2.4 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Nông Lâm
2.4.4 Đào tạo và phát triển
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức có vị trí, vai trí hết sức quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực, nó quyết định đến sự phát triển của mỗi ngành nói riêng và đất nước nói chung. Vì vậy, cơng tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của công tác cán bộ, là yêu cầu khách quan trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức ở các cơ quan hành chính nhà nước cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bao gồm nhiều nội dung, như lý luận chính trị, phương pháp lãnh đạo, quản lý, khoa học xã hội, nhân văn, kỹ năng xử lý công việc, cập nhật kiến thức mới …. Đồng thời, thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp cán bộ, công chức, viên chức có khả năng phân tích, xử lý các tình huống, hình thành phương pháp luận khoa học để giải quyết các vấn đề nhanh, nhạy và đạt hiệu quả cao nhất.
Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La gắn liền với việc thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành giáo dục: “phát triển nhân lực ngành giáo dục để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế”. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng là “Tạo bước chuyển căn bản, thực chất trong việc trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, cơng chức, viên chức; góp phần xây dựng đội ngũ cơng chức chun nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại”.
Nhà trường ln xác định đào tạo, bồi dưỡng đóng vai trị quan trọng phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên. Qua đó xây dựng đội ngũ cơng chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc hiện đại hóa, cải cách, đổi mới đất nước, góp phần tăng cường hiệu lực, hiểu quả quản lý nhà nước.
Đào tạo, bồi dưỡng gắn với vị trí việc làm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho đội ngũ công chức, viên chức cải thiện hiệu quả làm việc tại vị trí cơng việc hiện tại, đồng thời chuẩn bị cho đội ngũ công chức, viên chức những ký năng, thái độ và kiến thức có thể đảm nhiệm tại ví trí cơng việc mới đáp ứng u cầu hiện đại hóa.
Chức năng của hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chức là hoạt động bồi dưỡng trong công vụ, phục vụ cho hoạt động thực thi nhiệm vụ, cơng vụ. Từ đó, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức mang những đặc điểm riêng, cụ thể:
Thứ nhất, việc đào tạo bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch
công chức, viên chức.
Ban Giám hiệu tập trung xây dựng kế hoạch, cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khố đào tạo nhằm đảm bảo cho cán bộ, cơng chức, viên chức đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về trình độ đào tạo, mặt khác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ quan. Kết quả nhiên, đến nay 100% cán bộ công chức, viên chức đã đạt trình độ đào tạo theo đúng tiêu chuẩn quy định (82 người có 45 thạc sỹ, 24 đại học, 01 cao đẳng, 06 trung cấp và lao động hợp đồng). Lúc này, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cần thực hiện đúng chức năng của nó, đào tạo bồi dưỡng nhằm tăng cường cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc theo vị trí việc làm. Khi nói đến vị trí việc làm tức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định, trong đó, trước hết, phải đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo. Đào tạo, bồi dưỡng công chức sẽ chú trọng tới bồi dưỡng với mục tiêu trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp để cán bộ, công chức, viên chức có thể làm tốt cơng việc ở vị trí của mình. Tuỳ theo vị trí việc làm, ngạch cơng chức của cán bộ công chức, viên chức
xác định các khoá đào tạo, bồi dưỡng mà cá nhân cán bộ cơng chức viên chức đó cần thiết phải tham gia. Việc này góp phần nâng cao hiệu quả, tiết kiệm cho ngân sách và hạn chế những rủi ro trong đào tạo công chức.
Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng phải tiến hành đồng bộ, theo kế hoạch và quy
hoạch:
Nhà trường có cơ cấu tổ chức bao gồm cơng chức, viên chức lãnh đạo quản lý (Hiệu
trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng), viên chức chuyên môn (63 người), viên chức thừa
hành (10 người), nhân viên phục vụ (03 bảo vệ, 02 nhân viên phục vụ và 01 lái xe)… với từng loại cán bộ, từng vị trí việc làm, u cầu về trình độ, kỹ năng khác nhau, do đó, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng khác nhau. Trên cơ sở kế hoạch và quy hoạch phát triển của đơn vị, công tác đào tạo bồi dưỡng mang tính chủ động, tránh hiện tượng đào tạo tràn lan, không đúng đối tượng, lãng phí ngân sách nhà nước mà khơng đạt được hiệu quả mong muốn.
