PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
5. Nội dung nghiên cứu
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng
2.3.1. Nhân tố khách quan
2.3.1.1. Các chính sách của Ngân hàng nhà nước
Các chính sách của NHNN quy định đối với quỹ tín dụng nhân dân có mục đích đảm bảo sự hoạt động lành mạnh và an toàn của tổ chức. Tuy nhiên, những quy định này cũng có ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Các
chính sách của NHNN đối với tổ chức này bao gồm: Tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, giới hạn cho vay.
a. Quy định về giới hạn cho vay
Giới hạn cho vay của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 8 Thông tư số 32/2015/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:
1. Quỹ tín dụng nhân dân khơng được cho vay khơng có bảo đảm, cho vay với điều kiện ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại quy định nội bộ về hoạt động cho vay, quản lý tiền vay) cho những đối tượng sau đây: a)Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế tốn trưởng của quỹ tín dụng nhân dân; b) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán và thanh tra viên đang thanh tra tại quỹ tín dụng nhân dân; c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại điểm a khoản này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; d) Người thẩm định, xét duyệt cho vay của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Đối với các khoản cho vay các đối tượng trên, quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo các yêu cầu: a) Tổng mức dư nợ cho vay không được vượt q 5% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân; b) Việc cho vay phải được Hội đồng quản trị thơng qua và phải cơng khai trong quỹ tín dụng nhân dân.
3. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại quỹ tín dụng nhân dân tại mọi thời điểm. Thời hạn cho vay đối với thành viên là pháp nhân không được vượt quá thời hạn còn lại của số tiền gửi và khoản vay phải được đảm bảo bằng chính số tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân của pháp nhân.
4. Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 5% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân.
5. Tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng và người có liên quan khơng được vượt q 25% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng khơng được vượt quá 15%.
Bảng 9: Quy mô cho vay của QTDND Chợ Gạo giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 Tổng vốn tự có của Quỹ tín dụng triệu đồng 1.684 2.112 2.259 Tổng số khách hàng khách hàng 379 389 410 - Số khách hàng có dư nợ >25% VTC khách hàng 0 0 0 - Số khách hàng có dư nợ >15% VTC khách hàng 0 0 0 Mức vốn vay bình quân 1 khách hàng triệu đồng/khách hàng 53 59 61
Nguồn: Bảng cân đối kế tốn kết thúc cho năm tài chính
Vốn tự có (VTC) của QTDND gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 chủ yếu gồm Vốn điều lệ, các quỹ, lợi nhuận khơng chia và dự phịng chung.
Nhìn vào Bảng 9 ta thấy: Vốn tự có của QTDND Chợ Gạo tăng trưởng chậm, nguyên nhân là Quỹ tín dụng có quy mơ nhỏ, lợi nhuận sau thuế thấp nên trích phân phối lợi nhuận sau thuế vào các quỹ dự trữ bổ sung VĐL, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phịng tài chính rất ít. Vì vậy, VĐL của QTDND Chợ Gạo cịn tăng trưởng chậm vẫn còn dưới 1.000 triệu đồng.
Trong giai đoạn năm 2015-2017, QTDND Chợ Gạo chấp hành tốt việc thực hiện Quyết định số 1328/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005 của Ngân hàng Nhà nước Quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của QTDND và hiện nay thay thế bằng Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn cho vay, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động; QTDND Chợ Gạo khơng có cho vay vượt q 15% vốn tự có đối với một khách hàng, điều này dẫn đến tình trạng QTDND khơng thể đáp ứng được nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh
Nguồn vốn huy động có thời gian dài dư thừa lại bị ràng buộc và giới hạn các tỷ lệ an toàn do Nhà nước quy định. Vốn huy động thừa chưa được sử dụng được gửi tại NHHTX hoặc các TCTD khác để hưởng lãi nhưng mức lãi suất này rất thấp so với LSCV của QTD, đồng thời LSHĐ giảm nên QTD còn phải bù đắp vào để trả đối với các kỳ hạn tiền gửi huy động dài hạn với lãi suất cao đã huy động trước đó nên nguồn thu nhập của QTD khơng cao.
Và một khó khăn lớn nhất đó là sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM và các Cơng ty tài chính trên địa bàn, các áp lực cạnh tranh từ các NHTM ngày càng gia tăng với xu hướng mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng như áp dụng công nghệ mới vào việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng là yếu tố gây khó khăn cho hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
Các quy định pháp luật do NHNN ban hành có xu hướng “xiết chặt” hoạt động của QTDND như NHTM trong điều kiện quy mô, địa bàn hoạt động của QTDND không tương xứng, dẫn đến nguy cơ không phát triển được trong dài hạn.
