2.4 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Nông Lâm
2.4.1 Phân tích cơng việc
* Nhận thức về phân tích cơng việc:
Cơng tác phân tích cơng việc được xem là hoạt động cơ bản nhất và là cơ sở để tiến hành các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác. Tuy nhiên Trường Cao đẳng Nơng Lâm Sơn La chưa có một hệ thống phân tích bài bản và đồng bộ. Hầu như từ cán bộ lãnh đạo tới các cán bộ giảng viên đều chưa có sự hiểu biết về phân tích cơng việc, chưa tiến hành phân tích cơng việc cho các vị trí trong nhà trường. Chính vì thế nên chưa có bản mơ tả cơng việc, u cầu cơng việc cho từng vị trí. Tồn bộ nội dung phân tích cơng việc được gói gọn trong bản Quy chế làm việc tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La.
* Các quy định chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cho cá nhân và bộ phận:
Trong bản quy chế làm việc tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La được chia làm ba phần:
- Phần 1: Nguyên tắc xây dựng quy chế làm việc dựa trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, của ngành, của Sở Lao động thương binh xã hội đảm bảo thực hiện các nội dung công việc chủ yếu và là căn cứ để đánh giá xếp loại cán bộ nhân viên trong năm học của nhà trường.
- Phần 2: Gồm các tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, công tác chuyên môn của giảng viên.
- Phần 3: Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban ,khoa chuyên môn, cá nhân trong nhà trường:
- Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường cao đẳng, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt.
+ Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, nghiên cứu khoa học: Là người trực tiêp giúp hiệu trưởng quản lý lĩnh vực đào tạo gồm kế hoạch đào tạo, chương trình, nội dung, các bậc học trong tồn trường, .....
+ Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác Đảng: Là người trực tiếp giúp hiệu trưởng quản lý lĩnh vực hoạt động Đảng…
* Các phịng khoa chun mơn:
- Có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện các công việc theo chức năng nhiệm vụ của mình.
- Xây dựng các kế hoạch chung của khoa, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của các giảng viên theo kế hoạch giảng dạy.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả giảng dạy của giảng viên theo kế hoạch của nhà trường.
- Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với giảng viên. - Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác. - Khoa chuyên môn sinh hoạt mỗi tháng 1 lần.
- Bộ phận Đào tạo: Cán bộ đào tạo tham mưu giúp hiệu trưởng Nhà trường trong việc hoạch định chiến lược phát triển, hoàn thiện cơ chế quản lý đào tạo trong trường. tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện các hoạt động đào tạo, quản lý trung tâm thông tin thư viện; quản lý hệ thống mạng-Webstie; thanh tra giáo dục; quản lý hệ thống giảng đường – thiết bị dạy học.
- Bộ phận Tổ chức cán bộ: Cán bộ tổ chức tham mưu đề xuất cho hiệu trưởng về công tác tuyển dụng quản lý cán bộ viên chức, về chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên, viên chức, lao động hợp đồng của nhà trường và cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Bộ phận tài chính kế tốn: Cán bộ tài chính kế hoạch tham mưu cho thủ trưởng đơn vị trong công tác quản lý và điều hành sử dụng kinh phí đảm bảo đúng chế độ chính sách,
pháp luật và hiệu quả, Xây dựng dự tốn, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ được giao.
- Bộ phận Công tác học sinh sinh viên: Cán bộ công tác học sinh sinh viên tham
mưu giúp việc cho Hiệu trưởng nhà trường thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: Cơng tác quản lý, giáo dục học sinh sinh viên và Công tác hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho HSSV, Công tác tuyển sinh.
- Bộ phận hành chính tổng hợp: Cán bộ hành chính tổng hợp tham mưu cho Hiệu
trưởng công tác hành chính, văn thư lưu trữ, khánh tiết quản lý CSVC, đầu tư, mua sắm, quản lý khai thác sử dụng cơ sở vật chất, công tác an ninh trật tư, công tác y tế Nhà trường.
+ Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, công văn đến, công văn đi, quản lý con dấu và đóng dấu văn bản.
+ Tổ chức hoạt động khánh tiết, lễ, tết và các hoạt động quan hệ với địa phương. Sắp xếp xây dựng lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của lãnh đạo Nhà trường theo sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu. Tổng hợp, xây dựng các báo cáo của trường. + Kết hợp với các phòng ban khác xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, phân phối sử dụng, tu bổ sắp xếp sửa chữa bảo quản tài sản, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động của nhà trường.
+ Quản lý hệ thống điện, nước, kho, hội trường, phòng họp và các hoạt động dịch vụ đời sống.
+ Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trật tự an toàn PCCC, chống bão lụt, in ấn tài liệu, điện thoại.
+ Tổ chức các dịch vụ y tế, ăn ở, môi trường, vệ sinh cảnh quan nhà trường, đảm bảo sức khỏe phục vụ tốt đời sống vật chấ tinh thần cán bộ viên chức và người học.
+ Điều động phương tiện đi lại, cung cấp xăng dầu, bố trí lái xe, bảo quản tu sửa phương tiện đảm bảo an toàn cho con người và phương tiện.
+ Làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng.
- Bộ phận Thanh tra – Khảo thí & ĐBCLGD: Cán bộ phịng thanh tra – khảo thí & ĐBCLGD tham mưu, tư vấn và đề xuất với Hiệu trưởng các giải pháp về cơng tác thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng; Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng theo chức năng được phân công.
- Tổ trưởng chuyên môn là người quản lý cấp cơ sở và là người tổng hòa các giảng viên. Tiêu chuẩn lựa chọn tổ chun mơn:
+ Vững vàng về tư tưởng chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, là tấm gương sáng cho các giảng viên và học sinh noi theo.
+ Đạt trình độ chuẩn về chun mơn, có năng lực giảng dạy từ khá trở lên, có kinh nghiệm sư phạm.
+ Có uy tín đối với đồng nghiệp, năng lực quản lý, có tính ngun tắc trong hoàn thành kế hoạch của tổ.
+ Đồn kết nội bộ.
+ Có sức khỏe tốt để hồn thành cơng việc.
- Giảng viên giảng dạy là người trực tiếp truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Những yêu cầu cơ bản của người giảng viên là:
+ Có phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tốt, sức khỏe tốt và lý lịch rõ ràng.
+ Đạt trình độ chuẩn về chun mơn, nghiệp vụ. Tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học và phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
+ Gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm, tâm huyết với nghề nghiệp.
+ Có điều kiện thuận lợi và sức khỏe tốt để đảm đương công việc.
- Giảng viên chủ nhiệm là người xây dựng một tập thể tốt góp phần xây dựng một tập thể nhà trường. Những yêu cầu cơ bản của người giáo viên chủ nhiệm là:
+ Có phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tốt. + Đạt trình độ chuẩn về chun mơn, nghiệp vụ.
+ Có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kỹ năng sư phạm.
+ Biết xây dựng kế hoạch hoạt động tồn diện của lớp, có khả năng bồi dưỡng đội ngũ tự quản cho sinh viên.
+ Có khả năng truyền đạt thơng tin từ nhà trường đến với sinh viên. Có khả năng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục.
+ Có khả năng đánh giá, nhận định kết quả rèn luyện của học sinh và các phong trào hoạt động của lớp.
+ Nắm được đặc điểm, nguyện vọng của sinh viên.
+ Gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm, tâm huyết với nghề nghiệp.
+ Có điều kiện thuận lợi và sức khỏe tốt để đảm đương công việc.