Hoạch định nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nông lâm sơn la (Trang 56 - 58)

2.4 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Nông Lâm

2.4.2 Hoạch định nguồn nhân lực

Cơng tác hoạch định nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng, nó giúp nhà trường thấy rõ được phương hướng, cách thức quản trị nguồn nhân lực của mình. Hoạch định nguồn nhân lực là q trình xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch làm thế nào để đảm bảo mục tiêu “đúng người, đúng việc, đúng nó, đúng lúc “. Hiện tại công tác hoạch định nguồn nhân lực được giao cho phòng Tổ chức cán bộ.

Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La đã thực hiện công việc hoạch định nguồn nhân lược như sau:

Bước 1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực:

- Khi có nhu cầu tuyển dụng trưởng các bộ phận sẽ gửi yêu cầu tuyển dụng về phòng nhân sự

- Trưởng các khoa chuyên mơn , trưởng các phịng chức năng nộp nhu cầu nhân sự hiện tại, kế hoạch tuyển sinh và đào tạo trong từng giai đoạn.

- Sau khi có nhu cầu tuyển dụng các trưởng phịng và trưởng khoa chuyên môn sẽ gửi yêu cầu tuyển dụng nhân sự về phòng tổ chức trong Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La.

Bước 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực:

- Phòng Tổ chức của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La đánh giá nguồn nhân lực hiện tại của nhà trường.

+ Xác định xem hiện nay có bao nhiêu người trong mỗi cơng việc.

+ Mỗi cơng việc ước tính sẽ có bao nhiêu người sẽ ở lại chỗ cũ, bao nhiêu người sẽ chuyển sang công việc khác và bao nhiêu người sẽ rời bỏ cơng việc của mình.

- Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nguồn nhân lực đó.

- Phòng Tổ chức cán bộ báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường về thực trạng nguồn nhân lực.

Bước 3: Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực.

- Phòng Tổ chức so sánh nhu cầu nhân lực với thực trạng nguồn nhân lực trong Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La để xác định liệu nhân lực đang dư thừa hay thiếu hụt với nhu cầu trong nhà trường.

- Phòng Tổ chức báo cáo với Ban giám hiệu về nhân lực đang dư thừa hay thiếu hụt với nhu cầu trong nhà trường.

Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện

- Phòng Tổ chức cán bộ lập các kế hoạch: + Kế hoạch tuyển dụng nhân viên;

+ Kế hoạch đề bạt và thuyên chuyển nhân viên; + Kế hoạch tinh giảm lao động dôi dư.

- Bản kế hoạch được thực hiện rõ ràng, phù hợp với nhà trường. - Phòng Tổ chức cán bộ báo cáo với Ban giám hiệu.

Bước 5: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

- Phòng Tổ chức cán bộ xác nhận những sai lệnh giữa mục tiêu đã vạch ra với quá trình thực hiện kế hoạch, phân tích các ngun nhân dẫn đến các sai lệnh đó, đề ra các giải pháp điều chỉnh sai lệch và các biện pháp hoàn thiện, khi đã hoạch định nguồn nhân lực cần thiết cho nhà trường. Phòng Tổ chức và Ban giám hiệu tìm kiếm nguồn nhân lực để đảm bải nguồn nhân lực sẵn có khi cần.

Nhận xét:

Cơng tác hoạch định nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Nơng Lâm Sơn La cịn yếu chưa có các chiến lược, dự báo lâu dài cho nguồn lực của nhà trường. Nhà trường cần đầu tư nhiều trong công tác hoạch định nguồn nhân lực để xây dựng chiến lược nhân sự thật bài bản và cụ thể cho kế hoạch lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nông lâm sơn la (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)