Theo khuôn khổ pháp lý hiện hành thì QTDND cơ sở là một TCTD và nội dung QLNN đối với QTDND cơ sở phải được thực hiện như một TCTD. Tuy nhiên thực tế cho thấy QTDND có những nét rất đặc thù quy mô nhỏ, từng Quỹ độc lập khơng có hệ thống mạng lưới như các TCTD khác (QTDND cơ sở khơng có hệ thống mà chỉ liên kết mang tính hệ thống).
b. Chính sách lãi suất
Lợi nhuận của Quỹ tín dụng phụ thuộc các chính sách của Ngân hàng Nhà nước như các chính sách về lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Ngoài ra tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên số vốn huy động, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên số dư nợ cho vay cũng ảnh hưởng đến số vốn sử dụng kinh doanh của Quỹ tín dụng. Ta đi nghiên cứu các tác động của từng chính sách đến hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng:
Dưới tác động của chính sách lãi suất như nêu trên, huy động vốn giảm dần do lãi suất huy động khơng cịn cao như trước, xu hướng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn hạn, việc cho vay của Quỹ tín dụng cũng bị ảnh hưởng do nguồn vốn huy động ngắn hạn cao không ổn định.
Bảng 10: Biểu lãi suất tiền gửi của QTDND Chợ Gạo năm 2017
Kỳ hạn Lãi %/năm Lãi %/tháng
Không kỳ hạn 3,00% 0,25%
03 tháng 8,50% 0,692%
06 tháng 8,50% 0,692%
12 tháng 8,50% 0,692%
13 tháng 8,50% 0,692%
Nguồn: Thông báo lãi suất của QTDND Chợ Gạo
* Lãi suất cho vay
- Vay ngắn hạn nông nghiệp PTNT: 13,00%/năm (1,083%/tháng) - Vay thỏa thuận: 15,5%/năm (1,29%/tháng)
- Vay trung hạn: 15,5%/năm (1,29%/tháng)
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng: “Điều hành chủ động và linh hoạt các cơng cụ chính
sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an tồn thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đơla hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đơi với kiểm sốt chất lượng tín dụng”
Từ năm 2011 đến nay NHNN Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực PTNNNT theo Nghị định số 41/NĐ-CP của Chính phủ. Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thực hiện theo Nghị định 41 của Chính phủ cho vay hỗ trợ PTNNNT, Giám đốc NHNN tỉnh đã yêu cầu các QTDND thực hiện giảm lãi suất cho vay một cách quyết liệt nhất để chung tay góp phần chia sẻ những khó khăn của người dân, giúp cho họ có điều kiện để chăm lo sản xuất ổn định đời sống. Tình hình cơ cấu dư nợ theo lãi suất của các QTDND từ năm 2015 - 2017 như sau:
Bảng 11: Cơ cấu dư nợ theo lãi suất của các QTDND từ năm 2015 - 2017 Năm
Tỷ lệ lãi suất (%/năm)
< 9 9-11 11-13 >13
Năm 2015 21,77 14,98 51,64 11,61
Năm 2016 31,59 19,81 45,99 2,61
Năm 2017 36,83 47,02 14,73 1,42
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động QTDND 2015-2017 của NHNN TG
Từ Bảng 11 trên cho thấy, cơ cấu dư nợ đối với các khoản vay có lãi suất trên 13% liên tục giảm qua các năm từ 11,61% năm 2015 đến năm 2016 là 2,61% và năm 2017 chỉ còn 1,42% trên tổng dư nợ. Mặt bằng lãi suất cho vay nền kinh tế cũng được điều chỉnh giảm theo chủ trương điều hành của NHNN Việt Nam nên NHNN tỉnh đã thường xuyên kêu gọi các QTDND giảm lãi suất cho vay. Đến nay,
cơ cấu dư nợ theo lãi suất cho vay đã có những chuyển biến rất tích cực, dư nợ có
lãi suất cho vay cao đã giảm mạnh và dư nợ có lãi suất thấp tăng nhanh. Do mặt
bằng lãi suất huy động đang ở mức thấp nên các QTDND cũng tiến hành giảm lãi suất cho vay đối với thành viên. Phần lớn dư nợ tại các QTDND áp dụng mức lãi suất dưới 13%, mức lãi suất trên 13% đang có xu hướng giảm. Đến cuối năm 2015
dư nợ có lãi suất dưới 10% chiếm 36,83% tổng dư nợ (275.272 triệu đồng), dư nợ có lãi suất từ 8% trở xuống chiếm 23,80% tổng dư nợ (213.263 triệu đồng). Mặc dù phải đối mặt với điều kiện kinh doanh khó khăn trong năm nhưng các QTDND đã nỗ lực giảm lãi suất cho vay cùng chia sẻ khó khăn cùng với thành viên. Hệ thống QTDND đã ngày càng khẳng định vai trò tương trợ của mình trên địa bàn nơng thơn, khơng vì mục tiêu lợi nhuận lấy lợi ích của thành viên là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Quỹ tín dụng.
