1.6.1 Kinh nghiệm công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật và Du lịch Sơn La Hóa Nghệ Thuật và Du lịch Sơn La
Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật và Du lịch Sơn La là trường đóng góp vào sự phát triển của khu vực Tây Bắc và đất nước thông qua đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật và du lịch chất lượng cao; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; bảo lưu và phát triển những giá trị văn hóa của các dân tộc trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Về công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực: Nhà trường hoạch định nguồn nhân lực căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhà trường. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế hoạch nguồn nhân lực. Đảng ủy và ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực. Hàng năm Đảng ủy và Ban giám hiệu chỉ đạo phòng chức năng cụ thể là phòng Tổ chức cán bộ nên kế hoạch về công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực từ đó có phương hướng cho cơng tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nhà trường để đáp ứng được xu thế phát triển của cuộc sống.
Về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực: Căn cứ và công tác lập kế hoạch nguồn
nhân lực hàng năm. Nhà trường sẽ tiến hành tuyển dụng cán bộ, giảng viên để đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường. Việc tuyển dụng được diễn ra khách quan, công khai, cơng bằng, đúng quy trình của Sở Nội vụ. Trong cơng tác tuyển dụng nhà trường ln
coi trọng những người có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chun mơn tốt.
Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Xét từ nhu cầu thực tế của nhà trường. Hàng năm Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên được đị học các lớp nâng cao kiến thức chun mơn, khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học, làm các sáng kiến, đồ dùng dạy học. Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, cuộc thi nghệ thuật trong nhà trường. Cử các giảng viên đi thi giáo viên dạy giỏi tại tỉnh và quốc gia. Cử các giảng viên đi thi các cuộc thi nghệ thuật trong tỉnh và trong toàn quốc.
Chế độ đãi ngộ: Trả tiền lương đầy đủ và kịp thời theo đúng quy định của nhà nước. Ngồi ra hàng năm cịn làm tốt cơng tác thi đua khen thưởng để khuyến khích người lao động hăng say trong cơng việc.
1.6.2 Kinh nghiệm công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Sơn La
Trường Cao đẳng Sơn La là một cơ sở giáo dục của tỉnh nằm trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng của nền giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý hành chính của UBND tỉnh Sơn La.
Về cơng tác lập kế hoạch nguồn nhân lực: Nhà trường đã hoạch định nguồn nhân lực
được xác định căn cứ bởi các yếu tố về con người và yếu tố về cơ sở vật chất cũng như định hướng phát triển của Bộ chủ quản. Trường đã tập hợp lực lượng để cụ thể hoá các nội dung của Chiến lược thành từng quy hoạch đội ngũ giảng viên của nhà trường đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, giỏi về chun mơn, nghiệp vụ và có khả năng thích ứng cao trước những nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như trước yêu cầu của công việc đổi mới của đất nước và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơng tác lập qui hoạch được Đảng ủy ban giám hiệu nhà trường hết sức coi trọng trong các kỳ đại hội của đảng bộ nhà trường, nó được coi là nịng cốt để cán bộ giáo viên nhà trường có định hướng cho cơng việc trong tương lai.
Về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực: Nhà trường đã tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giảng
viên tiến hành theo đúng Pháp lệnh về cán bộ công chức, viên chức và các văn bản pháp lý của Sở Nội vụ ban hành. Đảng uỷ, BGH nhà trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện
cho công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên và thực sự coi công tác này là nhiệm vụ số một, mang tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và sự phát triển bền vững của nhà trường. Trong công tác tuyển dụng nhà trường ln coi trọng tuyển những người có ý thức chính trị, tư tưởng đạo đức vững vàng để tuyển dụng vào môi trường sư phạm li địi hỏi con người ln phải có đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp.
Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhà trường đã có kế hoạch đào tạo
và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và phù hợp điều kiện cụ thể của trường, có quy trình và tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, minh bạch, cơng khai và đúng quy định. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực được triển khai thực hiện có hiệu quả đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của nhà trường. Nhà trường cũng đã tập trung chỉ đạo, đầu tư thời gian, kinh phí để nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ nhân viên trong trường đáp ứng yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và tự chủ học thuật. Có nhiều chính sách và biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia các hoạt động chun mơn nghiệp vụ trong và ngồi nước. Tạo thuận lợi về mặt thời gian, có những biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính để cán bộ yên tâm cơng tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Chế đỗ đãi ngộ: Đến nay, công cuộc nâng cao mức độ hài lòng cho cán bộ giảng viên
trong nhà trường đã liên tục được nâng cao. Ngoài những chế độ hưởng theo luật nhà nước thì cán bộ nhân viên trong toàn trường cũng nhận được nhiều những đãi ngộ, khuyến khích và những phần thưởng xứng đáng với thành tích đóng góp trong cơng việc. Đối với đội ngũ giảng dạy nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để họ có thể có thêm thu nhập ngồi trường….
Cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học không ngừng được đầu tư, mở rộng và nâng cấp.
1.7 Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* "Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực" của Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu. Tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, tác giả khẳng định phát triển chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực [5].
* Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề số 8. Học viên Nguyễn Hữu Tình. Trường Đại học Cơng nghệ TP Hồ Chí Minh. Ngành Quản trị kinh doanh. Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Đình Luận. Năm bảo vệ 2015. Luận văn được hình thành trên cơ sở lý luận về công tác quản trị nguồn nhân lực và những vấn đề đã và đang nảy sinh trong thực tiễn của Trường Cao đẳng Nghề số 8 cụ thể là chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực của nhà trường thường xuyên phải tái đào tạo, chính sách lương thưởng của nhà trường chưa thu hút được người lao động có trình độ chun mơn giỏi. Đề tài tập trung và nghiên cứu, khảo sát, kết hợp với luận điểm khoa học phản ánh khách quan những mặt mạnh, yếu về các chính sách lương thưởng phúc lợi, đào tạo phát triển, khơng khí làm việc...của cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề số 8. Qua đó sẽ giúp cho lãnh đạo nhà trường có những thay đổi về quan điểm, phương pháp lãnh đạo và những giải pháp cụ thể để bổ sung, hồn thiện các chính sách nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề số 8 trong những năm tới. Trong luận văn đã trình bầy :
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Đề cập tổng quan về lý luận quản trị nguồn nhân lực trong đó có khái niệm, chức năng, mơ hình quản trị nguồn nhân lực. Phân tích so sánh sự khác nhau giữa quản trị nguồn nhân lực và quản trị nhân sự trong bối cảnh mới. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực như thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực. Đồng thời đề cập đến mơ hình quản trị nguồn nhân lực và những đặc trưng cơ bản về Quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Chương 2: Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề số 8. Giới thiệu tổng quan về nhà trường, trong đó đề cập đến tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, một vài nét về nguồn nhân lực tại nhà trường, phân tích thực trạng, đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề số 8 đến năm 2020. Từ hạn chế được rút ra sau khi nghiên cứu, phân tích và đặc biệt là những nguyên nhân cụ thể của từng chính sách, chức năng của quản trị nguồn nhân lực của nhà trường, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho từng hạn chế trong từng chính sách quản trị nguồn nhân lực tại trường. Đồng thời đưa ra những kiến nghị để trường
có điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản trị nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo [6].
Kết luận chương 1
Qua những nội dung đã trình bày trong chương này, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về nguồn nhân lực cũng như tầm quan trọng của nó. Đối với tất cả các trường Đại học, Cao đẳng hay trung cấp, công tác quản trị nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quết định nhất. Từ sự phát triển hay thất bại của một trường, tạo sự đi lên của trường ổn định cuộc sống của người lao động, góp phần trong sự đi lên của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân lực là sắp đặt những người có trách nhiệm, có trình độ chun mơn để làm các công việc cụ thể trong chính sách nhân sự. Là việc hình thành các quy chế làm việc, cải thiện điều kiện lao động, tạo mơi trường văn hóa hợp lý, gắn bó mọi người trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời thu hút được các nhân sự từ nơi khác đến, đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao tay nghề, chuyên môn , kỹ năng cho người lao động, phải làm cho mọi người luôn thường trực ý nghĩ nếu không cố gắng sẽ bị đào thải.
Vì vậy có thể khẳng định rằng việc hồn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự phát triển của các trường.
