạo chuyên ngành Y, dược uy tín trong cả nước.

- Đào tạo ngắn hạn cho cán bộ y tế là hình thức cử cán bộ đi học chuyên khoa, định hướng, cử các cán bộ y tế học các kỹ thuật y học mới như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thần kinh, chẩn đoán hình ảnh (như siêu âm, CT Scan), áp dụng các phương thức điều trị mới.

- Đào tạo theo hợp đồng chuyển giao gói kỹ thuật từ Đề án 1816: “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện, đơn vị y tế tuyến trên về hỗ trợ các đơn vị y tế, bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” được phê duyệt tại Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Hình thức đào tạo tại chỗ: kèm cặp chỉ bảo ngay trong lúc làm việc là người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao sẽ kèm cặp chỉ bảo người mới, kinh nghiệm còn ít bằng cách vừa làm vừa học, vừa nghe chỉ dẫn,vừa quan sát, vừa làm theo. Nó mang lại hiệu quả cao cho đơn vị vì ưu điểm đơn giản, dễ tổ chức lại có thể đào tạo nhiều người cùng lúc, ít tốn chi phí. Tuy nhiên vẫn gặp những bất lợi do người hướng dẫn không có chuyên môn sư phạm nên quá trình hướng dẫn không theo trình tự nhất định.

- Đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế đang hoạt động y tế trong lĩnh vực y tế ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm y tế huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)