Thứ ba, đào tạo bồi dưỡng toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức,
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn
Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước, Ban chấp hành Trung ương đã chỉ rõ: “Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơng chức sát với thực tế hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ q trình thực thi cơng vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thơng qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính đảm bảo tính thống nhất trong hành động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp”, “coi trọng công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ cơng chức để nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ, niềm tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức”.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, yêu cầu đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phải vừa vững vàng về chính trị, vừa giỏi chun mơn. Người cán bộ phải có đức, có tài, trong đó đức là cái gốc. Do vậy, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phải gắn
với bồi dưỡng chính trị, giúp cho cán bộ cơng chức viên chức hiểu biết về đường lối chính trị, quan điểm của Đảng, đường lối chính sách của Nhà nước.
Thứ tư, đào tạo bồi dưỡng vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của cán bộ, công chức,
viên chức.
Khác với đào tạo xã hội, kinh phí dành cho đào tạo cán bộ công chức, viên chức sẽ do cơ quan nhà nước chi trả, bản thân cá nhân khơng mất học phí. Qua việc được cử đi đào tạo bồi dưỡng, trình độ của cán bộ công chức viên chức cũng được nâng lên. Ngồi ra, đào tạo, bồi dưỡng ln gắn liền với quy hoạch và sử dụng cán bộ. Sử dụng cán bộ công chức là nội dung cơ bản của công tác tổ chức cán bộ, là kết quả của cơng tác đào tạo. Do đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ là quyền lợi của mỗi cán bộ, cơng chức viên chức.
Bên cạnh đó, đây cũng là trách nhiệm của mỗi cơng chức, viên chức. Trách nhiệm này đã được Luật hố trong Nghị định 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Cán bộ, cơng chức, viên chức phải tham gia các lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý, hàng năm bắt buộc bồi dưỡng tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành (thời gian thực hiện là 01 tuần/năm).
Trong thời gian qua, Phòng Tổ chức cán bộ là đơn vị tham mưu trực tiếp các nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức:
- Đào tạo bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chức danh, vị trí việc làm. - Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý.
- Đào tạo bồi dưỡng Lý luận chính trị.
- Đào tạo bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành gắn với nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức.
- Đào tạo bồi dưỡng nội dung khác: tin học, ngoại ngữ, đào tạo sau đại học, bồi dưỡng cơng tác đồn thể….
Bảng 2.7: Bảng thống kê số lượng cán bộ công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2015 đến năm 2018
Năm
Nội dung đào tạo Nội dung bồi dưỡng
Tiến
sĩ Thạc sỹ Đại học LLCT Ngoại ngữ Tin học NVSP Đoàn thể
Năm học 2015-2016 1 1 3 58 Năm học 2016-2017 2 1 12 4 1 Năm học 2017-2018 3 1 1 Tổng cộng 1 5 1 5 12 62 2
( Nguồn: Báo cáo Công tác đào tạo bồi dưỡng trong các năm học từ 2015 đến năm 2018 tại phòng Tổ chức cán bộ - Trường Cao đẳng Nông Lâm)
Nhận xét: Ưu điểm:
Qua bảng thống kê số lượng cán bộ công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2015 đến năm 2018 ta thấy: Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La luôn chú ý tới công tác đào tạo và bồi dưỡng người lao động. Hàng năm nhà trường đều cử cán bộ đi đào tạo thạc sĩ, đại học, lý luận chính trị và các lớp bồi dưỡng như tin học, nghiệp vụ sư phạm và đoàn thể. Từ năm 2015 đến năm 2018 nhà trường của 5 đồng chí đi học thạc sỹ, 1 đồng chí đi học đại học, 5 đồng chí đi học lý luận chính trị, 2 đồng chí đi học lớp bồi dưỡng tin học, 62 đồng chí đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và 2 đồng chí đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đoàn thể.
Ngoài việc nhà trường cử cán bộ, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường trên cả nước, nhà trường còn đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tại chỗ như:
- Đào tạo bồi dưỡng thông qua kèm cặp trong cơng việc: hình thức này giúp cán bộ cơng chức, viên chức có thể vừa học, vừa làm ngay tại vị trí cơng tác của mình, thơng qua việc kèm cặp hướng dẫn của lãnh đạo quản lý, người cố vấn hay người có kinh
nghiệm làm việc trong đơn vị. Đây là con đường tắt để đạt được trình độ cao về năng lực, kỹ năng thực hành trong lĩnh vực chuyên môn nhất định.