Lãi suất huy động giảm, làm giảm hấp dẫn đối với người gửi tiền, đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng giảm theo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do lãi suất huy động ngoại tệ cũng được áp trần và giảm theo và thấp hơn lãi suất VNĐ, nên vẫn hấp dẫn người dân gửi tiết kiệm bằng VNĐ.
Tuy nhiên khi lãi suất thay đổi theo hướng có lợi hoặc khơng thay đổi, thu nhập của Quỹ tín dụng sẽ gia tăng. Lãi suất từ năm 2015 đến năm 2017 giảm, khơng gây bất lợi cho Quỹ tín dụng. Năm 2017 tỷ lệ này cao nhất trong khi lãi suất thấp dần, Quỹ tín dụng sẽ bớt thiệt hại hơn năm 2016.
c. Quy định về Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn
Điều 7 của Thông tư số 32/2015/TT-NHNN quy định: Quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa là 30%. Mục đích của quy định này nhằm hạn chế tình trạng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn.
Xem xét cụ thể thực trạng của QTDND Chợ Gạo, số liệu của Bàng 12 cho thấy:
Bảng 12: Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn của QTDND Chợ Gạo giai đoạn 2015-2017
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
I Huy động vốn 20.662 100 25.840 100 26.383 100 1 Ngắn hạn 6.572 32 9.624 63 12.106 54 2 Dài hạn 14.090 68 16.216 37 14.277 46 II Dư nợ 19.059 100 22.547 100 26.089 100 1 Ngắn hạn 2.394 13 4.251 19 7.502 29 2 Trung hạn, dài hạn 16.665 87 18.296 81 18.587 71 III Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn 39,18 21,61 35,60 _ IV Tỷ lệ tài sản nhạy cảm/nguồn vốn nhạy cảm 36 44 62 _
Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh
Nhìn vào Bảng 12 ta thấy: QTDND Chợ Gạo huy động vốn các năm 2015- 2017 vẫn tăng đều. Huy động ngắn hạn chiếm 54% tổng vốn huy động của QTD.
Huy động dài hạn chiếm 46%, dư nợ dài hạn chiếm 71% tổng dư nợ cho vay của QTD, cho thấy nguồn vốn dài hạn chưa tương xứng với dư nợ dài hạn. Tính được tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn, cụ thể năm 2015 là 39,18%, năm 2016 giảm còn 21,61% và năm 2017 tăng lên 35,60%. Theo Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN Việt Nam quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với QTDND, QTDND phải duy trì tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa là 30%. Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2017 tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn của QTDND Chợ Gạo ở mức cho phép, cho thấy khó khăn trong huy động vốn khiến cho QTDND Chợ Gạo sử dụng nguồn ngắn hạn cho vay dài hạn, mang nhiều tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.
Tỷ lệ tài sản nhạy cảm/nguồn vốn nhạy cảm: năm 2015 tỷ lệ là 36%, năm 2016 là 44% và năm 2017 là 62%. Tỷ lệ này phản ánh rủi ro lãi suất khi lãi suất thay đổi theo hướng bất lợi cho QTD. Tuy nhiên khi lãi suất thay đổi theo hướng có lợi hoặc khơng thay đổi, thu nhập của QTD sẽ gia tăng. Lãi suất từ năm 2015 đến năm 2017 giảm, không gây bất lợi cho QTD. Năm 2017 tỷ lệ này cao nhất.
2.3.1.2. Cạnh tranh trên địa bàn
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tính đến ngày 31/12/2017 có 52 TCTD và 16 Quỹ tín dụng cơ sở đang hoạt động. Riêng trên địa bàn huyện Chợ Gạo (gồm 18 xã- thị trấn) có 03 Quỹ tín dụng: QTDND Bình Phục Nhứt, QTDND Đăng Hưng Phước và QTDND Chợ Gạo. Trong năm 2015 ngay khi có Thơng tư 04/2015/TT-NHNN quy định hoạt động nên QTDND Chợ Gạo chỉ được phép hoạt động trên địa bàn thị trấn và 04 xã lân cận: xã Bình Phan, xã An Thạnh Thủy, xã Hịa Định và xã Long Bình Điền. Tại địa bàn thị trấn Chợ Gạo có nhiều NHTM, các TCTD này đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế địa phương giúp cho người dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ TCTD. Điều này cho thấy tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn khá cao. Điều này đã làm cho việc huy động vốn và cho vay của QTDND Chợ Gạo trở nên khó khăn hơn do thị phần bị chia sẻ bởi các Ngân hàng khác.
Bảng 13: Thị phần của QTDND Chợ Gạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
1. Huy động TK
- Tổng huy động TK trên địa bàn Tỷ đ 608,046 699,125 803,276