Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nông lâm sơn la (Trang 95 - 100)

- Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Tỉnh Sơn La:

+ Tập trung đầu tư có trọng điểm đối với các trường có khả năng và tiềm lực tại địa phương. Quy hoạch mạng lưới các trường, các cơ sở đào tạo theo hướng tinh gọn, hợp lý theo từng khu vực tránh trường hợp cùng một cấp, một ngành nghề đào tạo lại giao chỉ tiêu cho nhiều trường, nhiều cơ sở trên một địa bàn hẹp.

+ Hoàn thiện và sớm ban hành các văn bản, quy định, quy chế mang tính chất pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành về chính sách, chế độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và tạo cơ hội học tập tốt hơn cho người học.

- Kiến nghị với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tỉnh Sơn La:

+ Thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính cùng với giao quyền tự chủ về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên. Sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách hiện có đầu tư cho khối đào tạo.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La. Tập trung đầu tư thêm các thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu, thí nghiệm khoa học công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy của đội ngũ giảng viên trong nhà trường.

+ Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng giảng viên đảm bảo yêu cầu phát triển qui mô đào tạo của trường theo hướng tăng cường xã hội hoá đào tạo.

- Đề xuất với Trường Cao đẳng Nông lâm Sơn La: Lãnh đạo nhà trường cần thường xuyên yêu cầu các phòng, ban chức năng nghiên cứu, hoàn chỉnh, cụ thể hóa các quy chế quản lý giảng viên, không ngừng mở rộng liên kết giao lưu về học thuật, chuyên môn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp. Nhà trường có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sao cho phù hợp, xây dựng tiêu chí ưu tiên, trọng điểm, trọng yếu đối với các vị trí việc làm, trên cơ sở đó lựa chọn những cá nhân để cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Bố trí vị trí việc làm phù hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sở trưởng công tác của cá nhân sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Đẩy mạnh đào tạo trình độ lý luận chính trị và Kỹ năng nghề cho các đồng chí cán bộ, viên chức quản lý và các nhà giáo, kể cả đối với cán bộ đã được quy hoạch;

- Đề xuất với toàn thể cán bộ, giảng viên: Cần nhận thức đúng và đủ về vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình, chủ động phấn đấu và rẻn luyện không ngừng để thích nghi với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường giao cho.

Kết luận chương 3

Đất nước ta đang trên đà đổi mới, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, từng bước hội nhập vào thị trường quốc tế. Điều này đặt ra

yêu cầu nguồn nhân lực cho xã hội ngày càng có trình độ chuyên môn cao, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. Giáo dục đại học, cao đẳng là lĩnh vực gánh vác trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội, điều này đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực của giáo dục đại học, cao đẳng nói chung và đội ngũ cán bộ giáo dục nói riêng phải không ngừng được phát triển.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La trong thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực nhưng nhà trường vẫn không tránh khỏi những vướng mắc và bất cập. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của nhà trường tác giả luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm định hướng tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực của nhà trường.

Các giải pháp pháp trên được xây dựng trên cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao trong trường đại học nói chung và những đặc trưng của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La nói riêng. Để hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La đạt được như mong muốn phải thực hiện đồng bộ các biện pháp. Ở từng thời điểm cụ thể, cần linh hoạt để vận dụng từng biện pháp một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu khẩn trương, nghiêm túc, đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành và đạt được một số kết quả sau:

Chương 1: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản trị nguồn nhân lực. Những vấn đề về cơ sở lý luận này được sử dụng làm căn cứ phân tích những chương sau.

Chương 2: Thông qua các số liệu thống kê, khảo sát, thu thập tài liệu tại phòng tổ chức cán bộ, phòng đào tạo và nghiên cứu khoa khoa học, phòng thanh tra – khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La, luận văn đã mô tả, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức, giảng viên trong nhà trường. Đồng thời luận văn cũng nêu ra những thành tựu, hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ viên chức, những nguyên nhân cần khắc phục để không ngừng phát triển đội ngũ này, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.

Chương 3: Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng về đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên cũng như công tác phát triển đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên hiện nay của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La, luận văn đã đề xuất một số giải pháp được chia thành hai nhóm giải pháp chính: nâng cao công tác đánh giá đội ngũ cán bộ giảng dạy và nâng cao công tác phát triển giảng viên về số lượng và chất lượng. Các giải pháp này có tính khả thi vì được đưa trên cơ sở phân tích những đặc điểm của nhà trường ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực.

Luận văn được thực hiện với sự cố gắng và mong muốn góp phần vào việc nâng cao công tác phát triển đội ngũ cán bộ giáo dục nói riêng và nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La nói chung. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý bổ sung từ các thầy cô, lãnh đạo nhà trường để luận văn được hoàn chỉnh hơn, có thể áp dụng trong thực tế và góp một phần nhỏ thiết thực cho sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn sắp tới.

Hưng, sự giúp đỡ của các Thầy, cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý-Trường Đại học Thủy Lợi, các phòng ban chức năng, bạn bè, đồng nghiệp của Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] WB.World Development Indicators. - London: Oxford, 2000. [2] Trần Kim Dung, Giáo trình quản trị nhân sự.

[3] Bùi Hoàng Lợi, Giáo trình quản trị nguồn nhân lực.

[4] Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự,Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, 2008. [5] Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực".

[6] Nguyễn Hữu Tình, Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề số 8; Luận văn thạc sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nông lâm sơn la (Trang 95 - 100)