- Luân chuyển, thuyên chuyển, chuyển đổi vị trí trong cơng việc: đây là hình thức chuyển cán bộ cơng chức, viên chức từ công việc này sang công việc khác nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Sự tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thu được trong quá trình chuyển đổi giúp họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai.
- Tự học: hình thức tự học sẽ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Người học có thể chủ động sắp xếp thời gian và lựa chọn chương trình học phù hợp với vị trí cơng việc được giao
Mơ hình chung quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức hiện nay: Xây dựng quy trình đào tạo giúp cho việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng tiến hành hệ thống, đảm bảo hiệu quả đào tạo và tăng năng lực của từng cá nhân cán bộ, công chức, viên chức lẫn năng lực của tổ chức.
Một vấn đề quan trọng để cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng là phải đổi mới tư duy, quan điểm cũng như cách tiếp cận. Đào tạo, bồi dưỡng không thể tách rời mà phải gắn với việc sử dụng cán bộ, công chức, tức là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức theo vị trí việc làm, tránh đào tạo, bồi dưỡng sai địa chỉ, khơng đúng mục đích, đào tạo tràn lan, thiếu định hướng rõ ràng.
Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng trong cả quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Để tránh lãng phí trong đào tạo, cần tiến hành điều tra tổng thể trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là “khoảng trống” giữa cái “thực trạng” và cái “yêu cầu” đây là hoạt động phân tích, đánh giá nhằm xác định mức độ chênh lệch giữa năng lực hiện có trong thực hiện nhiệm vụ thực tế (bao gồm: trình độ chun mơn, kỹ năng, phẩm chất, thái độ) với mức năng lực cần phải có cho mỗi vị trí cơng việc. Vấn đề đặt ra cho khố đào tạo, bồi dưỡng là "lấp" được "khoảng trống", giải quyết được sự “chênh lệch” đó.
Có những chênh lệch có thể bù đắp thông qua hoạt động đào tạo bồi dưỡng và có những chênh lệch không thể bù đắp thông qua hoạt động này. Chênh lệch hay thiếu hụt có thể giải quyết thơng qua hoạt động đào tạo bồi dưỡng chính là nhu cầu, bồi dưỡng. Việc xác định chính xác được nhu cầu đào tạo là căn cứ cho việc lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng.
(1) Hàng năm xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của đơn vị báo cáo Tổng cục, Kho bạc Nhà nước.
(2) Chọn, cử công chức, viên chức đúng đối tượng tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; Hợp đồng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cơng chức, viên chức. Theo dõi, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo thực hiện thời gian bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
(3) Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thông qua năng lực thực thi công vụ của công chức, viên chức sau khi tham gia học tập.
(4) Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng (6 tháng và 01 năm); theo dõi tình hình thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm của công chức, viên chức.
(5) Các đơn vị trực thuộc được giao quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức phải có trách nhiệm phân cơng cơng tác phù hợp với trình độ chun mơn, nghiệp vụ mà cán bộ, viên chức được đào tạo; đồng thời báo cáo và đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho các bộ, viên chức.
Như vậy, với mục tiêu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải phù hợp và gắn với vị trí việc làm, do đó, việc đào tạo, cán bộ, cơng chức, viên chức, đặc biệt đối với các chương trình bồi dưỡng kỹ năng chun mơn nghiệp vụ đã được giao cho các đơn vị trực thuộc quản lý chủ động thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ.
Với chủ trương nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức đáp ứng yêu cầu cơng tác trong tình hình mới. Hai mươi năm qua nhà trường đã gặt hái được nhiều kết quả to lớn, đặc biệt là việc thực hiện thành công Dự án nâng
cấp từ Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Sơn La thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La ngày nay; để đáp ứng điều đó thì một trong những điều kiện cần và đủ là đội ngũ cán bộ, viên chức phải đạt trình độ chuẩn về chun mơn, nghiệp vụ.
Tồn tại:
- Nhà trường chưa có trình độ tiến sỹ
- Cần chú trọng tới việc bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên vì ngoại ngữ vô cùng cần thiết đối với việc giảng dạy và học tập của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.