Trên cơ sở lý luận của quản trị nguồn nhân lực được nêu tại chương 1 tác giả vận dụng phương pháp đánh giá so sánh và phân tích chi tiết để phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM SƠN LA
2.1 Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La
2.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La
Tên trường: Trường cao đẳng Nông lâm Sơn La
Mã trường: CDD 1404
Địa chỉ: Tiểu khu 13, Thị Trấn Hát Lót, Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Điện thoại: 02123.843.033
Website: http://www.cdnlsonla.edu.vn Email: admin@cdnlsonla.edu.vn
Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu sự quản lý hành chính của UBND tỉnh Sơn La. Nhà trường có sứ mệnh: Đào tạo và liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tài nguyên và mơi trường, quản lý kinh tế và kế tốn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La và tham gia đào tạo giúp các tỉnh Bắc Lào.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
* Giai đoạn từ 1959 đến 1979
Từ 1959 đến 1962, nhà trường trực thuộc Sở Nông nghiệp Khu Tự trị Thái Mèo. Từ năm 1963 đến 1975, nhà trường trực thuộc Uỷ ban hành chính Khu Tự trị Tây Bắc. Từ năm 1975 đến 1979 trực thuộc Bộ Nông Nghiệp.
* Giai đoạn từ 1979 đến 1987
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2020/QĐTC ngày 30/11/1979 về việc nhập Trường Sơ cấp Nông nghiệp (thuộc quản lý của huyện Mai
Sơn) vào Trường Trung cấp Nông nghiệp (thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh), đổi tên và giao thêm nhiệm vụ cho Trường Trung cấp Nông nghiệp.
Về tên gọi: Từ Trường Trung cấp Nông nghiệp sau khi sáp nhập với Trường Sơ cấp Nông nghiệp thành Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật nơng nghiệp Sơn La (có con dấu là Trường Trung học Nông nghiệp Sơn La).
Cơ quan chủ quản: Từ năm 1979 trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, sau đó là Sở Nơng Lâm Thủy.
* Giai đoạn từ 1987 đến 2010
Ngày 07/02/1987 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 32/QĐ-CB về việc sáp nhập Trường Trung học Nông nghiệp và Trường Trung học Lâm nghiệp tỉnh, thành trường Trung học Nông - Lâm nghiệp Sơn La, trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng Trường Trung cấp Nông nghiệp. Với nhiệm vụ được tỉnh giao là: “đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nhiệm vụ về khoa học kỹ thuật thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy nông cho học sinh và cán bộ công nhân viên thuộc 2 ngành; kể cả 2 khu vực Nhà nước và khu tập thể theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Nhà nước giao”.
Cơ quan chủ quản: Trường dưới sự chỉ đạo tồn diện, trực tiếp của Sở Nơng nghiệp tỉnh và có sự tham gia phối hợp của Sở Lâm nghiệp và Ban giáo dục chuyên nghiệp. Đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Năm 2004 nhà trường chuyển thành cơ quan trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngày 29/12/1997, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 804/CV-UB về việc Nông trường Tô Hiệu tạm giao cho trường Trung học Nơng Lâm Sơn La tồn bộ Trại Chăn nuôi kèm theo khu đất quanh trại; thành lập Trại Thực hành - Rèn nghề thuộc Trường với chức năng : “Trại Thực hành- Rèn nghề là nơi thực tập giáo trình cho học
sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp phục vụ cho giảng dạy và học tập”.
* Giai đoạn từ 2010 đến 2014
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1785/QĐ-UBND, ngày 24/7/2010 về việc đổi tên Trường Trung học Nông Lâm Sơn La thành Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Sơn La và phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tại Quyết định số 2068/QĐ-UBND ngày 25/8/2010.
* Giai đoạn từ 2014 đến nay
Ngày 11/3/2014, Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 824/QĐ-BGDĐT thành lập Trường Cao Đẳng Nông Lâm Sơn La.
Từ năm 2014 - 2018, mặc dù mới nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng được hơn 4 năm, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các sở, ban ngành trong q trình thực hiện nhiệm vụ cơng tác. Cơ sở vật chất được đầu tư tu sửa phù hợp với thực tế, nhu cầu sư dụng. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao,